Tên lửa hành trình cận âm Nirbhay Ấn Độ |
Phiên bản Ấn Độ của tên lửa hành trình Tomahawk bắn thử thành công
Các tờ báo điện tử Trung Quốc ngày 17 tháng 9 đã có nhiều bài viết về việc lần đầu tiên Ấn Độ bắn thử tên lửa hành trình cận âm Nirbhay.
Báo chí Trung Quốc dẫn tờ "Press Trust of India" Ấn Độ ngày 17 tháng 10 đưa tin, Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) - cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ vào ngày 17 tháng 10 đã lần đầu tiên bắn thử thành công tên lửa hành trình cận âm đất đối đất Nirbhay.
Vụ bắn thử này được tiến hành ở bãi bắn Chandipur, bang Orissa, miền đông Ấn Độ. Được biết, tầm bắn tối đa của tên lửa này là 1.000 km. Tên lửa được bắn vào lúc 10 giờ 4 phút sáng cùng ngày, sau khi đạt độ cao 800 m, đã tiến hành quẹo gấp hướng ra vịnh Bengal.
Sau khi tên lửa được phóng lên không lâu, một quan chức cho biết: “Tên lửa này được bắn thử từ một thiết bị bắn di động ở bãi bắn thử tổng hợp”.
Quan chức này cho biết: “Thông tin chi tiết bay của tên lửa có thể được lấy từ dữ liệu mà radar và điểm đo cự ly xa thu được, quan sát quỹ đạo bay và phân tích”.
Tên lửa hành trình cận âm Nirbhay Ấn Độ |
Theo trang mạng Zeenews Ấn Độ, tên lửa đã bay trong thời gian khoảng 1 giờ, sau đó cơ quan DRDO tuyên bố cuộc thử nghiệm thành công.
Được biết, Ấn Độ từng bắn thử tên lửa Nirbhay vào ngày 12 tháng 3 năm 2013, nhưng không đạt được toàn bộ thông số cần thiết, do quan sát phát hiện tên lửa bay chệch quỹ đạo đã định, hoạt động bay của tên lửa buộc phải dừng ở giữa đường.
Công tác nghiên cứu phát triển tên lửa hành trình Nirbhay bắt đầu vào năm 2007, mục đích là nghiên cứu phát triển một loại tên lửa hành trình tầm trung có thể lắp các loại đầu đạn trong đó có đầu đạn hạt nhân, có thể tấn công mục tiêu từ 700 - 1.000 km.
Tên lửa Nirbhay có khả năng hành trình tốt, khả năng dẫn đường và kiểm soát ưu việt, độ chính xác khi tấn công tương đối cao và có khả năng tàng hình rất cao. Vì vậy, tên lửa này được các chuyên gia quân sự cho là phiên bản Ấn Độ của tên lửa hành trình Tomahawk Mỹ.
Tên lửa hành trình Nirbhay khác với các tên lửa khác, có cánh đạn và cánh đuôi, có thể hành trình như máy bay, cũng có thể bắn từ mặt đất, mặt biển và trên không.
Tên lửa hành trình cận âm Nirbhay Ấn Độ |
Theo Đài tiếng nói Đức, loại tên lửa này trang bị động cơ phản lực (turbojet). Đài truyền hình New Delhi cũng cho biết, tên lửa hành trình Nirbhay có thể bay siêu thấp, radar kẻ thù cơ bản không thể phát hiện, điều này làm cho Ấn Độ có thể xâm nhập tấn công chiều sâu của kẻ thù.
Theo bài báo, một khi hệ thống tên lửa trên lãnh thổ Ấn Độ được xây dựng xong, tên lửa hành trình này có thể được dẫn đường bởi tín hiệu của hệ thống hàng không vũ trụ của Ấn Độ.
Theo 1 hãng tin của Pháp, Ấn Độ bắn thử thành công tên lửa Nirbhay có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu Ấn Độ tiếp tục đạt tiến bộ lớn trong tiến trình xây dựng sức mạnh phòng thủ lãnh thổ. Hiện nay, Ấn Độ đang phát triển hệ thống tên lửa của họ để tăng cường năng lực phòng không.
Tham vọng quân sự của Ấn Độ
Theo Đài tiếng nói Đức ngày 17 tháng 10, các kẻ thù láng giềng của Ấn Độ gồm Pakistan và Trung Quốc đều sở hữu vũ khí hạt nhân. Ấn Độ hiện đang phát triển hệ thống tên lửa để tăng cường khả năng phòng không. Ấn Độ hiện đã sở hữu tên lửa siêu âm BrahMos do Ấn Độ và Nga nghiên cứu phát triển, nhưng tầm bắn chỉ đạt 290 km.
Tên lửa hành trình cận âm Nirbhay Ấn Độ |
Giám đốc cơ quan DRDO Avinash Chander ngày 17 tháng 10 cho biết, Ấn Độ sẽ kết thúc nhập khẩu tên lửa vào năm 2022, bao gồm tên lửa đất đối không, tên lửa không đối đất và tên lửa không đối không, đồng thời đã báo cáo lên Văn phòng Thủ tướng.
Theo ông Avinash Chander, Ấn Độ đã phát triển thành công tên lửa chiến lược Agni và Prithvi, đồng thời đã trang bị cho Quân đội Ấn Độ.
Theo báo Đức, tên lửa Agni-5 có năng lực hạt nhân, đã bắn thử thành công vào năm 2012, tầm bắn đạt trên 5.000 km. Quân đội Ấn Độ coi Agni-5 là then chốt để thực hiện khát vọng nước lớn khu vực, đồng thời thu hẹp khoảng cách to lớn với hệ thống tên lửa tiên tiến của Trung Quốc.
Tên lửa Agni-1 và Agni-2 tầm ngắn là để phòng thủ kẻ thù truyền thống Pakistan, còn phiên bản tầm xa hơn đã thể hiện Ấn Độ đưa Trung Quốc vào sự tính toán quân sự trọng điểm của họ.
Ông Avinash Chander còn tiết lộ, Ấn Độ đang tiến hành một loạt chương trình nghiên cứu phát triển tên lửa để thay thế tên lửa nhập khẩu, trong đó bao gồm tên lửa hành trình cận âm Nirbhay, tên lửa không đối không Astra và tên lửa chống tăng Nag.
“Nội địa hóa” đã trở thành phương hướng chính trong phát triển quân sự của Ấn Độ.
Tên lửa hành trình cận âm Nirbhay Ấn Độ |
Ấn Độ phát triển hệ thống dẫn đường khu vực, có thể cung cấp dịch vụ
Tờ “The Times of India” ngày 17 tháng 10 cho biết, cơ quan DRDO ngày 16 tháng 10 cũng đã sử dụng tên lửa đẩy PSLV nội địa, phóng một vệ tinh dẫn đường ở Trung tâm hàng không vũ trụ Satish Dhawan trên đảo Shriharikota, khu vực lân cận bang Andhra, miền nam Ấn Độ. Đây là vệ tinh thứ ba trong số 7 vệ tinh thuộc hệ thống dẫn đường khu vực theo kế hoạch xây dựng của Ấn Độ.
Hệ thống vệ tinh dẫn đường khu vực của Ấn Độ có thể cung cấp dịch vụ dẫn đường định vị độc lập cho Ấn Độ và một bộ phận khách hàng khu vực lân cận, tổng cộng được hợp thành bởi 7 vệ tinh, bao gồm 3 vệ tinh quỹ đạo tĩnh và 4 vệ tinh quỹ đạo đồng bộ nghiêng, chiếc vệ tinh đầu tiên được phóng vào tháng 7 năm 2013.
Ngoài ra, theo Đài tiếng nói nước Đức, vào tháng trước, các nhà khoa học Ấn Độ đã thu hút sự chú ý của truyền thông khi máy thăm dò sao Hỏa Mangalyaan đi vào quỹ đạo sao Hỏa thành công sau hành trình 10 tháng với chi phí không cao. Vì vậy, Ấn Độ đã trở thành quốc gia châu Á đầu tiên tiến vào quỹ đạo sao Hỏa.
Ấn Độ bắn thử tên lửa hành trình cận âm Nirbhay |