Vụ cựu TGĐ IMF bị tố cáo cưỡng bức: Moscow và Paris bị đổ lỗi

24/05/2011 01:44
(GDVN) -Paris và Moscow đang "âm mưu cướp đoạt vị trí của ông (tại IMF) và cản trở ông tranh cử Tổng thống Pháp"?

(GDVN) - Theo The Daily Mail, cựu Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) trước khi bị tốc cáo cưỡng bức một nữ hầu phòng khách sạn Sofitel ở New York đã từng tiết lộ với một quan chức cấp cao của Pháp rằng ông nghi ngờ có một âm mưu hãm hại ông do Moscow và Paris hợp tác dựng lên.

Nghị sĩ vùng Seine-Saint-Denis nước Pháp, Claude Bartolon, nói với BFMTV rằng, ông đã có cuộc điện đàm với cựu TGĐ IMF Strauss-Kahn hôm 29/4, cựu Tổng giám đốc IMF đã tâm sự với ông rằng có thể Paris và Moscow đang "âm mưu cướp đoạt vị trí của ông (tại IMF) và cản trở ông tham gia cuộc đua giành chức vị Tổng thống Pháp" sẽ diễn ra vào năm 2012 trong khi ông đang được đánh giá là ứng cử viên tiềm năng nhất trong cuộc chạy đua này.

Bartolon, người vẫn chưa thể lấy lại thăng bằng sau cú sốc ông Strauss-Kahn bị bắt giữ và xét xử tại New York với những cáo buộc tấn công tình dục một nữ hầu phòng khách sạn Sofitel 32 tuổi nghiêm trọng.
Bartolon, người vẫn chưa thể lấy lại thăng bằng sau cú sốc ông
Strauss-Kahn bị bắt giữ và xét xử tại New York với những cáo buộc
tấn công tình dục một nữ hầu phòng khách sạn Sofitel 32 tuổi
nghiêm trọng.


Tờ InoPressa thì tiết lộ thêm rằng, ông Strauss-Kahn đã tin là có quan chức cuả Nga, người đứng đằng sau toàn bộ âm mưu nhằm hạ bệ ông như đã nói ở trên.

"Ông ấy nói rằng nếu ông ấy không rút khỏi IMF một cách "sạch sẽ", thì sẽ không thể ra ứng cử được" - InoPressa trích lời ông Bartolon, người vẫn chưa thể lấy lại thăng bằng sau cú sốc ông Strauss-Kahn bị bắt giữ và xét xử tại New York với những cáo buộc tấn công tình dục một nữ hầu phòng khách sạn Sofitel 32 tuổi nghiêm trọng.

Sau khi thông tin trên được đưa ra, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cho rằng việc ông Strauss-Kahn bị dính bê bối tấn công tình dục và buộc phải xin miễn nhiệm chức Tổng giám đốc IMF thực tế cũng có thể đem lại lợi ích cho nước Nga và các đồng minh của mình, những quốc gia đang chạy đua để giúp đại diện của mình giành được vị trí thay thế vị trí trước đó của ông Strauss-Kahn tại IMF.

Trong khi tên tuổi của những ứng cử viên chưa được tiết lộ chính thức, thì tuần trước, Bộ trưởng Tài Chính Nga Alexei Kudrin đã lên tiếng cho hay: Các cường quốc đang trỗi dậy (gọi tắt là các nước BRIC - gồm Nga, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi) có thể đề cử một ứng cử viên của mình là người đứng đầu IMF thay vì theo truyền thống là chọn đại diện của một trong số các nước châu Âu.

Ông Kudrin cũng ca ngợi ứng cử viên của mình là người đứng đầu Ngân hàng quốc gia Kazakhstan, Grigory Marchenko.

Ngoài ra, trước đó, một chính trị gia cấp cao khác của Pháp là Bộ trưởng hợp tác nước ngoài Pháp ông Henri Raincourt đã lên tiếng cho rằng cũng không loại trừ khả năng ông Strauss-Kahn bị trúng vào một cái bẫy được dựng lên trước. Ngay cả Tổng thống Pháp Sarkozy cũng nói đây có thể là một “âm mưu chính trị”.

Tuy nhiên, hiện tại giới chức Nga chưa có phản ứng gì về những tuyên bố trên của ông Claude Bartolon.

{iarelatednews articleid='3045,3023,2680,2830,2744,2700,2682,2676,2645,2674,2644,2607,2598,2573,2570,2568,2489,2461'}

Nguyễn Hường (Theo NewsRu)