"Đại biểu không đóng góp gì thì nên rút lui, không tái ứng cử"

10/05/2016 05:57
QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)
(GDVN)-Những Đại biểu được cử tri tín nhiệm mà không có đóng góp gì phải thấy hổ thẹn trước cử tri của mình. Sự hổ thẹn đúng đắn nhất là rút lui, hoặc không tái ứng cử.

LTS: Không thể phủ nhận một thực tế, trong nhiều kỳ họp Quốc hội vừa qua, vẫn còn tình trạng Đại biểu cả nhiệm kỳ không nói được tiếng nói của cử tri, hoặc có nói cũng vì lợi ích cục bộ...

Vậy, cần phải làm gì để khắc phục tình trạng trên?

Dưới góc nhìn pháp lý, hôm 9/5, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trương Anh Tú, Trưởng Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú.

PV: Là người làm công tác pháp luật, đồng thời là ứng cử viên Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, cử tri thủ đô, ông kỳ vọng gì vào cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân sắp tới?

Luật sư Trương Anh Tú: Tôi nhận thấy kỳ bầu cử này diễn ra trong thời khắc đặc biệt. Trong nước chúng ta đã tiến rất hành thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Theo đó, Quốc hội đã bầu ra được những người lãnh đạo có tâm, có tài giữ các vị trí cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ.

Bên cạnh đó, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức

"Đại biểu không đóng góp gì thì nên rút lui, không tái ứng cử" ảnh 1

Nhiều cử tri đi bỏ phiếu kiểu “tù mù” thì làm sao chọn được người tài

tạp đặt ra thách thức không nhỏ đối với toàn đảng toàn dân. Điều này đòi hỏi các Đại biểu phải dốc sức, tận lực, tận tâm với tinh thần trách nhiệm cao nhất, cống hiến vì mục tiêu, lợi ích chung của đất nước. 

Do đó, trong lần bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, tôi tin tưởng rằng, cử tri bằng lá phiếu của mình, sẽ sáng suốt bầu ra những người có đức, ưu tú nhất, đủ khả năng gánh vác "sứ mệnh" mà nhân dân giao phó.

Thực tế, trong nhiều kỳ họp gần đây, xuất hiện không ít Đại biểu cả nhiệm kỳ không phát biểu, không đóng góp gì cho các cơ quan dân cử… Với tư cách là cử tri, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Luật sư Trương Anh Tú: Thời xưa, Nhà Nguyễn có nhiều chính sách hay, trong đó có chính sách Đình Nghị : “Đã đi họp là phải phát biểu”. 

Đây là quy định rất tiến bộ để đảm bảo rằng, tất cả các quan lại đều phải tư duy, cống hiến trí tuệ, đóng góp cho sự nghiệp chung.

Luật sư Trương Anh Tú - Văn phòng luật sư Trương Anh Tú (ảnh: NVCC).
Luật sư Trương Anh Tú - Văn phòng luật sư Trương Anh Tú (ảnh: NVCC).

Ngày nay, đối với những Đại biểu dân cử, khi đến nghị trường nhưng không phát biểu, bất luận vì một lý do nào đó, thì chắc chắn, Đại biểu đó không hoàn thành nhiệm vụ mà cử tri giao phó.

Đây cũng là biểu hiện rõ ràng nhất về việc Đại biểu không thực hiện chương trình hành động, và không giữ lời hứa trước cử tri.

Do đó, việc cử tri bỏ phiếu bầu cho những Đại biểu này là một việc làm vô ích.

Mặt khác, những Đại biểu được cử tri tín nhiệm mà không có đóng góp gì thì họ phải thấy hổ thẹn trước cử tri của mình.

Sự hổ thẹn đúng đắn nhất là rút lui, hoặc không tái ứng cử.

Theo ông, người được bầu cần làm gì để thực hiện đúng lời hứa của mình đối với cử tri?

Luật sư Trương Anh Tú: Hàng năm, Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đều tổ chức các kỳ họp. Trước mỗi kỳ họp, các Đại biểu phải gặp gỡ, tiếp xúc cử tri, lắng nghe, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của người dân, từ đó, tổng hợp, truyền đạt các ý kiến này tại diễn đàn cơ quan dân cử.

Sau đó, Đại biểu có trách nhiệm giám sát các cơ quan có

"Đại biểu không đóng góp gì thì nên rút lui, không tái ứng cử" ảnh 3

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết bình luận việc ông Trần Đăng Tuấn bị loại

trách nhiệm trong việc thực hiện kiến nghị của người dân.

Sau mỗi kỳ họp, Đại biểu phải tổng kết chương trình kỳ họp, tổng kết những việc mà mình đã làm để báo cáo cử tri trong các cuộc tiếp xúc.

Trong suốt nhiệm kỳ, Đại biểu phải tạo ra các kênh thông tin liên lạc thường xuyên (công bố đường dây nóng, email, địa chỉ hòm thư…) để cử tri có thể gửi phản ánh, bày tỏ nguyện vọng của mình đối với Đại biểu dân cử.

Trong trường hợp, các Đại biểu dân cử không thực hiện được những việc này, cử tri có quyền nêu ý kiến buộc các Đại biểu thực hiện đầy đủ các cam kết của mình.

Cụ thể, cử tri có thể gửi kiến nghị tới cơ quan thường trực, Hội đồng nhân dân, Ủy ban thường vụ Quốc hội, kiến nghị, xem xét tư cách của Đại biểu đó.

Ở lần bầu cử này, có khá nhiều Luật sư tham gia ứng cử, từ Quốc hội đến Hội đồng nhân dân các cấp. Vậy theo ông những ứng cử viên là Luật sư sẽ có những lợi thế gì?

Luật sư Trương Anh Tú: Như mọi người đã thấy, thời gian qua, công chúng không ngớt lợi khen ngợi Đại biểu, Luật sư Trương Trọng Nghĩa - người nghĩ, dám nói, dám làm...

Với những người hành nghề Luật sư, chúng tôi thấy điều đó là đương nhiên, bởi không phải đến bây giờ ông Nghĩa mới có những phát biểu hợp lòng dân và cũng không phải đến bây giờ các Đại biểu Quốc hội xuất thân là Luật sư mới có những phát biểu hợp thời như vậy. 

Còn nhớ, Quốc hội khóa trước chúng ta đã có Đại biểu

Luật sư Trương Anh Tú – Trưởng Văn phòng luật sư Trương Anh Tú, là ứng cử viên được Hiệp hội Công thương thành phố. Hà Nội giới thiệu tham gia ứng cử Hội đồng Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2021. Luật sư Trương Anh Tú cùng 7 ứng cử viên khác, được phân về tổ bầu cử số 3, Quận Đống Đa để chọn ra 5 Đại biểu vào hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khóa này.

thực sự của nhân dân đó là Luật sư Nguyễn Đăng Trừng. Vị Đại biểu này đã nhiều lần thẳng thắn bày tỏ chính kiến của mình với dự án Bô - xít, chống tham nhũng tại nhiều phiên họp... 

Tôi cho rằng, những Đại biểu xuất thân từ Luật sư sẽ gia cố thêm “chất thép” cho các cơ quan dân cử.

Mới đây, có một Nhà báo hỏi tôi: Có phải xuất phát từ lý do những người làm Luật sư thường có góc nhìn đặc biệt về đất nước, về xã hội, nên khi họ tham gia các cơ quan dân cử sẽ có những đóng góp nhiều hơn cho công tác tư pháp và phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng…?

Tôi đã trả lời: Tối thấy rằng mỗi ngành nghề đều cho người ta những trải nghiệm, góc nhìn riêng về cuộc sống, nghề nào cũng giúp con người ta có tư duy nhất định.

Nhưng tôi thấy mình vô cùng may mắn khi nghề luật đã chọn tôi, nghề luật cũng giống như nghề báo của các bạn mà tôi hay ví nó giống như “một vọng gác trên cao” để có thể quan sát một cách tốt nhất, rõ ràng nhất, sinh động nhất các hoạt động của đời sống xã hội, từ kinh tế chính trị cho đến văn hóa, xã hội, từ các vấn đề luật pháp cho đến đời sống dân sinh.

Hy vọng, trong thời gian tới đây đất nước chúng ta có thật nhiều những đại biểu xuất thân từ Nhà báo, Luật sư để nói lên tiếng nói nhân dân một cách thực chất nhất, đóng góp những ý kiến sáng tạo nhất… nhằm xây dựng một nước Việt Nam hùng cường.
Trân trọng cảm ơn ông!

QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)