Ngày 7 tháng 4 năm 2014, Ấn Độ bắn thử thành công tên lửa hành trình siêu âm mặt đất Brahmos |
Trang mạng Đài tiếng nói nước Nga đưa tin, tên lửa hành trình kiểu mới Brahmos do hai nước Nga-Ấn hợp tác sản xuất sẽ trở thành nhân tố kiềm chế trong cuộc xung đột tiềm tàng ở biên giới Trung-Ấn.
Ngày 7 tháng 4 (giờ địa phương), tên lửa Brahmos - loại tên lửa được nghiên cứu chế tạo để hoạt động trong điều kiện miền núi - đã phóng thử thành công ở Ấn Độ, đầu đạn tên lửa đã bắn trúng vật thể đặc chế trên mặt đất.
Hơn nữa, theo giới thiệu của đại diện Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO), trong quá trình thử nghiệm, loại tên lửa "thông minh" này đã tiến hành lựa chọn trong rất nhiều mục tiêu giả, bắn trúng mục tiêu đã định.
Một số phương tiện truyền thông Ấn Độ cho biết, tên lửa Brahmos phiên bản mới sẽ trang bị cho trung đoàn tên lửa tấn công miền núi đang được Ấn Độ thành lập. Đây là đội quân chiến thuật cơ động do Ấn Độ thành lập mới, sẽ triển khai ở khu vực giáp giới với Tây Tạng của Trung Quốc.
Ngày 7 tháng 4 năm 2014, Ấn Độ bắn thử thành công tên lửa hành trình siêu âm mặt đất Brahmos |
Dự kiến, quân đoàn miền núi mới thành lập của Ấn Độ sẽ hoàn thành thành lập sau 7 năm, trong đó có 2 sư đoàn bắn miền núi, 2 tiểu đoàn bắn độc lập và 2 tiểu đoàn chống tăng sẽ triển khai ở Ladakh, tỉnh Uttarakhand và khu vực Sikkim, tổng quân số của quân đoàn là 90.000 quân.
Bài báo cho rằng, để đối phó với Ấn Độ, Quân đội Trung Quốc sẽ triển khai hơn 200.000 quân ở khu vực Tây Tạng, hơn nữa do cơ sở giao thông phát triển, Quân đội Trung Quốc có thể điều khoảng 30 sư đoàn đến khu vực biên giới Trung-Ấn trong trường hợp cần thiết.
Theo bài báo, triển khai lâu dài quân đội ở biên giới với số lượng tương đương Trung Quốc là tương đối không thích hợp đối với Ấn Độ. Chỉ riêng để thành lập quân đoàn miền núi mới làm lực lượng phản ánh nhanh, Ấn Độ sẽ chi khoảng 650 tỷ rupee.
Vì vậy, tầng lớp lãnh đạo quân sự Ấn Độ đã lựa chọn một phương án khác, đó là sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác tiên tiến nhất để trang bị cho quân đoàn mới. Hơn nữa, đối thủ tiềm tàng của Ấn Độ tạm thời còn chưa có biện pháp đối phó hiệu quả với tên lửa Brahmos.
Tên lửa hành trình siêu âm Brahmos phiên bản Lục quân |
Hiện nay, tên lửa siêu âm Brahmos đã trang bị cho Lục quân và Hải quân Ấn Độ. Đến năm 2015, Brahmos sẽ còn trang bị cho Không quân Ấn Độ.
Bán kính tác chiến của tên lửa này là 290 km, tất cả đầu đạn đều có thể đạt 300 kg, bay hầu như gấp trên 3 lần vận tốc âm thanh, là tên lửa hành trình có tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay.
Ấn Độ phóng thử thành công tên lửa hành trình Brahmos
Theo truyền thông Ấn Độ, quan chức bãi phóng Pokhran, bang Rajasthan cho biết, vào thứ Hai vừa qua (ngày 7 tháng 4 năm 2014), Lực lượng vũ trang Ấn Độ đã bắn thử thành công tên lửa hành trình siêu âm Brahmos phiên bản mặt đất do Nga-Ấn hợp tác chế tạo.
Theo bài báo, quả tên lửa hành trình này được bắn bằng thiết bị phóng cơ động. Người phát ngôn quốc phòng Ấn Độ Col S D Goswami cho hay: “Tên lửa đã phóng thành công và bắn trúng mục tiêu dự kiến”.
Tên lửa hành trình siêu âm Brahmos do Nga-Ấn hợp tác chế tạo, năm 2005 bắt đầu cung ứng cho Quân đội Ấn Độ. Tầm bắn của tên lửa này là 290 km, có thể lắp đầu đạn nặng 300 kg.
Hiện nay đã bắn thử thành công tên lửa Brahmos phiên bản mặt đất và trên biển, Ấn Độ có kế hoạch trang bị tên lửa siêu âm Brahmos cho máy bay chiến đấu Su-30MKI.
Máy bay chiến đấu Su-30MKI Không quân Ấn Độ, mua của Nga |
Công ty hàng không vũ trụ Brahmos (Brahmos Aerospace) thành lập năm 1998 là do Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ và Tổ hợp nghiên cứu, sản xuất “chế tạo máy móc” Nga cùng thành lập.
Tên gọi của công ty này được đặt theo tên ghép hai con sông của Ấn Độ và Nga, gồm sông Brahmaputra và sông Moscow, doanh nghiệp này có trụ sở ở New Delhi.