Chưa rõ những vấn đề gì không trưng cầu ý dân?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoom 12/5 đã cho ý kiến về dự thảo Luật trưng cầu ý dân. Vấn đề nhiều người quan tâm nhất lúc này là những vấn đề nào sẽ được đưa ra hoặc không đưa ra trưng cầu ý dân?
Ông Ksor Phước – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị phải làm rõ một số vấn đề không thể đưa ra trưng cầu ý dân, và phải tôn trọng Hiến pháp.
“Thí dụ như vấn đề chia tách lãnh thổ quốc gia, hay thành lập nhà nước khác. Cái đó làm sao mà chấp nhập được. Hay bây giờ có đối tượng đòi thay đổi Điều 4, đưa ra trưng cầu ý dân, có làm không? Theo tôi, tinh thần là chúng ta phải dứt khoát một số điều không cho trưng cầu ý dân, chứ nói chung chung thì quá rộng.
Đồng thời cũng phải làm rõ khi nào Quốc hội trưng cầu ý dân, thí dụ như trước một vấn đề mà có 2/3 đại biểu bỏ phiếu thông qua phải trưng cầu ý dân. Đấy phải là những vấn đề rất quan trọng mà Quốc hội chưa thể quyết định ngay, hoặc là những vấ đề Quốc hội muốn nghe ý kiến của nhân dân để khẳng định thêm”.
Ủng hộ quan điểm trên, ông Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách, đề nghị: “Phải làm rõ khái niệm trưng cầu ý kiến nhân dân, khác với lấy ý kiến nhân dân. Đã trưng cầu ý dân thì phải theo ý kiến của nhân dân. Quốc hội nên đưa ra trưng cầu ý kiến nhân dân khi có những vấn đề cảm thấy vượt quá thẩm quyền của mình.
Theo tôi, vấn đề lãnh thổ không thể lấy ý kiến nhân dân, vì lãnh thổ là muôn ngàn đời để lại cho nên không xin ý kiến. Đã là luật pháp thì phải rất rõ rang, còn để như dự thảo hiện nay hiểu thế nào cũng được thì nguy hiểm”.
Cho ý kiến vào dự thảo luật, ủng hộ quan điểm việc vấn đề đã đưa ra trưng cầu ý dân là do dân quyết định, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: "Bác Hồ đã nói là dân phúc quyết, tức là do dân quyết định. Đã trưng cầu ý dân là do dân quyết định, chứ Quốc hội không quyết định được. Còn việc gì Quốc hội thấy cần thiết lấy ý kiến, sau đó lấy làm căn cứ để Quốc hội quyết định thì đó là lấy ý kiến nhân dân".
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "Đã trưng cầu ý dân là do dân quyết định chứ Quốc hội không quyết định được". ảnh: TTO. |
Cơ quan nào có quyền trưng cầu ý dân?
Theo dự luật, thì có hai phương án được đưa ra:
Phương án 1: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị trưng cầu ý dân.
Phương án 2: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị trưng cầu ý dân.
Về vấn đề này, Ủy ban pháp luật đánh giá: Trưng cầu ý dân là hình thức thực hiện quyền dân chủ trực tiếp cao nhất của người dân. Chủ thể đề nghị trưng cầu ý dân đã được Quốc hội thảo luận và cân nhắc kỹ tại kỳ họp thứ 8 khi xem xét, thông qua Luật tổ chức Quốc hội.
Theo đó, “Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp hoặc về những vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội” (khoản 1 Điều 19).
Do vậy, để bảo đảm tính thống nhất với Luật tổ chức Quốc hội, đề nghị quy định chủ thể có quyền đề nghị trưng cầu ý dân như Phương án 1 của dự thảo Luật.
Dự thảo luật cũng đề cập tới 4 hành vi bị nghiêm cấm khi trưng cầu ý dân:
Tuyên truyền xuyên tạc làm sai lệch nội dung, ý nghĩa của vấn đề trưng cầu ý dân;
Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép làm trở ngại việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân của cử tri;
"Nhiều Giám đốc sở, Vụ trưởng lơ mơ, làng màng"
(GDVN) - Đánh giá rất thẳng thắn của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp - ông Nguyễn Đình Quyền hẳn sẽ làm nhiều người lo ngại cho tương lai đất nước.Giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả trưng cầu ý dân;
Vi phạm pháp luật xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đối với nội dung giải quyết khiếu nại về kết quả trưng cầu ý dân, dự thảo luật quy định trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về trưng cầu ý dân tương ứng với từng vấn đề và ở từng giai đoạn cụ thể như việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Riêng đối với khiếu nại về kết quả trưng cầu ý dân sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải quyết và quyết định giải quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội là quyết định cuối cùng.
Theo Ủy ban Pháp luật, quy định thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội như vậy là phù hợp vì Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan có trách nhiệm tổ chức việc trưng cầu ý dân và chịu trách nhiệm trước Quốc hội về kết quả cuộc trưng cầu ý dân.