Thầy ơi cho con hỏi, không có ước mơ gì thì chọn ngành nào?

06/04/2019 06:32
Trinh Phúc
(GDVN) - Thầy Nguyễn Lân Dũng cho rằng: “Lựa chọn nghề nghiệp nào là căn cứ vào trí thông minh của từng em thuộc năng lực nào trong 8 trí thông minh của con người”.

Ngày 5/4, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam kết hợp với trường Trung học Phổ thông Lục Nam, tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Tại buổi hội thảo, hơn 1700 em học sinh của trường Lục Nam được Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng trao đổi về những cơ hội, thách thức trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, sự xuất hiện của rô - bốt, trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi nhân loại trong tương lai gần.

Lao động chân tay, giản đơn sẽ được thay thế bằng rô - bốt vì thế nếu không có định hướng tốt về nghề nghiệp sẽ dễ thất nghiệp, mất việc làm.

Thầy Nguyễn Lân Dũng trao đổi với các em học sinh về những thách thức và cơ hội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 (ảnh Trinh Phúc).
Thầy Nguyễn Lân Dũng trao đổi với các em học sinh về những thách thức và cơ hội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 (ảnh Trinh Phúc).

Kể chuyện sinh động về những tấm gương, nghị lực vươn lên vượt qua khó khăn thầy Nguyễn Lân Dũng đã mang đến cho các em học sinh sự tự tin vào bản thân và tư vấn giúp các hoàn thiện mình để có hành trang vững chắc cho tương lai.

Tại buổi hội thảo, nhiều em học sinh đã bày tỏ thắc mắc của mình về hướng đi tới đây sau khi rời ghế nhà trường phổ thông đặc biệt đối với các học sinh khối 12 khi trong thời gian đăng ký nguyện vọng thi.

Học sinh, Nguyễn Thủy Liên, lớp 12 A1 chia sẻ với thầy Nguyễn Lân Dũng, “người ta thường hay nói bạn theo đuổi ước mơ thì thành công sẽ theo đuổi bạn.

Nhưng em không biết ước mơ của mình là gì, cho đến bây giờ em không có đam mê gì vậy làm thế nào để thành công”.

Các em học sinh quan tâm nhiều đến vấn đề chọn trường và ngành học sau khi rời ghế nhà trường phổ thông (ảnh Trinh Phúc).
Các em học sinh quan tâm nhiều đến vấn đề chọn trường và ngành học sau khi rời ghế nhà trường phổ thông (ảnh Trinh Phúc).

Trả lời câu hỏi trên, thầy Nguyễn Lân Dũng cho rằng, con người ta sinh ra có 8 trí thông minh. Một cá nhân sẽ có ít nhất là một trong tám trí thông minh đó.

“Chắc chắn em chọn được ước mơ khi em tìm hiểu mình thuộc trí thông minh nào trong tám trí thông minh.

Tối nay, em vào mạng tìm hiểu. Nếu biết được mình thuộc nhóm trí thông minh nào thì đó là ước mơ của em”.

Chung tâm trạng bối rối không biết lựa chọn hướng đi nào, em Nguyễn Họa My phân vân: thưa thầy, đang có tranh cãi ý kiến chọn trường giữa bố mẹ, em, và mọi người. Thầy hãy giúp em một lời khuyên ạ.

Trước thắc mắc trên thầy Nguyễn Lân Dũng cho rằng, mục tiêu của thế hệ các em là học để làm người tự do. Mà tự do đầu tiên là tự do lựa chọn.

Học sinh trường trung học phổ thông Lục Nam bày tỏ thắc mắc với thầy Nguyễn Lân Dũng có nên chọn nghề theo sở thích hay theo xu hướng (ảnh Trinh Phúc).
Học sinh trường trung học phổ thông Lục Nam bày tỏ thắc mắc với thầy Nguyễn Lân Dũng có nên chọn nghề theo sở thích hay theo xu hướng (ảnh Trinh Phúc).

 Bố mẹ thương mình thì hay khuyên nhủ mình theo đuổi những ngành nghề mà họ có thể giúp được sau em sau này. Nhưng em hãy tự tin theo ngành nào mà em thấy mình có năng lực.

“Lựa chọn nghề nghiệp nào là căn cứ vào trí thông minh của em thuộc năng lực nào trong 8 trí thông minh của con người.

Không nên theo bố mẹ mà theo nguyện vọng cá nhân em”.

Thầy ơi cho con hỏi, không có ước mơ gì thì chọn ngành nào? ảnh 6Giáo sư Nguyễn Lân Dũng khuyên: Các em hãy học để trở thành người tự do

Để minh họa cho câu chuyện, Giáo sư kể câu chuyện của tác giả của cuốn sách “Giá như tôi biết điều đó trước khi học đại học” – Đinh Tuấn Ân.

 Theo câu chuyện của thầy Nguyễn Lân Dũng thì người viết cuốn sách này đã học đại học ngân hàng theo định hướng của bố mẹ đến năm thứ 4 thì bỏ học. Lý do, là không thích nghề ngân hàng.

Một lần đi qua cửa hàng KFC và suy nghĩ, chủ nhân của thương hiệu này chỉ có cái đùi gà mà bán khắp thế giới.

Trong khi quê mình có món tào phớ, rất ngon nhưng ít người biết đến.

Thế rồi, anh Đinh Tuấn Ân đã khởi nghiệp bằng việc kinh doanh tòa phớ. Đến nay anh đã mở được hệ thống cửa hàng tào phớ ở thành phố Hồ Chí Minh.

Cơ sở của anh Ân đã sáng tạo ra 30 món tào phớ, trong đó có món nổi tiếng là tào phở hương sầu riêng. Dự định tới đây sẽ phát triển hệ thống của hàng tào phớ lan rộng ra 63 tỉnh thành và vươn ra thế giới.

Thầy Nguyễn Lân Dũng chụp ảnh với thầy cô trường Trung học Phổ thông Lục Nam (ảnh Trinh Phúc).
Thầy Nguyễn Lân Dũng chụp ảnh với thầy cô trường Trung học Phổ thông Lục Nam (ảnh Trinh Phúc).

Cuối câu chuyện, thầy Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh: “Em Ân đã theo đuổi niềm đam mê kinh doanh và đã thành công”.

Cũng tại buổi hội thảo, nhiều em chia sẻ với thầy Nguyễn Lân Dũng về những sở thích riêng. Ví như, em Nguyễn Thị Thùy Linh lớp 12 A1, thầy đọc rất nhiều sách, làm thế nào đọc sách mà hiểu được nội dung một cách sâu sắc nhất.

Thầy Dũng cho rằng, muốn thế các em phải yêu sách. Nước Nhật Bản lên tàu điện ngầm người ta đọc sách, ai cũng chăm chú đọc sách, rất xấu hổ khi tổng kết lại thì Việt Nam là một trong những nước đọc sách ít nhất.

Thầy ơi cho con hỏi, không có ước mơ gì thì chọn ngành nào? ảnh 8Cách mạng công nghiệp 4.0 “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”

Em Nguyễn Hữu Tuyến, học sinh lớp 11 A2, mong muốn thầy chia sẻ làm sao để giao tiếp, ứng xử lưu loát, tự tin trước đám đông.

Thầy Nguyễn Lân Dũng khuyên là phải biết khám phá bản thân, xem mình có năng lực ngoại giao hay không. Nếu có thì em phải học tập phấn đấu để trở thành nhà ngoại giao.

Trong thời đại ngày nay, mục tiêu học để trở thành người tự do thì mình phải có ngoại ngữ, kiến thức sâu rộng vì thế em phải trang bị cho mình. Khi đã thành công dân toàn cầu, thành người tự do thì mình không còn ngại ngần gì nữa, mình sẽ tự do thể hiện, tự do lựa chọn và luôn tự tin trước đám đông.

Ngoài ra, nhiều câu hỏi của học sinh trường trung học phổ thông Lục Nam liên quan đến việc chọn ngành cụ thể như em Hoàng Thị Vân Anh, học sinh lớp 12 A2, em rất thích ngành du lịch trong thời 4.0 và hỏi thầy Nguyễn Lân Dũng có thuận lợi và khó khăn gì trong tương lai?

Thầy Dũng đáp: “Ngành du lịch có thuận lợi rất lớn vì nước ta là nước được coi là điểm đến của du lịch vì rất nhiều phong cảnh đẹp, công trình văn hóa lớn. Em phải trau dồi ngoại ngữ để theo đuổi ước mơ của mình”.

Trinh Phúc