Lưỡi dài trước tuổi

06/05/2011 14:55
Ba mẹ đang bàn chuyện mua bán đất với đối tác thoả thuận giá 12 triệu đồng/m2 thì đột nhiên thằng bé bảy tuổi lên tiếng: “Hôm qua con nghe mẹ nói là 10 triệu"

Ba mẹ đang bàn chuyện mua bán đất với đối tác, hai bên cơ bản thoả thuận xong giá 12 triệu đồng mỗi mét vuông thì đột nhiên thằng bé bảy tuổi bên trong ló đầu ra lên tiếng: “Hôm qua con nghe mẹ nói với cha là bán cho chú kia 10 triệu mà, sao hôm nay mẹ nói 12 triệu?” Tất nhiên là vụ mua bán bất thành vì đối tác một đi không trở lại!

{iarelatednews articleid='862,1638,676'}

Một số phụ huynh thường phàn nàn con cái mình, nhất là lứa tuổi sáu đến 12, 13 hay “lẻo mép”, “chầu rìa” chuyện người lớn. Không ít phụ huynh phải xấu hổ với khách khi trẻ cứ hồn nhiên xen vào chuyện của người lớn, nhưng họ không biết phải giải quyết cách nào.

Tạo thói quen – gặt tính cách

Theo các chuyên gia tâm lý, nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng con trẻ lẻo mép chính là do người lớn quá chiều chuộng. Vì nhiều lý do, ngay từ nhỏ người lớn thường cho con cùng đi khi giải quyết công việc, thậm chí hàng ngày còn cho con đến công sở. Từ việc được chiều chuộng, trẻ bắt đầu tập nhiễm và thay vì chọn đi chơi thì trẻ lại thích đi cùng cha mẹ để bàn chuyện “đại sự”.

Lẻo mép là một hành vi ngôn ngữ nhưng có thể chuyển thành tính cách sau này nếu không có sự uốn nắn, điều chỉnh kịp thời. Ngôn ngữ là vỏ bọc của tư duy, từ nhận thức đến ngôn ngữ, hành vi và biến thành thói quen rồi in đậm trong tính cách con người.

Người lớn không hiểu rằng, trong quá trình quan sát, tò mò, chú ý và tiếp thu hàng ngày, ở trẻ sẽ hình thành những thói quen và cách ứng xử theo “kiểu người lớn”. Nếu thói quen này thường xuyên diễn ra mà không được khắc phục, uốn nắn thì trẻ sẵn sàng tham gia mọi chuyện. Ngoài ra, một số ít phụ huynh còn cho rằng, trẻ mà biết nhiều thứ thì sau này sẽ trưởng thành nhanh hơn, thậm chí có người còn coi đó là một cách để con dần dần làm quen với việc “nối nghiệp” cha mẹ sau này! Đến khi hậu quả xảy ra, họ mới thừa nhận cách giáo dục của mình là hết thuốc chữa.

Dưới góc nhìn tâm lý, trẻ lẻo mép là một biểu hiện “lão hoá tâm hồn”. Lẽ ra ở lứa tuổi còn non nớt trẻ cần được tiếp thu những gì thanh khiết nhất, thì thay vào đó lại là những nếp nghĩ già nua và kéo theo hàng loạt cách ứng xử “già trước tuổi”. Ở tuổi này, những thói quen tò mò, bắt chước hình thành một cách nhanh chóng, chúng có thể chuyển hoá vào bản thân trẻ như là phẩm chất tâm lý. Nếu cha mẹ tiếp tay thì trẻ càng dễ tập nhiễm những gì mà chúng quan sát và cảm nghiệm được từ thế giới bên ngoài.

“Lẻo mép” là một hành vi ngôn ngữ nhưng có thể chuyển thành tính cách sau này nếu không có sự uốn nắn, điều chỉnh kịp thời. Ngôn ngữ là vỏ bọc của tư duy, từ nhận thức đến ngôn ngữ, hành vi và biến thành thói quen rồi in đậm trong tính cách con người.

Phải thật cẩn thẩn khi để trẻ hóng chuyện

Phải thật cẩn thận khi để trẻ hóng chuyện

Trẻ hoá những ông cụ non

Dạy cho trẻ không lẻo mép là một quá trình, đó cũng là bài học lễ phép trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Mỗi phụ huynh nên hiểu rằng phòng luôn tốt hơn chống. Cha mẹ cần có những quy định rõ ràng, cụ thể với trẻ, không cho chúng có điều kiện tiếp xúc với công việc của người lớn, đồng thời người lớn nên chọn những địa điểm phù hợp để giải quyết công việc, tránh nơi có mặt con. Cũng cần dạy con những bài học lễ phép, biết tôn trọng người lớn. Chú ý đến sự phát triển tâm lý của con trẻ mà có biện pháp phù hợp. Đặc biệt, với giai đoạn vị thành niên, trẻ hay tò mò, chú ý, muốn khám phá thế giới xung quanh… thì người lớn cần có sự can thiệp nhẹ nhàng khi con phạm lỗi. Cùng với việc phân tích cho con hiểu, đồng thời cần tạo điều kiện hình thành ở con những thói quen mới, tính cách mới mang tính tích cực. Mỗi gia đình nên tạo cho trẻ một không gian tâm lý thật thoải mái, hướng cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, học tập để khơi dậy niềm hứng thú.

Khi con có biểu hiện hay lẻo mép, thích hóng chuyện, người lớn nên phân tích để trẻ nhận ra thói quen không tốt này. Cần thiết có thể phê bình, nhắc nhở con trẻ. Người lớn phải là tấm gương để con trẻ học tập qua mọi cử chỉ, hành vi, tránh hiện tượng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Có hình thành thói quen tốt, chúng ta mới gặt hái được tính cách tốt ở con trẻ.

Nguyễn Văn Công (giảng viên tâm lý)

Theo SGTT