Món ăn, bài thuốc giúp nhuận tràng từ cây khoai sọ

13/06/2013 07:38
T.Phạm (th)
(GDVN) - Ngoài là món ăn bổ dưỡng, theo Đông y, khoai sọ có tính bình, tác dụng vào 3 kinh tỳ, vị và đại tràng giúp tiêu viêm, giảm sưng đau và nhuận tràng...
Khoai sọ được trồng và sử dụng làm thực phẩm ít hơn khoai lang, khoai tây, nhưng lại có tác dụng chữa bệnh phổ biến hơn. Củ khoai sọ chứa 26,5% glucid, 1,8% prôtêin, 0,1% lipid, 64mg% Ca, 75mg% P, 1,5%mg Fe, 0,02mg% carqten và các vitamin B1, B2, C, PP. Về mặt thuốc, khoai sọ có vị ngọt, hơi the, tính bình, có tác dụng điều hòa nội tạng, an thần, giải độc, làm se. Ăn khoai sọ thường xuyên sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng, vì hạt tinh bột của khoai sọ có kích thước nhỏ nhất so với hạt của các cây lương thực khác.Công dụng của khoai sọ1. Giúp nhuận tràng, chống táo bón Những người bị táo bón thường xuyên có thể dẫn đến bệnh trĩ, để phòng và điều trị táo bón thì nên sử dụng khoai sọ. Trong khoai sọ chứa chất xơ và các hạt tinh bột giúp tiêu hóa tốt. Có thể dùng khoai sọ luộc ăn hoặc nấu canh. Nếu luộc thì nên rửa sạch khoai và luộc cả vỏ rồi bóc ăn sẽ bớt ngứa mà củ khoai được khô hơn là cạo sạch vỏ luộc.
2. Chống suy nhược cơ thể Nhu cầu năng lượng từ gluxit đưa vào cơ thể một ngày nên chiếm 60 - 70% tổng năng lượng. Chính thành phần có chứa nhiều  gluxit trong khoai sọ giúp cung cấp năng lượng, nuôi dưỡng tế bào thần kinh, chống suy nhược cơ thể... Đặc biệt đối với người gầy, mới ốm dậy hoặc hay có dấu hiệu suy nhược cơ thể thì dùng canh khoai sọ nấu móng giò hoặc dùng khoai sọ nấu thịt nạc sẽ giúp cơ thể mau phục hồi.3.Hỗ trợ viêm thận Lượng chất xơ có trong khoai sọ không quá nhiều, mà còn chứa photpho, vitamin sẽ là điều kiện tốt cho người bị viêm thận. Có thể dùng bình thường như nấu canh thịt, rau muống, nhưng nên cho gia vị nhạt hơn người bình thường. Bạn cũng có thể dùng khoai sọ nấu với gạo thành cháo, cho thêm ít đường có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận mạn tính.
4. Giúp tiêu khát
Mùa hè hoặc thời điểm giao mùa chúng ta luôn cảm thấy khát, cơ thể luôn cần một lượng nước lớn hơn bình thường. Bạn có thể dùng khoai sọ nấu cua cùng rau muống giúp tiêu khát, tăng cường sức khoẻ trước thời tiết khó chịu.Một số món ăn, bài thuốc có sử dụng khoai sọ

1. Cháo bổ tỳ
Khoai sọ 200g, sơn dược (củ mài) 50g, gạo tẻ 50g, nấu cháo ăn trong ngày. Thường xuyên ăn món cháo này có tác dụng ích khí (tăng thể lực), bổ tỳ vị (tăng cường chức năng tiêu hoá), dùng chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát, hay phiền táo. Canh khoai sọ thịt lợn:
Cháo khoai sọ.
Cháo khoai sọ.
Khoai sọ 100g, thịt lợn nạc 50g nấu canh ăn trong các bữa cơm. Tác dụng bổ âm, chống khô khát, ích khí, nuôi dưỡng dạ dày, chống mệt mỏi. Có thể dùng để bồi dưỡng cho những trường hợp cơ thể suy nhược, phiền khát sau khi bị bệnh.2. Bồi dưỡng sau khi bị bệnh Dân gian có kinh nghiệm dùng khoai sọ nấu với thịt lợn, cua đồng, cá quả, cá diếc... làm món canh ăn trong bữa cơm hằng ngày để bồi bổ cơ thể, tăng sức lực, chống khát. Chè khoai sọ táo tàu: Khoai sọ 250g (gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ), táo tàu 50g, đường đỏ 50g, nấu nhỏ lửa thành món chè, chia 3 - 4 lần ăn trong ngày. Có thể dùng để bồi dưỡng cho những trường hợp cơ thể suy nhược, phiền khát sau khi mắc bệnh nặng.3. Chữa kiết lỵ lâu ngày không khỏi Khoai sọ 50g, sắc nước uống mỗi ngày 2 lần. Nếu đi lị ra máu, khi uống hoà thêm đường đỏ; Không ra máu chỉ có mủ thì pha với đường trắng. Hoặc dùng thân khoai sọ 15g, củ cải 15g, tỏi 6g sắc nước uống thay trà trong ngày.4. Chữa viêm thận mạn tính Khoai sọ rửa sạch, thái lát, rang cháy đen, nghiền thành bột mịn, thêm đường đỏ vào trộn đều. Mỗi lần uống 30g, ngày uống 2 lần. Hoặc: Khoai sọ 60 g (rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ), gạo tẻ 50-100 g nấu cháo, khi ăn thêm đường đỏ cho đủ ngọt. Bài thuốc này còn có tác dụng chữa cả đau dạ dày.
5. Gân cốt đau nhức, sưng tấy

Khoai sọ, gừng tươi - hai thứ liều lượng bằng nhau, tất cả đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, mỗi ngày thay thuốc 2 lần.
6. Chữa tràng nhạc Khoai sọ khô bỏ vỏ, thái nhỏ, nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 20-30 g bột khoai sọ, gạo tẻ 50-100 g, nấu cháo ăn liên tục đến khi khỏi. Kinh nghiệm dân gian cho thấy, trẻ nhỏ thường ăn loại cháo bột khoai sọ này ít bị ghẻ lở, mụn nhọt.
7. Chữa chín mé (đầu ngón tay, ngón chân sưng tấy, đau kịch liệt)

Khoai sọ giã nát, trộn thêm chút muối, đắp vào chỗ sưng đau, lấy gạc băng lại, ngày thay thuốc 2 lần. Hoặc: Dùng thân khoai sọ giã nát đắp vào chỗ bị bệnh. Dùng củ khoai sọ trộn muối giã đắp lên những chỗ sưng đau trên cơ thể, đối với các loại đinh nhọt khác cũng có tác dụng tốt. Chú ý: Dùng khoai sọ xát lên da có thể gây dị ứng viêm tấy, nhưng giã gừng sống lấy nước bôi vào sẽ đỡ.
8. Bị rắn cắn, sâu cắn, ong đốt

Lấy lá hoặc thân khoai sọ xát hoặc giã nát đắp vào chỗ bị thương. Nếu bị ong nghệ đốt, ăn ngay khoai sọ sống, đến khi cảm thấy khoai có mùi tanh và lưỡi tê thì thôi.
Ngoài ra, sử dụng hoai sọ giã nhỏ trộn dầu vừng có thể chữa bỏng. Lá khoai sọ thái nhỏ, phơi khô (20-30g), dùng riêng hoặc phối hợp với lá vông nem, lá gai, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày chữa tâm phiền ở phụ nữ có mang; thai động không yên. Lá khoai sọ (30g), củ cà rốt (30g), tỏi (vài nhánh), thái nhỏ, sắc uống chữa tiêu chảy, kiết lỵ.
T.Phạm (th)