Về chủ nghĩa Đại Hán nguy hiểm của Bắc Kinh trên Biển Đông

18/05/2014 07:21
Hồng Thủy
(GDVN)- Bắc Kinh không chỉ nhe răng bành trướng đến lãnh thổ Việt Nam và Philippines mà còn nhăm nhe cả Indonesia.
Nhà bình luận Philip Bowring
Nhà bình luận Philip Bowring

Philip Bowring, một nhà báo, nhà bình luận thời sự ngày 18/5 đã phân tích trên tờ Bưu điện Hoa Nam, hành vi hiện tại của Trung Quốc với các nước láng giềng trên Biển Đông là hung hăng, kiêu ngạo, một biểu hiện của chủ nghĩa Đại Hán, chủ nghĩa Sô-vanh và chủ nghĩa vị chủng.

Nhưng những điều này lại được giới cầm quyền Bắc Kinh xem như biểu hiện của cái gọi là niềm tự hào quốc gia, hay lòng yêu nước. Nhưng đằng sau những gì đang diễn ra là một mưu đồ nguy hiểm.

Bắc Kinh không chỉ nhe răng bành trướng đến lãnh thổ Việt Nam và Philippines mà còn nhăm nhe cả Indonesia. Gần đây Jakarta đã tố cáo đường lưỡi bò Trung Quốc "gặm" cả vào một vùng lãnh thổ Indonesia gần quần đảo Natuna.

Đường lưỡi bò mà Trung Quốc yêu sách đã đòi "chủ quyền" tới 90% diện tích Biển Đông. Tất cả điều này chỉ dựa trên cái gọi là chủ quyền lịch sử, bỏ qua sự tồn tại của các dân tộc khác cùng lịch sử khẩn hoang và đi biển trong 2000 năm của họ trước khi người Trung Quốc đặt chân tới.

Trong vụ giàn khoan 981, Trung Quốc đã kéo cả "hạm đội" tàu các loại (trong đó có cả tàu, máy bay quân sự) vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã vô cớ xâm lược trong năm 1974.

Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988, xây dựng công sự bất hợp pháp và đang nhăm nhe mở rộng, xây dựng đường băng phục vụ ý đồ bành trướng Biển Đông.
Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988, xây dựng công sự bất hợp pháp và đang nhăm nhe mở rộng, xây dựng đường băng phục vụ ý đồ bành trướng Biển Đông.

Tuy nhiên Philip Bowring cho rằng người Trung Quốc chưa bao giờ "định cư" ở Hoàng Sa và việc đòi yêu sách 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế với cái gọi là "Tây Sa" rất yếu về mặt pháp lý.

Lịch sử cũng cho biết bờ biển phía Đông Đà Nẵng từng là trái tim của vương quốc Chăm Pa về thương mại, đóng vai trò hàng đầu trong khu vực trong suốt 1000 năm.

Trong trường hợp bãi cạn Scarborough nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, cách đảo Luzon 200 km và cách Trung Quốc 600 km hiện cũng đang bị Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát.

Yêu sách đòi "chủ quyền" với bãi Trăng Khuyết (nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam) của nhà cầm quyền Trung Quốc thậm chí còn xúc phạm hơn.

Thực tế là những tuyên bố "chủ quyền" vô lý của Trung Quốc được dựa trên đường lưỡi bò do chính quyền Quốc dân đảng soạn ra. Và dù ngược lại lịch sử Trung Quốc đã từng có thời gian đóng vai trò như một đế quốc trong khu vực, đô hộ lân bang thì điều này cũng không phải cơ sở cho Bắc Kinh trở thành "chúa tể của biển cả".

Trung Quốc trỗi dậy và muốn thể hiện sức mạnh của mình như một "ông chủ của hu vực", nó đã cố gắng tấn công Việt Nam năm 1979 để nhắc nhở người Mỹ về sự yếu đuối của mình.
Hồng Thủy