EVNNPC nỗ lực đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định trong mùa nắng nóng 2018

12/04/2018 09:55
EVNNPC
(GDVN) - Chiều 11/4, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã thông tin đến các cơ quan báo chí về công tác bảo đảm, cung cấp điện trong mùa nắng nóng 2018.

Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chịu trách nhiệm đảm bảo cung ứng điện trên địa bàn 27 tỉnh/thành phố phía Bắc (từ Hà Giang đến Hà Tĩnh, ngoại trừ Thủ đô Hà Nội).

Tính đến tháng 12/2017, lưới điện do EVNNPC quản lý vận hành gồm 2 Trạm biến áp (TBA) 220kV với tổng dung lượng 750 MVA, 226 TBA 110kV và 01 trạm cắt với tổng dung lượng 15.983 MVA, 8.294km đường dây 110kV.

Ngoài ra, còn có 86 TBA và 1.200km đường dây 110kV là tài sản của khách hàng và trên 150 NMTĐ có công suất ≤ 30MW đấu nối vào lưới điện do EVNNPC quản lý.  

Lưới điện trung và hạ áp của EVNNPC với hơn 65.000 km đường dây trung áp, 12.000km đường dây hạ thế, gần 50.000 TBA phân phối với tổng dung lượng 12.000MVA.

Dự báo tình hình cung ứng điện mùa nắng nóng 2018

Theo dự  báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn TW, năm 2018 tình hình thời tiết vẫn tiếp tục diễn biến khó lường, các tình huống thời tiết cực đoan như lốc xoáy, mưa đá, bão, lũ, nắng nóng gay gắt kéo dài...có thể xảy ra.  

Dự kiến năm 2018 phụ tải điện khu vực phía Bắc tiếp tục tăng trưởng ở mức cao (mức trung bình 12-13% về sản lượng, Pmax trung bình tăng 12-15%, ngày nắng nóng cực đoan dự báo Pmax có thể lên đến 11.000-11.500MW), cao hơn năm 2017 khoảng 1.500MW.

(Năm 2017: công suất ngày cao nhất - Pmax đạt 9.919,16 MW, tăng 13,37% so với năm 2016, sản lượng ngày cao nhất đạt 205,63 tr.kWh, tăng 11,68% so với 2016).

Tăng cường công tác quản lý kỹ thuật vận hành hệ thống lưới điện

Để đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, ổn định, tin cậy và cung cấp điện cho khách hàng, đặc biệt trong các tháng cao điểm mùa hè năm 2018, ngay từ đầu năm EVNNPC đã chỉ đạo các đơn vị lập và thực hiện phương án đảm bảo điện với các nội dung cụ thể như sau:

Phối hợp thực hiện lập kế hoạch và đăng ký công tác sửa chữa lưới điện năm, tháng, tuần đúng quy định.

Đối với kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện 06 tháng đầu năm 2018 phải hoàn thành trước tháng 4/2018, không thực hiện kế hoạch công tác trên lưới điện gây ảnh hưởng đến cấp điện trong các tháng cao điểm (4,5,6/2018).

Nhân viên điện lực kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện. Ảnh: EVNNPC.
Nhân viên điện lực kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện. Ảnh: EVNNPC.

Các Công ty Điện lực đẩy nhanh triển khai các dự án đầu tư, cải tạo lưới điện trung thế để đảm bảo nhu cầu công suất phụ tải, rà soát, tính toán, thiết lập chế độ kết dây cơ bản đảm bảo vận hành tối ưu lưới điện trung áp và khai thác khả năng mang tải của các MBA 110kV.

Lập phương án cấp điện cho các chế độ sự cố và chế độ phụ tải tăng cao đột biến do thời tiết cực đoan, chủ động làm việc với các khách hàng lớn thực hiện tiết giảm công suất theo mức phân bổ khi có yêu cầu.

Rà soát và trang bị công cụ, dụng cụ, vật tư dự phòng, hoàn thành diễn tập xử lý sự cố trước ngày 15/4/2018, để xử lý, khắc phục nhanh nhất khi có sự cố bất thường trên lưới điện quản lý, đặc biệt là mùa mưa bão sắp tới.

Thực hiện rà soát, cập nhật hiện trạng lưới điện và phối hợp với Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc lập phương án cấp điện trong các chế độ, trong đó có kịch bản phụ tải tăng cao đột biến trên cơ sở thực tế của từng đơn vị.

Phối hợp với các Sở Công Thương tỉnh/thành phố phê duyệt danh sách khách hàng quan trọng theo thứ tự ưu tiên năm 2018,  kiểm tra, lập phương án điều hòa phụ tải trong trường hợp thiếu nguồn (nếu xảy ra), thực hiệm nghiêm túc các mệnh lệnh sa thải phụ tải của các cấp điều độ khi thiếu nguồn hoặc quá tải lưới truyền tải.

Trong trường hợp phải thực hiện tiết giảm phụ tải, tuân thủ Quy định về điều kiện, trình tự và thủ tục ngừng, giảm mức cung cấp điện, ban hành kèm theo Thông tư số 30/2013/TT-BCT ngày 14/11/2013 của Bộ Công Thương.

Thường xuyên theo dõi, cập nhật nhu cầu phụ tải mới phát triển trên địa bàn quản lý và nắm bắt kế hoạch sản xuất của khách hàng sử dụng điện, phối hợp với Sở Công Thương tỉnh để báo cáo với Uỷ ban nhân dân thành phố về tình hình cung cấp điện và các giải pháp thực hiện đảm bảo cấp điện.

100% đơn vị thường xuyên rà soát tình hình vận hành của hệ thống sa thải tần số thấp (F81), đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy.

Trong trường hợp tác động sai do thiết bị cũ, lạc hậu (rơ le tần số) thì phải có phương án thay thế sớm và chỉnh định lại theo đúng yêu cầu của điều độ hệ thống điện.

Tăng cường kiểm tra các đường dây và trạm biến áp để phát hiện và xử lý kịp thời các khiếm khuyết của đường dây, thiết bị trạm nhằm ngăn ngừa sự cố chủ quan xảy ra.

Kiểm tra, phát quang hành lang tuyến, kiểm tra kỹ tình trạng cột, kè móng cột để chủ động phát hiện các nguy cơ đối với cơ lý đường dây, thiết bị.

Đặc biệt chú ý các khiếm khuyết có nguy cơ gây sự cố cao, phải có kế hoạch để khắc phục trong thời gian sớm nhất.

Tăng cường lực lượng ứng trực trong các đợt nắng nóng, bão, lũ, mưa lớn gây ngập.

Trực vận hành tại Trạm biến áp Đồng Văn 3 (Hà Nam). Ảnh: EVNNPC
Trực vận hành tại Trạm biến áp Đồng Văn 3 (Hà Nam). Ảnh: EVNNPC

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng

Tổng công ty đã thực hiện đôn đốc, đẩy nhanh triển khai các dự án đầu tư, cải tạo lưới điện để đảm bảo nhu cầu công suất phụ tải, đặc biệt các công trình san tải cho các khu vực mang tải cao.

Đẩy nhanh tiến độ thi công đóng điện các dự án, một số công trình mới 220kV, 110kV có ý nghĩa quan trọng đối với vận hành và cung cấp điện của EVNNPC phải sớm đóng điện trước mùa khô năm 2018.

Chỉ tính riêng lưới điện 110kV, năm 2017 đã hoàn thành đóng điện 82 dự án với năng lực công suất tăng thêm khoảng 2.000MVA và 488,56km đường dây, trong quý I/2018 đã đóng điện 17 dự án với năng lực tăng thêm 657MVA công suất và 115,49km đường dây.

Bên cạnh đó nhiều công trình lưới điện trung, hạ áp đã đưa vào vận hành, góp phần nâng cao năng lực lưới điện và độ tin cậy cung cấp điện.

Nhân viên điện lực sử dụng Camera nhiệt để xác định nhiệt độ trên đường dây tại mối nối các điểm tiếp xúc xác định khả năng gây ra sự cố để bảo dưỡng duy tu bảo đảm không xảy ra sự cố. Ảnh: EVNNPC.
Nhân viên điện lực sử dụng Camera nhiệt để xác định nhiệt độ trên đường dây tại mối nối các điểm tiếp xúc xác định khả năng gây ra sự cố để bảo dưỡng duy tu bảo đảm không xảy ra sự cố. Ảnh: EVNNPC.

Công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng trong mùa nắng nóng, thiên tai bất thường 2018

Bên cạnh việc chủ động ứng phó kịp thời với diễn biến thời tiết bất thường nhằm đảm bảo cung cấp điện tin cậy, ổn định trong thời gian nắng nóng và mùa mưa bão năm 2018, Tổng công ty đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng như sau:

Chủ động theo dõi, nắm bắt diễn biến thời tiết và tình hình tăng trưởng phụ tải để lập phương án cấp điện linh hoạt, hợp lý nhằm hạn chế tối đa việc gián đoạn cấp điện do quá tải lưới điện.

Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện phục vụ cho các hoạt động, sự kiện chính trị xã hội quan trọng diễn ra trên địa bàn quản lý, các bệnh viện, nhà máy nước, trường học, các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông,…

Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, phối hợp khắc phục các khiếm khuyết, tồn tại trên lưới điện, đặc biệt lưu ý đối với các ĐZ, TBA 110 kV và trung áp đang vận hành đầy tải, các trạm biến áp công cộng mang tải cao.

Nghiêm túc chấp hành chế độ trực ban, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, bố trí đầy đủ vật tư, thiết bị dự phòng, phương tiện và lực lượng để xử lý nhanh khi sự cố xảy ra.

Các công ty điện lực chủ động xác định và công bố công khai giờ cao điểm trên địa bàn, chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền về tác động bất lợi của thời tiết, những nỗ lực của ngành điện đảm bảo cung cấp điện ổn định, tin cậy.

Cảnh báo hiện tượng điện năng tiêu thụ tăng đột biến trong các tháng nắng nóng, các thông tin về dịch vụ khách hàng, chú trọng các hoạt động tuyên truyền tiết kiệm điện đến từng hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp, trường học.

Chỉ đạo các điện lực chủ động làm việc với các cơ quan quản lý trên địa bàn, các khách hàng lớn, đề nghị khách hàng hạn chế sử dụng đồng thời các thiết bị điện vào giờ cao điểm.

Tăng cường khai thác dữ liệu thu thập từ xa lộ tổng các trạm biến áp công cộng, chuyên dùng để giám sát tình hình sử dụng điện, theo dõi tình hình mang tải của máy biến áp…để xây dựng phương án cấp điện hợp lý cho khách hàng sử dụng điện.

Thực hiện nghiêm túc việc niêm yết, thông báo lịch và thực hiện ghi chỉ số công tơ theo đúng quy trình kinh doanh.

Đẩy mạnh việc tuyên truyền để khách hàng, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tích cực tham gia giám sát việc ghi chỉ số công tơ, đảm bảo tính công khai, minh bạch.

Tăng cường công tác phúc tra ghi chỉ số công tơ, đặc biệt là các khu vực thuê tổ dịch vụ nông thôn và các khu vực phụ tải tập trung có sản lượng biến động lớn giữa các tháng giao mùa, xử lý nghiêm đối với các trường hợp cố tình ghi sai, ghi “độ” chỉ số công tơ.

Đối với các trường hợp có sự điều chỉnh lịch, phiên ghi chỉ số do thực hiện san tải, cấy thêm trạm mới, nghỉ ngày lễ... các đơn vị tính toán, bố trí lịch ghi hợp lý để khách hàng ít bị ảnh hưởng nhất bởi giá bán điện lũy tiến và phải thông báo cho khách hàng biết trước khi thực hiện.

Tăng cường giám sát, kiểm tra đột xuất để hạn chế việc khai báo khống tình trạng báo mất điện, mất mạng để kéo dài thời gian giải quyết và trừ điểm khi xét lương, thưởng nếu tỷ lệ giải quyết yêu cầu của khách hàng chậm chiếm tỷ lệ từ 3% trở lên.

Khẩn trương hoàn thành việc cài âm thông báo thay đổi số điện thoại tiếp nhận dịch vụ điện.

Không niêm yết hoặc in ấn trên giấy biên nhận số điện thoại tại phòng giao dịch, số điện thoại trực vận hành của điện lực.

Trong trường hợp cần làm rõ thông tin yêu cầu của khách hàng, điện lực có thể sử dụng số điện thoại giao dịch hoặc số điện thoại trực mới đăng ký mới để liên hệ.

Ngay khi tiếp nhận các ý phản ánh, khiếu nại trực tiếp hoặc gián tiếp qua Trung tâm chăm sóc khách hàng về việc mất điện, về chỉ số công tơ, hóa đơn tiền điện tăng đột biến… lãnh đạo đơn vị phải tổ chức xác minh và trực tiếp giải thích hoặc giải quyết ngay trong ngày, hạn chế bức xúc trong dư luận và nhân dân.

Cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin về kế hoạch ngừng cấp điện có kế hoạch, mất điện do sự cố vào chương trình OMS;

Các trường hợp thay đổi thông tin khách hàng, san tải, cấy thêm trạm… phải cập nhật ngay thông tin vào chương trình CMIS, OMS;

Đối với với các sự cố điện xảy ra trên diện rộng phải thông báo ngay cho Trung tâm Chăm sóc khách hàng biết để chủ động trả lời khách hàng.

Các vấn đề được các cơ quan truyền thông phản ánh, yêu cầu lãnh đạo cao nhất của các đơn vị phải chủ động tiếp xúc, giải trình kịp thời.

Xử lý nghiêm, kịp thời các tập thể và cá nhân khi vi phạm các quy định, quy trình. Thống nhất một đấu mối phát ngôn với các cơ quan truyền thông.

Trung tâm Chăm sóc khách hàng điện lực miền Bắc được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 2015, đây là nơi tiếp nhận và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng sử dụng điện tại các địa bàn thuộc 27 Công ty điện lực tỉnh thuộc EVNNPC quản lý qua đầu số tổng đài 19006769.

Do vậy, Tổng công ty tăng cường tuyên truyền về Tổng đài đến đông đảo nhân dân và các khách hàng qua Truyền hình, tờ rơi, số tổng đài in trên hóa đơn tiền điện, truyền thông qua các kênh mạng xã hội, zalo, facebook…

Khi tiếp nhận ý kiến phản ánh của khách hàng từ Trung tâm Chăm sóc khách hàng điện lực miền Bắc hoặc từ các đơn vị về việc mất điện, hóa đơn tiền điện tăng đột biến phải tổ chức kiểm tra, giải quyết kịp thời với tinh thần cầu thị, văn minh.

Đặc biệt, chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, các thông tin về dịch vụ khách hàng đến khách hàng, nhân dân thông qua các mô hình đã và đang triển khai như:

Thông tin tuyên truyền qua đài phát thanh phường xã, tuyên truyền qua đội ngũ tuyên truyền viên đến tận các tổ dân phố, trường tiểu học, các hội ngành nghề và các tổ chức xã hội khác…phát tờ rơi, in sổ tay tư vấn giải pháp tiết kiệm điện.

Công tác tiết kiệm điện

Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm việc tiết kiệm điện, cụ thể như sau:

Phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 34/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiết kiệm điện tới các đơn vị thành viên và toàn thể cán bộ nhân viên, người lao động của đơn vị để thực hiện nghiêm việc tiết kiệm điện trong sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt hàng ngày tại gia đình.

Rà soát, ban hành các nội quy/quy định về sử dụng điện tiết kiệm tại nơi làm việc.

Lãnh đạo đơn vị thường xuyên đôn đốc, rà soát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, các quy định và các giải pháp tiết kiệm điện của đơn vị, các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội.

Đưa nội dung tiết kiệm vào chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chấp hành kỷ luật nội bộ và thi đua khen thưởng hàng năm.

Khi cải tạo, thay thế hoặc trang bị mới phải sử dụng phương tiện, thiết bị điện hiệu suất cao theo quy định hoặc thiết bị điện có dãn nhãn tiết kiệm năng lượng, các loại đèn chiếu sáng phải dùng đèn LED.

Đối với các đơn vị thuộc danh mục cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện nghiêm các quy định của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Chủ động bố trí nguồn vốn lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại trụ sở làm việc, nhà điều hành sản xuất và nhà điều hành các trạm 110kV trở lên của các đơn vị, hoàn thành trước 30/6/2018.

Phối hợp với Công đoàn và Đoàn thanh niên phát động phong trào thi đua tiết kiệm điện tại nơi làm việc cũng như tại gia đình đối với toàn thể cán bộ nhân viên, người lao động theo các nội dung của Chỉ thị số 34/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trực tiếp báo cáo và đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng và ban hành Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương từ năm 2018, phân công trách nhiệm cho các Sở, Ban, ngành của địa phương đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện và xử lý vi phạm.

Trích lục các nội dung Chỉ thị 34/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (liên quan đến khách hàng và các địa phương) và gửi đến tận phường/xã, các cơ quan và các khách hàng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,… đồng thời, làm việc với các Đài phát thanh, truyền hình địa phương khẩn trương tuyên truyền Chỉ thị số 34/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trước ngày 31/10/2017.

Hàng năm, xây dựng kế hoạch và phối hợp với chính quyền địa phương, Sở Công Thương, đoàn thể xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh thực hiện các chương trình tuyên truyền rộng rãi để cán bộ, các tầng lớp nhân dân biết và thực hiện những giải pháp tiết kiệm điện, đặc biệt là các giờ cao điểm.

Thống kê đầy đủ số lượng cơ quan hành chính sự nghiệp thụ hưởng ngân sách nhà nước trên địa bàn quản lý để theo dõi và đôn đốc thực hiện tiết kiệm điện theo Chỉ thị số 34/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Hàng tháng, tổ chức thống kê theo dõi và báo cáo tình hình sử dụng điện tại các công sở, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn, có so sánh với mức sử dụng điện của tháng cùng kỳ năm trước, báo cáo Sở Công Thương, Sở Tài Chính và Uỷ ban nhân dân tỉnh để có biện pháp xử lý đối với đơn vị, khách hàng không thực hiện tiết kiệm điện, đồng thời gửi cho Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng công ty đưa lên website.

Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra tiết kiệm điện đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp thụ hưởng ngân sách nhà nước theo quy định tại Thông tư liên bộ số 111/2009/TTLT/BTC-BCT ngày 1/6/2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Tuyên truyền, tư vấn các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả như thay đèn chiếu sáng bằng đèn LED;

Vệ sinh máy điều hòa nhiệt độ; thay thế các thiết bị điện có hiệu suất thấp bằng các thiết bị có hiệu suất cao, thiết bị có dãn nhãn năng lượng; lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái nối lưới…;

Hàng năm, các Công ty Điện lực phối hợp với các Công ty Chiếu sáng công cộng trên địa bàn và các Xí nghiệp chiếu sáng, Khu quản lý giao thông đô thị cập nhật, thống kê danh sách, số lượng, chủng loại, công suất bóng đèn trên các tuyến đường, tình hình sử dụng đèn trang trí, đề xuất giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả;

Phối hợp theo dõi, kiểm tra và báo cáo các cơ quan liên quan về các tuyến phố/đường chưa thực hiện tốt quy định về tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng, thời gian tắt bật đèn và tiết kiệm điện trong sử dụng đèn trang trí.

Khuyến nghị các đơn vị chiếu sáng khi thay thế đèn hư hỏng hoặc xây dựng mới phải sử dụng các thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện, lắp đặt các thiết bị điều khiển ánh sáng trung tâm để điều chỉnh tắt bật và độ sáng như thay hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED; hệ thống chiếu sáng bằng pin năng lượng mặt trời…

Phối hợp với các địa phương tăng cường giám sát việc thực hiện tiết kiệm điện đối với hệ thống chiếu sáng công cộng.

Phối hợp với các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội triển khai các chương trình tiết kiệm điện đạt hiệu quả cao như: chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện”;“ Giờ trái đất”; “Trường học tiết kiệm điện”; “Tuyến phố /đường, ngõ/hẻm tiết kiệm điện”,…

Tăng cường tuyên truyền tới các hộ gia đình sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; tư vấn thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện bằng cách sử dụng các sản phẩm, thiết bị có dãn nhãn năng lượng;

Sử dụng các sản phẩm đèn LED thay thế các thiết bị chiếu sáng trước đây, bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời; pin năng lượng mặt trời,…

Tăng cường làm việc với tòa cao ốc, trung tâm thương mại, cơ sở dịch vụ, khách sạn, nhà hàng và hộ kinh doanh để tuyên truyền, vận động thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, tuân thủ nghiêm các quy định của Nhà nước và địa phương về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, sẵn sàng cắt, giảm nhu cầu sử dụng điện khi có thông báo của Công ty Điện lực tại địa phương trong trường hợp thiếu điện.

Theo dõi, báo cáo việc thực hiện tiết kiệm điện của các doanh nghiệp thuộc danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành hàng năm.

Thường xuyên rà soát biểu đồ phụ tải của khách hàng để cập nhật, ký kết phụ lục hợp đồng đối với các khách hàng có thay đổi biểu đồ phụ tải, và yêu cầu khách hàng thực hiện nghiêm theo hợp đồng mua bán điện;

Theo dõi, kiểm tra và có biện pháp xử lý đối với những trường hợp khách hàng sử dụng vượt quá công suất đăng ký.

Phối hợp với sở Công thương hoặc đơn vị tư vấn tổ chức các chương trình tuyên truyền chủ trương sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh.

Tuyên truyền các giải pháp tiết kiệm điện phù hợp với đặc thù của từng loại hình sản xuất kinh doanh.

Tuyên truyền các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo Thông tư số 02/2014/TT-BCT ngày 16/1/2014 của Bộ Công Thương quy định về các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các ngành công nghiệp.

Tăng cường hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn thuộc cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm (theo quyết định ban hành hàng năm của Thủ tướng Chính phủ) thực hiện nghiêm các quy định Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật (như áp dụng mô hình quản lý năng lượng, xây dựng kế hoạch và thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng hàng năm, có mạng lưới và người quản lý năng lượng, kiểm toán năng lượng,..

Phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng các phương án, sẵn sàng cắt, giảm nhu cầu sử dụng điện khi có thông báo của Công ty Điện lực tại địa phương trong trường hợp thiếu điện.

Các Công ty Điện lực tổ chức tốt dịch vụ chăm sóc khách hàng, kết hợp hướng dẫn, tư vấn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, vận động khách hàng tăng cường sử dụng các thiết bị dãn nhãn năng lượng hiệu suất cao;

Sử dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo như năng lượng gió, mặt trời, biomass,…;

Sử dụng hệ thống dự trữ năng lượng ở giờ thấp điểm để sử dụng ở giờ cao điểm; thực hiện kiểm toán năng lượng;

Sử dụng các dịch vụ tiết kiệm năng lượng do các công ty Dịch vụ năng lượng (ESCO) cung cấp.

Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, tăng cường công tác xử phạt vi phạm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Cơ quan Tổng công ty tại Hà Nội sẽ ban hành các nội quy/quy định về sử dụng điện tiết kiệm tại nơi làm việc.

Thường xuyên đôn đốc, rà soát, kiểm tra việc thực hiện nội quy/quy định và các giải pháp tiết kiệm điện của đơn vị, phòng ban.

Đưa nội dung tiết kiệm điện vào chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và thi đua khen thưởng hàng năm.

Khi cải tạo, thay thế trang bị mới phải sử dụng phương tiện, thiết bị có hiệu suất cao có dán nhãn tiết kiệm năng lượng, các loại đèn chiếu sáng phải dùng đèn LED.

Khảo sát lắp đặt hệ thống mặt trời áp mái tại trụ sở làm việc của Tổng công ty.

Công đoàn Tổng công ty và Đoàn thanh niên Tổng công ty: Tổ chức vận động cán bộ, nhân viên và người lao động thực hiện nghiêm việc tiết kiệm điện tại nơi làm việc và gia đình.

Phát động các phong trào thi đua để thực hiện tốt Chỉ thị số 34/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong toàn Tổng công ty.

Chủ đông triển khai công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được EVNNPC và các đơn vị xác định là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục.

Hiểu rõ tầm quan trọng của công tác này, cùng với sự quan tâm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Tổng công ty đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tác chuẩn bị về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trước mùa mưa bão;

Sẵn sàng ứng phó với các tình huống phức tạp của thời tiết, giảm thiểu tới mức thấp nhất các thiệt hại do bão lụt gây ra, khẩn trương khắc phục hậu quả, thiệt hại do thiên tai gây ra;

Khôi phục vận hành an toàn lưới điện và cung cấp điện trở lại cho khách hàng một cách ổn định trong thời gian sớm nhất sau khi xảy ra thiên tai, cụ thể:

Tổ chức kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Tổng công ty, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ huy và ban hành kế hoạch hoạt động của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Tổng công ty.

Xây dựng và ban hành Phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 của Tổng công ty;

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiện toàn và phân công nhiệm vụ cho các ban, tiểu ban phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, xây dựng đội xung kích phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đơn vị, lập và triển khai phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, tổ chức huấn luyện cho đội xung kích và tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các đơn vị.

Tổ chức họp Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để triển khai ngay công tác khắc phục hậu quả ngay khi có những diễn biến thời tiết cực đoan.

Trước mùa mưa bão, cử các đoàn công tác đi kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các đơn vị trong Tổng công ty.

Bám sát diễn biến dự báo khi xảy ra để cung cấp thông tin kịp thời trước, trong và sau khi xảy ra.

Tổng công ty đã tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp Tổng công ty năm 2018 tại Nghệ An vào ngày 31/3/2018, ngoài ra, công tác diễn tập cũng được các đơn vị thành viên tổ chức trong cuối tháng 3 và hoàn thành trong nửa đầu tháng 4/2018.

100% các đơn vị trực thuộc phải thành lập Ban, tiểu ban, đội xung kích phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018, phân công trách nhiệm cụ thể trong Ban, Tiểu Ban;

Lập đầy đủ phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 trong đó có các tình huống (phương án) diễn tập cụ thể.

Các đơn vị phải tổ chức kiểm tra công tác quản lý vận hành đường dây và TBA trước mùa mưa bão năm 2018, phát hiện và khắc phục ngay các khiếm khuyết trên lưới, tăng cường công tác sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên;

Thực hiện thí nghiệm định kỳ thiết bị trước mùa mưa bão đạt 100%;

Lập bảng kê thiết bị dự phòng phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đầy đủ tại các đơn vị trực thuộc.

Đảm bảo yêu cầu sẵn sàng đáp ứng đủ vật tư, thiết bị thay thế khi có thiệt hại.

Một số vật tư, thiết bị chính (đắt tiền) sẽ được điều động từ Tổng công ty.

Các Công ty Điện lực thành viên tại 27 tỉnh thành phải làm việc và ký kết hợp đồng với các cơ quan truyền thông tại địa phương như Báo/Đài tỉnh, Đài phát thanh xã, thôn để ngay trước và trong mùa mưa bão luôn luôn tuyên truyền, phát thanh và truyền tải đến và con nhân dân (đến cấp thôn xã/tổ dân phố) những chỉ dẫn về an toàn điện, những biện pháp đảm bảo an toàn điện khi mưa, nước ngập…

EVNNPC