Hai tàu sân bay Ấn Độ, ở gần là INS Vikramaditya |
Tờ "The National Interest" Mỹ ngày 24 tháng 6 đăng bài viết nhan đề "Ấn Độ vẫn đang quan ngại sức mạnh quân sự không ngừng tăng lên của Trung Quốc?" của tác giả James Holmes.
Theo bài báo, Ấn Độ luôn chú ý đến Trung Quốc - một nước đang luôn muốn mở rộng vai trò ảnh hưởng chiến lược ở Ấn Độ Dương. Đối với cái mà báo chí TQ tự nhận là "lão đại ca" tương lai của châu Á, người Ấn Độ rất lo ngại, thậm chí cho rằng quân đội Trung Quốc còn có động cơ đen tối khi thực hiện hoạt động "chống cướp biển" ở vịnh Aden.
Nhưng, những năm gần đây, thái độ của các nhà lãnh đạo Ấn Độ đã thay đổi, hầu như ngày càng yên tâm với triển vọng chiến lược đối với Nam Á, sự lo ngại trước kia dần dần biến mất.
Đến nay, đối với sự bành trướng của hải quân Trung Quốc, tâm trạng của New Delhi đã thoải mái hơn. 10 năm trước, điều mà người Ấn Độ nhìn thấy là, con “quái vật khổng lồ” Hải quân Trung Quốc xông vào vùng biển xung quanh của mình, xây dựng mạng lưới căn cứ trên biển có tính chất thù địch bao quanh, có ý đồ kiểm soát trên biển, trên không ở Ấn Độ Dương.
Tàu sân bay INS Viraat (R22) hải quân Ấn Độ |
Giờ đây, người Ấn Độ nhận thức được, ở vùng biển và vùng trời xung quanh, Ấn Độ đang nắm ưu thế lâu dài, còn việc họ vẫn yếu hơn Trung Quốc về kinh tế và quân sự hoàn toàn không quan trọng. Do đó, New Delhi đã trở nên bình tĩnh.
10 năm trước, cựu cố vấn quốc phòng Booz Allen đã viết một báo cáo, cho rằng, Bắc Kinh thực hiện chiến lược "chuỗi ngọc trai" ở Ấn Độ Dương. Nhà chiến lược Ấn Độ lo ngại, Trung Quốc sẽ xây dựng một mạng lưới căn cứ hải quân thực sự, điều động lực lượng quân sự tới Nam Á.
Từ khi báo cáo của Booz ra đời cho đến nay, thực lực của Trung Quốc đã tăng cường rất lớn, trong khi đó Ấn Độ cũng trở nên chín chắn. Tại sao? Bởi vì, Ấn Độ đã lĩnh hội được một số sự thực cơ bản liên quan đến chiến lược này.
Trước hết, trong bất cứ cuộc tranh đua nào giữa Trung-Ấn, Ấn Độ đều là chủ nhà. So với Trung Quốc ở xa xôi, họ càng dựa gần khu vực tác chiến tiềm năng, có nhiều nhân lực và căn cứ hơn, hiểu biết hơn về môi trường văn hóa và địa lý. Ấn Độ có thể sử dụng ngăn chặn khu vực để kiềm chế Trung Quốc xâm nhập Ấn Độ Dương - giống như Trung Quốc ngăn cản Mỹ hoạt động tự do ở Đông Á.
Hai biên đội tàu sân bay Ấn Độ phô diễn trên đại dương |
Thứ hai, trong cuộc cạnh tranh trên biển này, New Delhi hoàn toàn không cô đơn. Các cường quốc biển như Nhật Bản, Australia, đương nhiên còn có Mỹ, đều có lợi ích trong việc ngăn chặn Trung Quốc xâm nhập sân sau của Ấn Độ.
Tiếp theo, "chuỗi ngọc trai" hoàn toàn không hoàn toàn không đáng sợ như trên bản đồ. Xem ra như bất khả xâm phạm, thực ra nó chỉ là một vòng phòng ngự bố phòng yếu ớt xung quanh bá quyền tự nhiên khu vực (của Ấn Độ). Trong tình hình Trung Quốc không có cứ điểm chiến lược địa lý, hải không quân Ấn Độ có thể dễ dàng phá vỡ vòng phòng ngự này ở điểm nào đó.
Ngoài ra, Ấn Độ không chỉ trấn thủ vị trí trung tâm khu vực, chắn ngang tuyến đường biển đi tới vịnh Ba Tư - nơi mà Trung Quốc lệ thuộc vào nhập khẩu năng lượng rất quan ngại, mà còn có các căn cứ chiến lược như quần đảo Andaman và Nicobar.
Cuối cùng, đứng trước quân đội Trung Quốc quy mô lớn hơn, nguồn lực đầy đủ hơn, quân đội Ấn Độ vẫn có một số ưu thế. Chẳng hạn, hải quân Ấn Độ đã có kinh nghiệm mấy chục năm sử dụng tàu sân bay, không còn phải trải qua quá trình học tập gian nan như hải quân Trung Quốc. Sĩ quan chỉ huy Ấn Độ nếu có thể tận dụng đầy đủ ưu thế này, thì có cơ hội đánh bại quân đội Trung Quốc tác chiến ở xa lãnh thổ.
Hai biên đội tàu sân bay Ấn Độ |