Là Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng Bảo hiểm xã hội Việt Nam được Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức quán triệt vào chiều 18/10/2017, tại Hà Nội. Ông Phạm Lương Sơn, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam dự và chủ trì Hội nghị.
Tham dự Hội nghị còn có bà Nguyễn Thị Nga, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam; ông Dương Văn Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Bảo hiểm xã hội..
Ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng, toàn ngành cần phát huy vai trò tích cực, chủ động, tập trung trí tuệ và sức mạnh tổng hợp nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông về chính sách, pháp luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế. Ảnh: Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam - ông Phạm Lương Sơn nhấn mạnh, Bảo hiểm xã hội Việt Nam luôn xác định công tác truyền thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, là phương tiện hiệu quả giúp việc phổ biến chính sách, pháp luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Tuy nhiên, công tác truyền thông trong toàn Ngành còn hạn chế, hiệu quả chưa cao, chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ và sự quan tâm đầu tư; việc tổ chức thực hiện chưa có tính chiến lược; đôi khi còn thụ động, lúng túng, xử lý theo tình huống, sự vụ.
Ngoài ra, công tác phối hợp trong hệ thống chưa thật sự chặt chẽ, thiếu đồng bộ; phương pháp thực hiện còn thiếu tính chuyên nghiệp, chậm đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông xã hội.
Trước tình hình và yêu cầu nhiệm vụ đó, Ban Cán sự Đảng Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 96/NQ-BCS và Kế hoạch 135-KH/BCSĐ với mục tiêu khắc phục những hạn chế, tồn tại, tổ chức hiệu quả công tác truyền thông; phát huy vai trò tích cực, chủ động, tập trung trí tuệ và sức mạnh tổng hợp của toàn Ngành, nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông về chính sách, pháp luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, việc bảo vệ thành quả, củng cố lòng tin, xây dựng uy tín, tạo dựng hình ảnh tốt đẹp, vì sự phát triển bền vững của Ngành, tích cực góp phần bảo đảm an sinh xã hội đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe ông Dương Văn Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Bảo hiểm xã hội thông tin về hoàn cảnh ra đời, sự cần thiết phải có Nghị quyết về công tác truyền thông; đồng thời phổ biến, quán triệt các nội dung cơ bản của Nghị quyết số 96/NQ-BCS và Kế hoạch 135-KH/BCSĐ.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Bảo hiểm xã hội Việt Nam. |
Theo đó, trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, Ngành luôn quan tâm, nỗ lực tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền đưa chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Đảng và Nhà nước nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Vai trò, vị trí trụ cột chính quan trọng của Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế từng bước được khẳng định trong hệ thống chính sách an sinh xã hội, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vững, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công là rất quan trọng |
Nghị quyết đã đưa ra mục tiêu: Khắc phục cho được những hạn chế, tồn tại, tổ chức hiệu quả công tác truyền thông; phát huy vai trò tích cực, chủ động, tập trung trí tuệ và sức mạnh tổng hợp của toàn Ngành nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông về chính sách, pháp luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế.
Nội dung Nghị quyết chỉ rõ, việc dbảo vệ thành quả, củng cố lòng tin, xây dựng uy tín, tạo dựng hình ảnh tốt đẹp, vì sự phát triển bền vững của Ngành, tích cực góp phần bảo đảm an sinh xã hội đất nước thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, Nghị quyết đã đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp như: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong toàn Ngành đối với công tác truyền thông Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế; kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ truyền thông.
Bên cạnh đó, cần sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, nguồn lực đầu tư; chủ động, kịp thời nắm bắt thông tin, dư luận, tổ chức hiệu quả truyền thông xã hội; phát huy vai trò, hiệu quả truyền thông của các cơ quan báo chí, trang tin điện tử trong Ngành; nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của cán bộ, nhân dân.
Ban Cán sự Đảng Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam lãnh đạo, chỉ đạo toàn Ngành thực hiện Nghị quyết; đồng thời giao Ban Tuyên giáo Đảng ủy cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan tham mưu, chủ trì triển khai thực hiện, phối hợp với các đơn vị chức năng đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả, thường xuyên hoặc đột xuất báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan và Ban Cán sự Đảng Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Cấp ủy đảng Trung tâm Truyền thông, Báo Bảo hiểm xã hội, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, cùng các đơn vị chức năng liên quan lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị cụ thể hóa nội dung Nghị quyết thành các văn bản, kế hoạch chi tiết để tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện.
Cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công là rất quan trọng |
Cấp ủy đảng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức học tập, quán triệt, chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hành động để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết.
Nghị quyết đã thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, phân tích các nguyên nhân dẫn tới hiệu quả công tác truyền thông Ngành Bảo hiểm xã hội chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và sự quan tâm, đầu tư của Ngành.
Theo đó, nguyên nhân chủ yếu là nhận thức, ý thức trách nhiệm của một số tập thể, cá nhân trong Ngành về công tác truyền thông còn hạn chế, thậm chí xem nhẹ hoặc coi đó là nhiệm vụ của lãnh đạo Ngành và cơ quan chuyên môn.
Sự quan tâm của một số đơn vị trong Ngành chưa đúng mức, hiệu quả chưa cao; tổ chức, cán bộ truyền thông còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, chậm được củng cố, kiện toàn; công tác nắm bắt dư luận, định hướng chính trị tư tưởng, đấu tranh, phản biện trước các quan điểm, thông tin, phát ngôn sai trái, lệch lạc về chính sách Bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội còn hạn chế, chưa phát huy vai trò chủ động, tích cực và sức mạnh tổng hợp của hệ thống; tinh thần, thái độ và chất lượng phục vụ của công chức, viên chức, người lao động trong Ngành có nơi, có lúc còn chưa nhận được sự hài lòng của cán bộ, nhân dân, tác động ngược trở lại, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công tác truyền thông...