Tâm tình người nổi tiếng, kỳ 18:

Trần Ly Ly: 'Nghệ thuật múa có sự thú vị riêng của nó'

28/11/2012 10:56
Quốc Khánh
(GDVN) - Biên đạo múa Trần Ly Ly ngày càng trở nên quen thuộc với công chúng không chỉ bằng tài năng mà bằng cả sự thân thiện, gần gũi và rất "đời" của mình. (Đây là bài thứ 18 trong chuyên mục độc quyền Tâm tình người nổi tiếng của Báo Giáo dục Việt Nam)
- Năm 2012 chị đoạt 5 huy chương vàng trong vai trò biên đạo múa cho một số đoàn nghệ thuật. Có vẻ như những huy chương vàng đến với chị rất dễ dàng? Không dễ dàng chút nào đâu bạn. Tôi không phải là người có duyên với những cuộc thi cử. Đó là kết quả của cả một quá trình lâu dài. Hơn nữa, đó còn là một cái duyên, sự may mắn nữa. Năm 2009, tôi biên đạo cho đoàn ca múa tỉnh Đắk Lắc và giành huy chương vàng. Đến năm 2012, tôi biên đạo cho 5 đoàn thì 4 đoàn đoạt huy chương vàng. Có lẽ cái duyên của mình đã đến (cười)- Trong năm tác phẩm đoạt giải: Thiền, Hóa vàng, Bùn và sen…đều đề cập đến những vấn đề tâm linh. Phải chăng chị rất quan tâm đến lĩnh vực này?
Tôi thích những vấn đề liên quan đến tâm linh, đến triết lý sống được ẩn sâu trong tác phẩm. Chẳng hạn như tiết mục bùn và sen, tôi thấy một triết lý sống khá rõ ràng trong đó. Chính vị tanh của bùn đã tạo nên hương sen thơm ngát nhưng khi bông sen rơi xuống lại trở thành bùn để chuẩn bị cho một bông sen khác tỏa hương. Không có bùn tanh thì cũng không có hương sen. Hương sen và mùi bùn quện vào nhau, yêu thương nhau để tạo nên hương thơm cho đất trời.
Trần Ly Ly đắt khắt trên cương vị giám khảo 1 số cuộc thi.
Trần Ly Ly đắt khắt trên cương vị giám khảo 1 số cuộc thi.
- Trong năm tác phẩm được giải đó, chị ấn tượng nhất với tác phẩm nào nhất? Mỗi một tác phẩm có một cái hay riêng. Nhưng tôi thích nhất là hai tiết mục Thiền và Hóa vàng
- Một số chương trình có chất lượng nghệ thuật cao nhưng lại ít được sự chú ý của dư luận. Chị có thấy buồn vì điều đó?
Tôi không cảm thấy buồn vì điều đó. Bởi nhu cầu thưởng thức của chúng ta thường chia làm hai loại là xem để giải trí và xem để tưởng tượng, để chiêm nghiệm và suy nghĩ. Những loại sân khấu đó thường kén người xem. Tôi rất mong muốn những loại hình sân khấu này ngày càng đến gần hơn với công chúng.- Những chương trình như Bước nhảy hoàn vũ, Thử thách cùng bước nhảy… có tác dụng như thế nào trong việc đưa nghệ thuật múa đến gần hơn với công chúng? Chương trình như Bước nhảy hoàn vũ có đóng góp khá lớn làm cho mọi người thích nhảy múa hơn, đến gần hơn với nghệ thuật múa. Nó thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người. Họ xem để thấy những cố gắng của các nghệ sỹ nổi tiếng qua từng đêm diễn. Như vậy, việc khiêu vũ trở thành một hoạt động bình thường. Từ xem, họ có thể có nhu cầu thử khả năng của mình. Cứ như vậy, khiêu vũ nói riêng và nghệ thuật múa nói chung sẽ trở nên gần gũi hơn với công chúng. Còn Thử thách cùng bước nhảy là một sân chơi của các nghệ sỹ múa. Nói cách khác, các bạn ấy đã chọn nghệ thuật múa là sự nghiệp của họ và họ đang cố gắng để hoàn thiện mình hơn trên con đường ấy. Để thử thách chính khả năng của mình. Tất nhiên không cái gì có thể toàn vẹn được nhưng mặt tốt sẽ nhiều hơn, nó có thể đóng góp nhiều cho xã hội, nhất là nghệ thuật múa.
- Tuy nhiên, ngôn ngữ hình thể không phải ai cũng có thể cảm nhận và hiểu được. Vì vậy, liệu có quá lạc quan khi cho rằng các chương trình đó có thể giúp nghệ thuật múa đến gần với công chúng?
Nghệ thuật múa có sự thú vị của nó. Bản thân những người biên đạo đôi khi cũng không thể hiểu hết được ý nghĩa của những tác phẩm múa. Tuy nhiên, ai cũng có thể cảm nhận được sự thú vị trong tiết tấu, giai điệu hay từng động tác. Không phải bài múa nào cũng có ý nghĩa mà nó là sự hấp dẫn về cách sắp xếp, nó hấp dẫn về tính đột biến. Cám ơn chị rất nhiều!


Quốc Khánh