Thủ tướng Nhật dùng chính chiêu của Tập Cận Bình "thu phục" Campuchia

24/12/2013 13:30
Hồng Thủy
(GDVN) - Ông Shinzo Abe đã dùng chính chiêu của Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, cam kết viện trợ và đầu tư vào Đông Nam Á để thu phục lòng người.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm Campuchia.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm Campuchia.

Ngày 24/12, Andrew Browne có bài phân tích về những thay đổi trong lập trường của Campuchia đã phản ánh cục diện căng thẳng trong khu vực Đông Á trên Nhật báo Phố Wall.

Andrew nhận đinh, lâu nay Campuchia vẫn là đồng minh trung thành của Trung Quốc. Là một quốc gia còn nghèo, Phnom Penh đã nhận được rất nhiều lợi ích kinh tế từ Bắc Kinh, và chính điều này đã khiến Campuchia phản đối đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm ngoái khi nước này là Chủ tịch luân phiên khối khiến lần đầu tiên ASEAN không ra được tuyên bố chung.

Nhưng chỉ 2 tuần trước, trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Nhật Bản tại Tokyo, cục diện ngoại giao châu Á đã có sự đảo chiều rất lớn khi Campuchia đã đứng về phía Nhật Bản, cam kết ủng hộ duy trì tự do hàng không trong bối cảnh Bắc Kinh vừa đơn phương tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông. 

Động thái này chắc chắn là một cú sốc đối với Trung Quốc.

Không những vậy, Campuchia và Nhật Bản sau hội nghị này còn tuyên bố nâng cấp quan hệ song phương lên "đối tác chiến lược toàn diện". Bắc Kinh hiện chưa đưa ra phản ứng nào xung quanh động thái này.

Thủ tướng Campuchia và người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Thủ tướng Campuchia và người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường.

Lâu nay chính thái độ hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông đã khiến một số nước Đông Nam Á hướng về Mỹ. Hiện tại chiến lược ngoại giao của Nhật bản đã đạt được những thành tựu nhất định khi một số nước thành viên ASEAN thông qua tăng cường quan hệ với những nước lớn Thái Bình Dương (Mỹ, Nhật) để điều tiết và phản ứng với xu thế ngày một hung hăng, tự tin thái quá của Trung Quốc.

Tất nhiên trong hội nghị thượng đỉnh này, ASEAN không công khai chỉ trích Trung Quốc mặc dù Tokyo cổ vũ điều này, ASEAN không muốn gây chiến với Bắc Kinh, một số thành viên (để đảm bảo lợi ích của mình) không muốn bị kéo vào các vấn đề lãnh thổ với Trung Quốc.

Nhưng nói gì thì nói, hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Nhật Bản đã thể hiện rõ sự thành công trong chính sách đối ngoại của ông Shinzo Abe. 

Chỉ trong 1 năm khi lên nắm quyền, Thủ tướng Nhật Bản đã tới thăm tất cả 10 nước ASEAN và giành được thiện cảm của những nước chủ nhà. Ông Shinzo Abe đã dùng chính chiêu của Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, cam kết viện trợ và đầu tư vào Đông Nam Á để thu phục lòng người.

Biểu hiện rõ nhất là việc Tokyo đã quyết định cung cấp cho Philippines 10 tàu tuần tra cho Cảnh sát biển thông qua kênh ODA để tăng cường năng lực phòng thủ và ứng phó của Manila với Bắc Kinh trên Biển Đông. 

Sau siêu bão Haiyan, Nhật bản lại phái một lực lượng nhân viên và vật tư lớn đến hỗ trợ trong khi Bắc Kinh bị chỉ trích là đã quá keo kiệt với láng giềng trong cơn hoạn nạn. Ngoài ra Nhật bản còn cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam và Indonesia.

Shinzo Abe và Hun Sen.
Shinzo Abe và Hun Sen.

Với Campuchia, lâu nay đã "sử dụng lòng trung thành" để đổi lấy rất nhiều lợi ích kinh tế từ Trung Quốc, Andrew nhận xét. Ông Tập Cận Bình có chiến lược sử dụng một phần trong nguồn dự trữ ngoại hối lên tới 36 ngàn tỉ USD của Trung Quốc để làm công cụ ngoại giao thiết lập cái gọi là "hệ thống ý thức vận mệnh chung châu Á". 

Chỉ riêng Campuchia đã nhận được khoản viện trợ và cam kết viện trợ hơn 2 tỉ USD từ Bắc Kinh, đối với Phnom Penh, đó là một món hời.

Bắc Kinh tham vọng đặt các quốc gia láng giềng gồm Lào, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Campuchia vào quỹ đạo kinh tế do Trung Quốc chi phối thông qua hệ thống đường cao tốc, đường sắt cao tốc, đường ống nhiên liệu, mạng lưới tải điện xuyên quốc gia trong một khu tự do mậu dịch lớn trong khu vực.

Trong diễn đàn APEC tổ chức tại Bali, Indonesia hồi tháng 10 vừa qua, Tập Cận Bình lại đề xuất thành lập ngân hàng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng châu Á để biến tham vọng trên thành hiện thực, đồng thời ông Bình nâng mục tiêu kim ngạch hai chiều ASEAN - Trung Quốc đến năm 2020 từ 400 tỉ USD lên 100 tỉ USD.

Tuy nhiên mặc dù Trung Quốc đã đưa ra những món hời tưởng chừng "lấy mãi không hết", nhưng khi các "quy hoạch chính trị" của Campuchia mâu thuẫn, xung đột với tỉnh cảm dân tộc trong khu vực, Phnom Penh đã thể hiện rõ sự phản kháng của mình (với Bắc Kinh).



Với Campuchia, quốc gia lâu nay đã "sử dụng lòng trung thành" để đổi lấy rất nhiều lợi ích kinh tế từ Trung Quốc, Andrew nhận xét. Ông Tập Cận Bình có chiến lược sử dụng một phần trong nguồn dự trữ ngoại hối lên tới 36 ngàn tỉ USD của Trung Quốc để làm công cụ ngoại giao thiết lập cái gọi là "hệ thống ý thức vận mệnh chung châu Á". Chỉ riêng Campuchia đã nhận được khoản viện trợ và cam kết viện trợ hơn 2 tỉ USD từ Bắc Kinh. Đối với Phnom Penh, đó là một món hời.

Bắc Kinh tham vọng đặt các quốc gia láng giềng gồm Lào, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Campuchia vào quỹ đạo kinh tế do Trung Quốc chi phối thông qua hệ thống đường cao tốc, đường sắt cao tốc, đường ống nhiên liệu, mạng lưới tải điện xuyên quốc gia trong một khu tự do mậu dịch lớn trong khu vực.

Trong diễn đàn APEC tổ chức tại Bali, Indonesia hồi tháng 10 vừa qua, Tập Cận Bình lại đề xuất thành lập ngân hàng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng châu Á để biến tham vọng trên thành hiện thực, đồng thời ông Bình nâng mục tiêu kim ngạch hai chiều ASEAN - Trung Quốc đến năm 2020 từ 400 tỉ USD lên 100 tỉ USD.

Tuy nhiên mặc dù Trung Quốc đã đưa ra những món hời tưởng chừng "lấy mãi không hết", nhưng khi các "quy hoạch chính trị" của Campuchia mâu thuẫn, xung đột với tỉnh cảm dân tộc trong khu vực, Phnom Penh đã thể hiện rõ sự phản kháng của mình (với Bắc Kinh).

Với Campuchia, quốc gia lâu nay đã "sử dụng lòng trung thành" để đổi lấy rất nhiều lợi ích kinh tế từ Trung Quốc, Andrew nhận xét. Ông Tập Cận Bình có chiến lược sử dụng một phần trong nguồn dự trữ ngoại hối lên tới 36 ngàn tỉ USD của Trung Quốc để làm công cụ ngoại giao thiết lập cái gọi là "hệ thống ý thức vận mệnh chung châu Á". Chỉ riêng Campuchia đã nhận được khoản viện trợ và cam kết viện trợ hơn 2 tỉ USD từ Bắc Kinh. Đối với Phnom Penh, đó là một món hời.

Bắc Kinh tham vọng đặt các quốc gia láng giềng gồm Lào, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Campuchia vào quỹ đạo kinh tế do Trung Quốc chi phối thông qua hệ thống đường cao tốc, đường sắt cao tốc, đường ống nhiên liệu, mạng lưới tải điện xuyên quốc gia trong một khu tự do mậu dịch lớn trong khu vực.

Trong diễn đàn APEC tổ chức tại Bali, Indonesia hồi tháng 10 vừa qua, Tập Cận Bình lại đề xuất thành lập ngân hàng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng châu Á để biến tham vọng trên thành hiện thực, đồng thời ông Bình nâng mục tiêu kim ngạch hai chiều ASEAN - Trung Quốc đến năm 2020 từ 400 tỉ USD lên 100 tỉ USD.

Tuy nhiên mặc dù Trung Quốc đã đưa ra những món hời tưởng chừng "lấy mãi không hết", nhưng khi các "quy hoạch chính trị" của Campuchia mâu thuẫn, xung đột với tỉnh cảm dân tộc trong khu vực, Phnom Penh đã thể hiện rõ sự phản kháng của mình (với Bắc Kinh).

Hồng Thủy