Tờ Business Insider hôm 30/4 đã đăng tải những bức ảnh ấn tượng nhất về Chiến tranh Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Việt Nam thống nhất đất nước.
Những bức ảnh này được chọn lọc từ hàng ngàn bức ảnh nổi tiếng và đạt được những giải thưởng quốc tế uy tín về đề tài Chiến tranh Việt Nam năm xưa.
Cảnh Nguyễn Ngọc Loan, Giám đốc lực lượng Cảnh sát quốc gia của chính quyền Sài Gòn, bắn vào đầu anh Nguyễn Văn Lém (hay còn được gọi là Bảy Lốp) vì tình nghi là quân cách mạng trên đường phố Sài Gòn ngày 1 tháng 2 năm 1968. Bức ảnh, đoạt giải thưởng Pulitzer của nhiếp ảnh gia Eddie Adams, cho thấy sự tàn bạo đầy ám ảnh của tội ác chiến tranh. |
Bức ảnh "Em bé Napal" được chụp tại làng Trảng Bàng, Tây Ninh ngày 8/6/1972 của nhiếp ảnh gia Nick Út. Bức ảnh này đã đem lại cho tác giả giải thưởng Pulitzer. Đây được đánh giá là một bức ảnh mang tính biểu tượng nhất về cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ tại Việt Nam. |
Lính dù Mỹ chuẩn bị khởi động một cuộc càn quét bố ráp bằng không quân - lục quân lớn nhất trong Chiến tranh Việt Nam. Ảnh chụp ngày 23/2/1967. |
Các nữ dân quân Việt Nam tải đạn trên đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại năm 1972 trong nỗ lực hỗ trợ cho cuộc kháng chiến ở miền Nam. |
Phần lớn cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam diễn ra trong các khu rừng nhiệt đới. Ảnh lính Mỹ ẩn nấp xung quanh tiền đồn trong khu rằng cách Sài Gòn 20 dặm về phía Bắc vào ngày 15/2/1965 để có thể bắn tỉa lực lượng Việt Minh. |
Lính Mỹ di chuyển qua tán cây và rạch. |
Lính Mỹ ra hiệu cho trực thăng cứu thương để di chuyển các binh sĩ bị thương là kết quả của một cuộc tuần tra kéo dài 5 ngày gần Huế vào tháng 4/1968. |
Thi thể một lính dù Mỹ thiệt mạng trong cuộc đụng độ tại khu rừng nhiệt đới gần Campuchia thuộc chiến khu C đang được đưa lên trực thăng di tản ngày 14/5/1966. |
Kẻ xuất hiện trong bức ảnh của nhiếp ảnh gia chiến tranh Philip Jones Griffiths đã bắn chết hai phụ nữ hoạt động cách mạng sau đó được đặt biệt danh là "The Little Tiger." |
Người dân, gồm cả trẻ em, phải chứng kiến hình ảnh đầy bạo lực về thi thể của các chiến sĩ cách mạng bị sát hại dã man bỏ lại trên lề đường. |
Một người lính dùng khăn che ngăn mùi tử thi xông lên từ các thi thể những người lính Việt Nam và Mỹ thiệt mạng trong cuộc đụng độ gần Sài Gòn. Ảnh của phóng viên ảnh nổi tiếng người Đức Horst Faas. |
Vào tháng 1/1968, quân đội nhân dân Việt Nam khởi động chiến dịch tấn công lực lượng Mỹ tại Khe Sanh. Cuộc bao vây kéo dài 77 ngày và là một trong những trận chiến dài nhất và khủng khiếp nhất trong cuộc chiến. |
Máy bay trực thăng của quân đội Mỹ bắn vào lùm cây để yểm trợ cho quân đội miền Nam Việt Nam tấn công một cứ điểm của lực lượng cách mạng gần biên giới Campuchia. |
Một tù binh chiến tranh Mỹ, Trung tá Robert L. Stirm, được gia đình chào đón sau khi trở về nhà từ cuộc chiến tranh Việt Nam, ngày 17/3/1973. |
Dinh Độc lập ngày giải phóng và nay. |
Nguyễn Hường