Nam Phi: 3000 người biểu tình đụng độ với cảnh sát, 10 người chết

16/08/2012 06:30
Nguyễn Hường (nguồn RT)
(GDVN) - Ít nhất 10 người đã thiệt mạng trong ngày thứ 5 diễn ra cuộc đụng độ bạo lực tại một mỏ bạch kim ở Rustenburg, Nam Phi. 
Ít nhất 10 người đã thiệt mạng trong ngày thứ 5 diễn ra cuộc đụng độ bạo lực tại một mỏ bạch kim ở Rustenburg, Nam Phi. Cảnh sát đã nổ súng vào đám đông hàng ngàn người biểu tình và tuyên bố đó là một hành động tự vệ. 
Công nhân mỏ khai thác bạch kim biểu tình bên ngoài khu mỏ Marikana hôm 14/8.
Công nhân mỏ khai thác bạch kim biểu tình bên ngoài khu mỏ Marikana hôm 14/8.

Theo RT, cảnh sát Nam Phi đã tăng cường đáng kể sự hiện diện tại mỏ khai thác bạch kim Marikana nằm cách thủ đô Johannesburg khoảng 100km, nơi hàng ngàn công nhân bất mãn về tiền lương đang tập trung tại đây với ống nước, gậy gộc và dao phay trên tay. Máy bay trực thăng quân sự và cảnh sát cũng tăng cường tuần tra trong khu vực.
3.000 người lao động đã biểu tình đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Ảnh chụp ngày 14/8.
3.000 người lao động đã biểu tình đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Ảnh chụp ngày 14/8.

Công ty sở hữu mỏ có trụ sở tại London (Anh) và đồng thời là nhà sản xuất bạch kim lớn thứ 3 trên thế giới, Lonmin, đã buộc phải đóng cửa mỏ Marikana do hậu quả của cuộc biểu tình. 
3.000 người lao động đã biểu tình đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Ảnh chụp ngày 14/8
3.000 người lao động đã biểu tình đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Ảnh chụp ngày 14/8

Các nhà chức trách Nam Phi đã phát hiện ra 10 thi thể công nhân mỏ trên vào chiều ngày 14/8 ở vị trí cách mỏ khoảng 100m. Theo báo cáo sơ bộ, họ có thể đã bị đánh chết bằng dùi cui.
Cảnh sát Nam Phi tăng cường hoạt động gần nơi diễn ra cuộc biểu tình. Ảnh chụp ngày 14/8.
Cảnh sát Nam Phi tăng cường hoạt động gần nơi diễn ra cuộc biểu tình. Ảnh chụp ngày 14/8.

Cuộc biểu tình bạo lực bắt đầu nổ ra vào ngày 11/8 khi những người biểu tình tấn công một số người khác đang làm việc tại mỏ. Tình hình leo thang căng thẳng khi đám đông 3.000 công nhân bất mãn đốt một chiếc xe hơi và giết chết 2 nhân viên an ninh vào sáng ngày hôm sau. Ngày 13/8, thêm 2 cảnh sát thiệt mạng trong cuộc biểu tình.
Thi thể của một trong số những người biểu tình được phát hiện cách không xa khu mỏ hôm 14/8.
Thi thể của một trong số những người biểu tình được phát hiện cách không xa khu mỏ hôm 14/8.

Những người Nam Phi tham gia biểu tình yêu cầu được tăng lương và cải thiện điều kiện lao động. Theo báo cáo của một tổ chức quốc tế giám sát các tập đoàn khai thác mỏ toàn cầu, công nhân tại mỏ Marikana đã phải sống trong tình trạng không có điện và điều kiện vệ sinh không phù hợp.
Thi thể của một trong số những người biểu tình được phát hiện cách không xa khu mỏ hôm 14/8.
Thi thể của một trong số những người biểu tình được phát hiện cách không xa khu mỏ hôm 14/8.

Bản báo cáo cũng cho biết, các công nhân mỏ đã bất mãn vì điều kiện vệ sinh kém khiến nhiều con em của họ mắc bệnh. Thêm vào đó, nạn mại dâm và nghiện rượu cũng tấn công cộng đồng họ.
Nguyễn Hường (nguồn RT)