Thưa Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, em nên khởi nghiệp theo hướng nào ạ?

09/04/2019 06:40
Tùng Dương
(GDVN) - Đó là một trong rất nhiều câu hỏi được các em học sinh Trường Trung học phổ thông Xuân Áng, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ gửi đến Giáo sư Nguyễn Lân Dũng.

Ngày 8/4/2019, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ, Trường Trung học phổ thông Xuân Áng, xã Xuân Áng (huyện Hạ Hòa, Phú Thọ) tổ chức buổi hội thảo: “Khởi nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”.

Mặc dù thời tiết không thuận lợi, lúc mưa to, sau lại nắng gắt, nhưng tất cả những việc đó đều không ngăn được sự háo hức của 700 em học sinh đang mong chờ buổi nói chuyện này.

Đáp lại tình cảm đó, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng đã mang đến cho thầy và trò Trường Trung học phổ thông Xuân Áng một buổi ngoại khóa bổ ích và lý thú.

Trường Trung học phổ thông Xuân Áng, xã Xuân Áng (Huyện Hạ Hòa, Phú Thọ). Ảnh: Tùng Dương.
Trường Trung học phổ thông Xuân Áng, xã Xuân Áng (Huyện Hạ Hòa, Phú Thọ). Ảnh: Tùng Dương.

Đứng giữa các em học sinh, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã đưa ra những câu chuyện thực tế từ chính bản thân mình, Giáo sư đã khắc phục mọi khó khăn để vươn lên ra sao, rồi việc tự học ngoại ngữ để bây giờ thầy viết và nói thành thạo 4 ngoại ngữ…

Về câu chuyện 4.0, Giáo sư chia sẻ: “Thời đại công nghiệp lần thứ 4 mang tới thách thức rất lớn, nhưng cơ hội cũng rất nhiều, đặc biệt là cơ hội khởi nghiệp cho các em học sinh ngồi đây.

Cuộc cách mạng lần thứ 4 này xuất hiện cùng với những Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn, Robot thế hệ mới, Công nghệ Nano, Công nghệ sinh học vật liệu mới, Công nghệ in 3D…".

Thưa Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, em nên khởi nghiệp theo hướng nào ạ? ảnh 2Để trở thành công dân toàn cầu trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

Riêng về công nghệ in 3D, Giáo sư nói thêm: “Đây là một công nghệ hoàn toàn mới và giúp ích rất nhiều cho cuộc sống.

Công nghệ in 3D đang ngày càng phát triển, không chỉ giúp cho việc chế tạo khuôn mẫu được chính xác và dễ dàng hơn, mà còn đang được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp, sản xuất chế tạo, y khoa, kiến trúc, xây dựng…

Công nghiệp điện tử cũng là một trong những ngành ứng dụng đầu tiên của in 3D. Máy in 3D đã được sử dụng để chế tạo các bộ phận phức tạp, đặc biệt từ các chất liệu khác nhau và đã mở ra một trào lưu mới của ngành công nghiệp này”.

Về lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, Giáo sư nhấn mạnh:

“Ưu điểm của in 3D được thể hiện rất rõ trong vô vàn ứng dụng (các mô hình bộ phận của con người như xương, răng, tai giả…). Với ứng dụng này, mô hình điện tử của bộ phận cơ thể con người được dựng bởi các hình ảnh 3D hoặc một máy quét 3D, sau đó, mô hình sinh học được tạo ra từng lớp từng lớp nhờ vào công nghệ in 3D.

Trong ngành giải phẫu, mỗi bệnh nhân là một cá thể riêng biệt và duy nhất, mô hình sinh học 3D cho phép bác sỹ thực hiện phẫu thuật chính xác hơn do có được sự hiểu biết sâu về cơ thể bệnh nhân.

Nhờ đó, kế hoạch phẫu thuật được chi tiết hơn, các thử nghiệm, hay hướng dẫn trong ca mổ được đảm bảo về độ chính xác và chất lượng cao.

Một trong những ứng dụng thú vị nhất của in 3D là chế tạo mô và các cơ quan của con người, mà người ta hay gọi là In sinh học - Bioprinting.

Nhờ vào công nghệ này, hệ thống tế bào mô của con người có thể được in theo lớp bằng mực sinh học, loại mực này thu được qua xử lý đặc biệt các tế bào của con người và các chất khác”.

Với phong cách trả lời hài ước, dí dỏm, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã trả lời từng em một cách thấu đáo. Ảnh: Tùng Dương.
Với phong cách trả lời hài ước, dí dỏm, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã trả lời từng em một cách thấu đáo. Ảnh: Tùng Dương.

Tại buổi hội thảo, rất nhiều câu hỏi được các em học sinh của Trường Trung học phổ thông Xuân Áng gửi đến Giáo sư:

“Thưa thầy, em muốn làm hướng dẫn viên du lịch thì cần phải làm gì ạ?"; "Thưa thầy, em có thể khởi nghiệp khi không học Đại học có được không?";

Em Nguyễn Đoàn, lớp 12E với những câu hỏi về hướng nghiệp; Em Ngô Phương Uy, lớp 12H cho biết mình rất thích âm nhạc nên sau này em có thể khởi nghiệp bằng âm nhạc có được không?;

Em Hà Quốc Khánh, lớp 11G, nếu vào Đại học thì em nên học chuyên ngành gì?; Em Nguyễn Vũ Thu Trang, lớp 10D với câu hỏi cần phải làm gì để bảo vệ môi trường đang bị ô nhiễm?;

Em Nguyễn Phúc Lộc, lớp 10A muốn Giáo sư giải thích về bản chất của lòng tham là gì?; Em Trương Bích Loan, lớp 10E xin thầy chia sẻ kinh nghiệm làm sao để tạo được động lực trong học tập…”.

Còn rất nhiều câu hỏi nữa, nhưng với phong cách trả lời hài ước, dí dỏm, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã trả lời từng em một cách thấu đáo, chi tiết bằng những ví dụ cụ thể, những tấm gương vượt khó vươn lên và đã thành đạt trong cuộc sống.

Thậm chí có em còn hỏi Giáo sư tới 3 câu hỏi nhưng đều nhận được những câu trả lời.

Tập thể Ban giám hiệu và các thầy, cô giáo Trường Trung học phổ thông Xuân Áng, chụp ảnh lưu niệm với Giáo sư Nguyễn Lân Dũng và phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam. Ảnh: Tùng Dương.
Tập thể Ban giám hiệu và các thầy, cô giáo Trường Trung học phổ thông Xuân Áng, chụp ảnh lưu niệm với Giáo sư Nguyễn Lân Dũng và phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam. Ảnh: Tùng Dương.

Kết thúc buổi hội thảo, thầy Bùi Chương An - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Xuân Áng, đã gửi lời cảm ơn đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam;

Thầy coi đây như một món quà mà Báo đã dành tặng cho nhà trường, một cơ hội để giúp cho các em học sinh của trường được tìm hiểu về “Khởi nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”.

Thầy Bùi Chương An cũng gửi lời cảm ơn Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã mang đến cho 700 học sinh của trường, các thầy cô, một buổi nói chuyện ý nghĩa.

Cô Lê Thị Ngọc Ngân - Phó hiệu trưởng nhà trường cũng mong rằng sẽ được gặp gỡ Giáo sư nhiều hơn, có cơ hội hỏi và nhận được chia sẻ của thầy Nguyễn Lân Dũng, các em học sinh của trường sẽ cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, vững tin theo đuổi đam mê, công việc yêu thích để vươn tới thành công.

Một số hình ảnh buổi hội thảo: “Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0” tại Trường Trung học phổ thông Xuân Áng, xã Xuân Áng (huyện Hạ Hòa, Phú Thọ).

Thầy Hà Việt Phú được nhận sách dạy học tiếng Anh từ Giáo sư Nguyễn Lân Dũng. Ảnh: Tùng Dương.
Thầy Hà Việt Phú được nhận sách dạy học tiếng Anh từ Giáo sư Nguyễn Lân Dũng. Ảnh: Tùng Dương.
Em Nguyễn Đoàn, học sinh lớp 12E với câu hỏi về hướng nghiệp. Ảnh: Tùng Dương.
Em Nguyễn Đoàn, học sinh lớp 12E với câu hỏi về hướng nghiệp. Ảnh: Tùng Dương.
Em Ngô Phương Uy, lớp 12H với câu hỏi định hướng về âm nhạc. Ảnh: Tùng Dương.
Em Ngô Phương Uy, lớp 12H với câu hỏi định hướng về âm nhạc. Ảnh: Tùng Dương.
Em Nguyễn Vũ Thu Trang lớp 10D với câu hỏi về môi trường ô nhiễm. Ảnh: Tùng Dương.
Em Nguyễn Vũ Thu Trang lớp 10D với câu hỏi về môi trường ô nhiễm. Ảnh: Tùng Dương.
Em Hà Quốc Khánh lớp 11G với câu hỏi về kiến thức xã hội. Ảnh: Tùng Dương.
Em Hà Quốc Khánh lớp 11G với câu hỏi về kiến thức xã hội. Ảnh: Tùng Dương.
“Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0” là một hoạt động ngoại khóa đặc biệt mà Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông trong cả nước tổ chức. Ảnh: Tùng Dương.
“Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0” là một hoạt động ngoại khóa đặc biệt mà Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông trong cả nước tổ chức. Ảnh: Tùng Dương.
Em Đỗ Trần Hiếu lớp 10E với câu hỏi :"Bản chất lòng tham là gì". Ảnh: Tùng Dương.
Em Đỗ Trần Hiếu lớp 10E với câu hỏi :"Bản chất lòng tham là gì". Ảnh: Tùng Dương.
Câu hỏi nào cũng được Giáo sư trả lời căn kẽ. Ảnh: Tùng Dương.
Câu hỏi nào cũng được Giáo sư trả lời căn kẽ. Ảnh: Tùng Dương.
Em Tô An Việt, lớp 10H với 3 câu hỏi về cuộc sống. Ảnh: Tùng Dương.
Em Tô An Việt, lớp 10H với 3 câu hỏi về cuộc sống. Ảnh: Tùng Dương.
Em Trương Thị Bích Loan, lớp 10E: "Cách tạo ra động lực để học tập tốt". Ảnh: Tùng Dương.
Em Trương Thị Bích Loan, lớp 10E: "Cách tạo ra động lực để học tập tốt". Ảnh: Tùng Dương.
Em Nguyễn Khánh Ly, lớp 11H với những câu hỏi về toán học. Ảnh: Tùng Dương.
Em Nguyễn Khánh Ly, lớp 11H với những câu hỏi về toán học. Ảnh: Tùng Dương.

Chuỗi hội thảo “Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0” là một hoạt động ngoại khóa đặc biệt mà Báo điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông trong cả nước.

Với diễn giả đặc biệt là Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng, các cuộc hội thảo đã thu hút hàng chục ngàn lượt nghe của các cán bộ, giáo viên, học sinh các trường.

Trong khuôn khổ các buổi hội thảo, các em học sinh, sinh viên đã được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng hun đúc niềm đam mê khởi nghiệp trong thời đại mới, đầy thách thức nhưng cũng đầy cơ hội.

Hiện tại, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục tổ chức chuỗi hội thảo: “Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”.

Các trường có thể đăng ký qua số điện thoại đường dây nóng: 0938.766.888 - 0243.5569666; 0243.5569777. Email: toasoan@giaoduc.net.vn.

Mọi chi phí tổ chức hội thảo đều do Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam chi trả.

Tùng Dương