Nói thì dễ, làm mới khó, giảm biên cũng thế!

28/12/2015 06:45
QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)
(GDVN) - Việc tinh giản đám công chức “có cũng được, không có cũng chẳng sao”, không phải là chuyện đơn giản.

LTS: Tinh giản biên chế là một chủ trương lớn của Nhà nước, đã được thực hiện liên tục, thường xuyên trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, thực tế sau nhiều năm thực hiện việc tinh giản, số lượng biên chế không giảm mà còn tăng thêm. 

Theo thống kê của Bộ Nội vụ, cả nước hiện có hơn 2,8 triệu cán bộ, công chức, viên chức. Theo nhận định của nhiều Đại biểu Quốc hội, trong số này có khoảng 30% công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp về”.

Vậy đâu là rào cản khiến việc tinh giản biên chế còn gặp nhiều khó khăn?

Để làm rõ hơn vấn đề này, hôm 26/12, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Cuông - nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thanh Hóa.

PV: Thưa ông, đâu là nguyên nhân khiến việc tinh giản biên chế chưa đạt như mong muốn?

Ông Lê Văn Cuông: Cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, nguyên nhân chính khiến việc tinh giản biên chế chưa đạt như mong muốn có trách nhiệm của người đứng đầu. Thực tế, thời gian vừa qua, chúng ta chưa thực sự quyết liệt trong việc giám sát, thực hiện chủ trương, chính sách chính sách liên quan tới công tác cán bộ.

Mặt khác, một số người đứng đầu đơn vị có thể chịu sức ép, sự ràng buộc bởi "công thức" tuyển dụng theo kiểu “nhất hậu duệ, nhì quan hệ…”.

Chính mối liên hệ nói trên dẫn đến việc số lượng công chức không những không giảm mà có xu hướng phình to thêm.

Mặt khác, cũng cần nhấn mạnh tới cơ chế xin - cho biên chế công chức vẫn còn tồn tại khá phổ biến trong quản trị hành chính công ở Việt Nam hiện nay.

Ông Lê Văn Cuông (ảnh: Tuổi trẻ)
Ông Lê Văn Cuông (ảnh: Tuổi trẻ)

Đây chính là nguyên nhân khiến người ta sẵn sàng bỏ tiền "chạy" công chức. Còn người đứng đầu cơ quan lợi dụng sơ hở trong chính sách cán bộ để vụ lợi cá nhân.

Do đó việc tuyển dụng không thể tránh khỏi tiêu cực từ cả hai phía. Đây là việc nhiều người nhìn thấy, nhưng để bắt tận tay thì không phải chuyện dễ. 

Mặt khác, hiện nay việc phân bổ ngân sách hàng năm vẫn tính theo đầu biên chế. Có lãnh đạo quyết tâm xin nhiều biên chế để tăng lượng kinh phí hoạt động, chi thường xuyên cho cơ quan mình. Cũng không tránh khỏi việc người ta lợi dụng việc này để tăng thu cho đơn vị, vun vén cá nhân.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như việc chia tách, sắp xếp địa giới hành chính; số lượng sinh viên tốt nghiệp; thành lập mới nhiều đơn vị, cơ quan chuyên môn nhằm đáp ứng việc thực hiện nghị quyết, quy định của pháp luật… cũng là nguyên nhân tạo nên gánh nặng biên chế…

Ông vừa nhắc đến vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý trong công tác nhân sự. Vấn đề này có bất cập gì không, thưa ông?

Ông Lê Văn Cuông: Đã có lần tại Quốc hội, tôi từng

Nói thì dễ, làm mới khó, giảm biên cũng thế! ảnh 2

Ông Vũ Quốc Hùng: Chúng ta phải xác định "cuộc chiến một mất, một còn"

tham gia phát biểu về luật cán bộ công chức, viên chức, trong đó nhấn mạnh việc quản lý cán bộ, công chức hiện nay còn qua nhiều chồng chéo.

Trong đó Chính phủ, Trung ương Đảng, Quốc hội đều có vai trò trong công tác nhân sự… 

Điều này sẽ tạo ra sự thiếu thống nhất, khó kiểm soát biến động về mặt số lượng cán bộ, công chức viên chức… Đây là điểm cần lưu ý và nên có sự thay đổi.

Một số ý kiến cho rằng, chúng ta đang nuôi “báo cô” một bộ phận không nhỏ “công chức cắp ô”. Do đó, đây là những đối tượng cần tinh giản đầu tiên. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Lê Văn Cuông: Mỗi người có những quan điểm khác nhau. Còn trên thực tế, có thực hiện được hay không lại là chuyện khác.

Quan điểm của tôi cho rằng, đã đụng chạm đến vấn đề liên quan tới quyền lợi của con người không phải là chuyện đơn giản.

Chúng ta thử nghĩ xem, trong cách đánh giá, xếp loại công chức, viên chức bây giờ, hầu đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, thế thì giảm ai bây giờ?

Ảnh minh họa của Vũ Toàn
Ảnh minh họa của Vũ Toàn

Có khi việc đánh giá còn nhiều hình thức, có cả sự nể nang, theo kiểu “anh không đụng đến tôi thì tôi cũng không đụng đến anh”, mặc dù trong thâm tâm người ta đều biết người này làm được việc, người kia không làm được việc.

Trong khi đó tính chiến đấu, vạch trần tiêu cực của mỗi cán bộ công chức, viên chức còn hạn chế. 

Tuy nhiên, việc phát hiện “công chức cắp ô” không khó, nếu người đứng đầu cơ quan gương mẫu, thực hiện nghiêm túc việc đánh giá năng lực cán bộ.

Theo ông, đâu là giải pháp để việc thực hiện tinh giản biên chế có hiệu quả, đặc biệt là những công chức “có cũng được, không có cũng chẳng sao”?

Ông Lê Văn Cuông: Trên phương diện vĩ mô, trong công tác cán bộ cần tập trung vào một đầu mối, có thể là Quốc hội, nhằm tạo ra sự thống nhất, tránh sự chồng chéo. 

Mặt khác, cần phát huy vài trò của đứng đầu trong việc tinh giản biên chế công chức, viên chức. 

Theo đó, người lãnh đạo phải thực sự gương mẫu trong

Nói thì dễ, làm mới khó, giảm biên cũng thế! ảnh 4

UBND thành phố Thanh Hóa "đánh lừa" lãnh đạo tỉnh

việc thực hiện rà soát, đánh giá lại một cách tổng thể hiệu quả công tác cán bộ ở từng vị trí, công việc được giao ở cơ quan mình.

Đây là cơ sở để đánh giá, xếp loại, và loại khỏi bộ máy nhà nước những công chức “cắp ô”.

Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh việc thi tuyển, kết hợp với việc phân bổ nguồn nhân lực đã qua thi tuyển một cách hợp lý. 

Đối với những công chức, viên chức đã được tuyển dụng cần thực hiện các cam kết công việc theo định kỳ, làm căn cứ theo dõi, đánh giá công việc, đồng thời để loại bỏ lối suy nghĩ, vào được công chức rồi sẽ chắc chân suốt đời...

QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)