Thâu tóm Metro Việt Nam, tiềm lực của tỷ phú Thái Lan "khủng" đến đâu?

12/08/2014 07:16
NHẤT NGÔN (TỔNG HỢP)
(GDVN) - Sau thương vụ mua lại chuỗi siêu thị Metro Việt Nam với giá 879 triệu USD, nhiều câu hỏi đặt ra về tiềm lực của tỉ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi...
Đầu tuần qua, ngành phân phối trong nước đã xôn xao trước thông tin tập đoàn Metro AG của Đức chuẩn bị hoàn tất thương vụ bán lại chuỗi siêu thị bán buôn Cash & Carry tại Việt Nam, cho một tập đoàn Thái Lan với giá hơn 500 triệu USD.

Trên thực tế, hệ thống 19 siêu thị trải khắp cả nước, với tổng cộng hơn 5.000 nhân viên này đã lọt vào tầm ngắm của tập đoàn nông sản khổng lồ Charoen Pokphand Group (C.P Group), mà đứng sau là tỷ phú Dhanin Chearavanont, giàu nhất Thái Lan từ lâu.

Tỷ phú Dhanin Chearavanont là chủ tịch kiêm CEO của C.P Group.

Tỷ phú Dhanin Chearavanont là chủ tịch kiêm CEO của C.P Group.

Những thông tin chính thức về việc Metro muốn tìm đối tác bán lại chuỗi siêu thị bán buôn của mình tại Việt Nam đã râm ran từ đầu năm. Theo tờ tạp chí phố Wall, cuối năm ngoái, C.P đã tiếp cận Metro nhưng hai bên thương thảo bất thành. Dù vậy có vẻ sự quyết liệt của C.P Group cuối cùng cũng đã đem lại thành công.

Thương vụ này một lần nữa nối dài danh sách các công ty, tập đoàn được tỷ phú Dhanin Chearavanont, chủ tịch kiêm CEO của C.P thâu tóm thành công.

Theo thống kê của tạp chí tài chính Businessweek Bloomberg, vị tỷ phú này hiện có liên hệ với 83 thành viên hội đồng quan trị tại 11 tổ chức khác nhau thuộc 15 ngành nghề khác nhau.

Ông Chearavanont tốt nghiệp đại học quốc phòng Thái Lan với bằng cử nhân, đồng thời cũng đã theo học trường thương mại Hong Kong. 

Ở tuổi ngoài 70, ông Chearavanont vẫn là chủ tịch điều hành của nhiều công ty và tập đoàn lớn ở khắp nơi trên thế giới.

Vị tỷ phú này cũng sở hữu nhiều bất động sản có giá trị khổng lồ Pantip Plaza ở Bangkok (Thái Lan), Khách sạn Plaza Athenee tại Manhattan (Mỹ), cùng hàng loạt chuỗi nhà hàng - khách sạn nổi tiếng khác ở Mỹ, Úc và châu Á.

Tại châu Á, ông được biết đến như nhà tài phiệt sở hữu nhiều tòa nhà bán lẻ, thương mại và dân cư, đặc biệt ở Thái Lan và Singapore.

Con trai ông, Panote Sirivadhanabhakdi, đang nắm vai trò quan trọng trong ủy ban điều hành hội đồng quản trị Fraser & Neave Ltd (F&N). Thapana Sirivadhanabhakdi, một người con trai khác của ông, đang giữ chức giám đốc điều hành ThaiBev. Cô con gái Wallapa thì nắm trong tay tập đoàn TCC Land. Các tập đoàn này đều do tỉ phú Charoen giữ vai trò chủ tịch.

Theo tạp chí Forbes, doanh nhân Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi có tài sản ước tính khoảng 11,3 tỉ USD (cập nhật đến tháng 6/2014). 

Theo bảng xếp hạng các tỷ phú thế giới do tạp chí Forbes công bố hồi tháng 3, ông Chearavanont giàu nhất Thái Lan và xếp hạng 97 trong số những tỷ phú giàu nhất thế giới.

Giống như nhiều tỉ phú khác của Thái Lan, Charoen cũng là người gốc Hoa. Ông hiện chung sống với vợ và 5 người con. Charoen Sirivadhanabhakdi có một tuổi thơ khá vất vả. Là con thứ 6 trong một gia đình bán hàng rong với tổng cộng 11 anh chị em, ông phải bỏ học từ năm 9 tuổi để tìm kế sinh nhai. Tuy nhiên, trên con đường lập nghiệp của mình, ông đã được nhiều đại học, học viện trao tặng bằng tiến sĩ danh dự. Đồng thời được Hoàng gia Thái Lan nhiều lần vinh danh.

Năm 2012, Dhanin Chearavanont từng khiến cả thị trường bảo hiểm châu Á ngỡ ngàng khi tung 9,4 tỷ USD mua toàn bộ 15,6% cổ phần của HSBC nắm giữ tại tập đoàn bảo hiểm lớn thứ hai Trung Quốc Ping An.

"Đế chế” CP của tỷ phú Dhanin có mặt trên 17 quốc gia, xuất khẩu sản phẩm sang 40 nước. Trong ảnh là chân dung tỷ phú giàu nhất Thái Lan trên trang bìa của tạp chí danh tiếng Forbes tháng 12/2011.
"Đế chế” CP của tỷ phú Dhanin có mặt trên 17 quốc gia, xuất khẩu sản phẩm sang 40 nước. Trong ảnh là chân dung tỷ phú giàu nhất Thái Lan trên trang bìa của tạp chí danh tiếng Forbes tháng 12/2011.

Đây chính là thương vụ thâu tóm lớn nhất trong lịch sử các doanh nghiệp Thái Lan, và xếp thứ 2 châu Á trong năm đó, chỉ sau kế hoạch chi 15,1 tỷ USD để thâu tóm công ty dầu mỏ Nexen của Canada do tập đoàn dầu mỏ CNOOC của Trung Quốc thực hiện.

CP Group dưới sự kiểm soát của ông Chearavanont có một danh mục đầu tư đồ sộ và rộng khắp, từ việc nắm giữ hãng viễn thông True, tới các công ty thực phẩm CP Foods, hay chuỗi cửa hàng tiện lợi CP All.

Là một người rất giàu có và thành công, nhưng theo tờ Financial Times, ông Dhanin là người kín tiếng và rất hiếm khi xuất hiện trước công chúng.

Năm 2012, khi kinh tế Trung Quốc, Mỹ và EU vẫn đang trên đà trượt dốc, tỷ phú này đã có phát biểu đáng chú ý tại một diễn đàn dành cho doanh nhân tại Bangkok rằng, ông dự đoán “một bước nhảy vọt nữa” tại Trung Quốc và hối thúc các công ty Thái Lan đầu tư vào đây.

Đồng thời ông cũng cho rằng các công ty Thái Lan nên mở rộng tầm ngắm tới Mỹ và châu Âu, nơi giá cổ phiếu nhiều công ty đã xuống mức “rất hấp dẫn” cho các nhà đầu tư nước ngoài. Và quả thực đến nay cố phiếu các công ty của Mỹ đang không ngừng tăng giá.

Ông Dhanin sinh tại Thái Lan năm 1938 tại tỉnh Quảng Đông. Cha ông là Ek Chor đã di cư tới Thái Lan cùng với một người anh em trong gia đình là Siew Whooy, và lập nên công ty CP năm 1921. Khi đó “đế chế” C.P hùng mạnh ngày nay chỉ là một cửa hàng bán hạt giống.

Những năm sau đó, CP phát triển mạnh mẽ, lấn sân các ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đến khi tham gia kinh doanh, ông Dhanin cùng các anh chị mình tiếp tục mở rộng kinh doanh sang các ngành chăn nuôi, tiếp thị và phân phối.

Tỉ phú Charoen Sirivadhanabhakdi và vợ.
Tỉ phú Charoen Sirivadhanabhakdi và vợ.

Ngay từ những năm 1970, tập đoàn CP đã hầu như độc quyền ngành gia cầm và trứng tại Thái Lan, đồng thời mở rộng mạng lưới sang Indonesia, Nhật Bản và Singapore. Đến đầu những năm 2000, họ đa dạng hóa danh mục đầu tư sang ngành viễn thông, bán lẻ thông qua thương hiệu 7-Eleven.

Dù vậy, chặng đường kinh doanh của ông Dhanin và gia đình không hề bằng phẳng. Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 từng khiến đồng Baht Thái mất giá chóng mặt, khiến CP Goup thua lỗ nặng nề. Có một chi tiết đáng chú ý là HSBC khi đó đã cấp các khoản vay trị giá 400 triệu USD cho tập đoàn này năm 1998 và chịu tổn thất lớn.

Dhanin đã vực dậy tập đoàn bằng cách bán đi một loạt hoạt động kinh doanh không cốt lõi và cắt giảm mạnh chí phí. “Khi ấy tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để sử dụng mọi biện pháp để đảm bảo tập đoàn sẽ tồn tại”, ông trả lời tạp chí Time trong một cuộc phỏng vấn năm 2004. “Tôi cảm thấy khá tệ, nhưng tôi đã luôn tin chúng tôi sẽ trở lại trong tương lai”.

Chủ tịch Tập đoàn Metro (Đức) cho biết hãng vừa chính thức ký thỏa thuận với Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của tỷ phú người Thái Lan Chearavanont về việc chuyển nhượng kinh doanh bán buôn 19 trung tâm Metro tại Việt Nam. 

Tổng giá trị của thương vụ là 879 triệu USD (khoảng 18.459 tỷ đồng) và dự kiến sẽ được hoàn tất đầu năm 2015.

Tập đoàn BJC có giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán nước này là khoảng 88 tỷ Baht (khoảng 2,8 tỷ USD). Tỷ phú Thái Lan Dhanin Chearavanont vốn phất lên nhờ hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi và hiện BJC đang kinh doanh 5 chuỗi cung ứng chính gồm bao bì, tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, kỹ thuật, bán lẻ và chuỗi cung ứng khác tại Thái lan và 5 quốc gia Asean khác. 

Metro nhượng quyền cho BJC trong bối cảnh thua lỗ nhiều năm do phải tập trung mở rộng đầu tư các trung tâm bé buôn. Trong suốt hơn 12 năm hoạt từ 2002 đến 2014, Metro liên tục báo lỗ ngoại trừ năm 2010 DN này công khai khoảng lãi 116 tỷ đồng.

Hiện Metro Cash&Carry Việt Nam có 19 trung tâm trên cả nước với 3.600 nhân viên. Trong tài khóa 2012-2013, doanh thu hoạt động của công ty tại Việt Nam đạt 692 triệu USD (14.500 tỷ đồng).

Metro hiện có mặt ở 28 quốc gia Âu lẫn Á với khoảng 750 trung tâm mua sắm và chủ yếu kinh doanh mảng bán buôn. Năm tài chính 2012 - 2013, doanh thu toàn cầu của Metro đạt 88,5 tỷ USD và trở thành hãng bán buôn lớn nhất nhì thế giới về số lượng cửa hàng (2.200) cũng như số nhân viên (250.000).

NHẤT NGÔN (TỔNG HỢP)