Báo Hồng Kông ngang nhiên bàn xây căn cứ quân sự ở Trường Sa/VN

25/10/2014 09:51
Việt Dũng
(GDVN) - Trung Quốc mở rộng sân bay đảo Phú Lâm để có thể cất cánh nhiều máy bay chiến đấu tiên tiến, xây căn cứ quân sự ở Trường Sa để kiểm soát đường hàng hải..
Trung Quốc mở rộng đường băng sân bay Phú Lâm - quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam một cách bất hợp pháp (nguồn Tân Hoa xã)
Trung Quốc mở rộng đường băng sân bay Phú Lâm - quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam một cách bất hợp pháp (nguồn Tân Hoa xã)

Đài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 24 tháng 10 đã có chương trình bình luận "Tin tức ngày nay", bàn luận về vấn đề Trung Quốc lấn biển, xây đảo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bài viết có sự tham gia của Nguyễn Thứ Sơn và Từ Quang Dụ. Sau đây là nội dung chính của bài viết.

Nguyễn Thứ Sơn cho rằng, ngoài thử nghiệm tàu sân bay, Trung Quốc gần đây cũng đã tiến hành xây dựng (bất hợp pháp) rất nhanh ở Biển Đông, chẳng hạn xây dựng đường băng dành cho máy bay chiến đấu, xây dựng nơi dự trữ dầu/nhiên liệu, xây bến cảng nước sâu.

Nghĩa là ngoài tàu sân bay (di động), Trung Quốc còn đang xây dựng (bất hợp pháp) cái gọi là "tàu sân bay không chìm" như Mỹ "đã làm đối với Đài Loan". Nguyễn Thứ Sơn đặt câu hỏi: Phải chăng Trung Quốc làm như vậy sẽ có tác dụng "bổ sung ưu thế cho nhau"?

Bình luận viên Từ Quang Dụ đã khẳng định điều này, cho rằng, gần đây biện pháp được Trung Quốc thực thi (bất hợp pháp) ở Biển Đông là tăng cường kiểm soát (bất hợp pháp) các đảo, đá ngầm. Ngang ngược cho rằng, đây là việc làm nằm trong cái gọi là "phạm vi lãnh thổ" của Trung Quốc, việc tăng cường hạ tầng cơ sở ở các đảo, đá ngầm như vậy được Từ Quang Dụ cho là "rất quan trọng, có ý nghĩa mang tính chiến lược".

Trung Quốc đang xây dựng các kho vũ khí ở quần đảo Hoàng Sa để chuẩn bị cho chiến tranh tương lai?
Trung Quốc đang xây dựng các kho vũ khí ở quần đảo Hoàng Sa để chuẩn bị cho chiến tranh tương lai?

Theo Từ Quang Dụ, ngoài mở rộng (bất hợp pháp) đường băng ở quần đảo Hoàng Sa (ở đảo Phú Lâm - thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam), làm cho nó lên tới 2.000 m. Theo đó, một số máy bay tiên tiến của Trung Quốc có thể cất hạ cánh, điều này có tác dụng rất lớn. Bởi vì, nó đã vươn ra khỏi đảo Hải Nam vài trăm km, từ đó có thể nắm được tin tức tình báo trên phương diện quyền kiểm soát trên không đối với toàn bộ khu vực Biển Đông, năng lực trinh sát, giám sát, kiểm soát sẽ tăng mạnh.

Nhưng, Từ Quang Dụ cho rằng, chỉ như thế là chưa đủ, gần đây, Trung Quốc đã xây dựng (bất hợp pháp) một số hạ tầng cơ sở ở trên vài đá ngầm, mở rộng chúng. Được biết, đá ngầm lớn nhất đã mở rộng tới 18 héc ta.

Theo Từ Quang Dụ, điều này lập tức làm cho phương Tây nhạy cảm, có một số người cho rằng, người Trung Quốc muốn xây dựng căn cứ kiểu Guam ở Biển Đông. Theo Từ Quang Dụ thì quan điểm này là thổi phồng, còn Nguyễn Thứ Sơn cho rằng (căn cứ được Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp) sẽ không lớn như Guam, cũng không bằng 1/4 Guam.

Theo Từ Quang Dụ, tính chất của nó (các căn cứ quân sự mà Trung Quốc đang xây dựng bất hợp pháp) có một tác dụng như những cái "chốt", những "cứ điểm" (dùng để xâm lược nốt các đảo đá và vùng biển ở Biển Đông theo tham vọng ngông cuồng "đường lưỡi bò" của Trung Quốc).

Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự ở đá Gạc Ma (trong hình), đá Chữ Thập... ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam để tiến hành chiến tranh xâm lược trong tương lai?
Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự ở đá Gạc Ma (trong hình), đá Chữ Thập... ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam để tiến hành chiến tranh xâm lược trong tương lai?

Từ Quang Dụ bình luận, có một điểm tựa chiến lược sẽ hỗ trợ thêm cho Trung Quốc, nhưng nó không thể so sánh với Guam. Mỹ đã xây dựng Guam trong nhiều năm, diện tích rất lớn, 3 căn cứ lớn rất lợi hại, nhưng Trung Quốc có thể giải quyết khó khăn của mình ở đây, giải quyết những điểm tựa chiến lược này ở khu vực Biển Đông, để máy bay Trung Quốc có thể cất cánh, để tàu chiến Trung Quốc có thể đậu, như vậy tác dụng không giống nhau.

Cho nên, ở toàn bộ Biển Đông có một tuyến đường biển chính, một tuyến đường biển phụ - tuyến đường chính lệch về phía tây, cách bờ biển Việt Nam không quá xa, tuyến đường phụ đến Philippines - hai tuyến đường liên quan đến hai quốc gia này, Trung Quốc có thể "kiểm soát" cả khu vực này.

Nếu Trung Quốc có thể mở rộng xây dựng (bất hợp pháp) các điểm quan trọng ở Biển Đông (quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) thì có thể kiểm soát 2 tuyến đường biển này, sự kiểm soát chiến lược này đặc biệt nhạy cảm đối với phương Tây, nhất là người Mỹ và người Nhật Bản.

Bởi vì các tuyến đường hàng hải này rất quan trọng, có 70 - 80% lưu lượng thương mại đi qua, hơn nữa vận chuyển năng lượng cũng phải dựa vào 2 tuyến đường biển này.

So với các vùng biển khác ở xung quanh, Trung Quốc ưu tiên triển khai lực lượng quân sự, vũ khí trang bị tiên tiến ở Biển Đông để chuẩn bị tiến hành chiến tranh xâm lược?
So với các vùng biển khác ở xung quanh, Trung Quốc ưu tiên triển khai lực lượng quân sự, vũ khí trang bị tiên tiến ở Biển Đông để chuẩn bị tiến hành chiến tranh xâm lược?

Cho nên, Trung Quốc thực hiện các biện pháp (bất hợp pháp) ở đây một mặt muốn phát triển tàu sân bay của mình - lực lượng cơ động trên biển, tạo ra năng lực đe dọa, uy hiếp - giống như cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ, có thể "di động" quyền kiểm soát trên không của Trung Quốc, có thể di chuyển tới khắp nơi, theo đó, trong tương lai có thể nắm được năng lực kiểm soát trên không và năng lực kiểm soát biển nhất định tại khu vực.

Như vậy, đối với toàn bộ khu vực Tây Thái Bình Dương, nó có tác dụng quan trọng đối với cái gọi là "bảo vệ chủ quyền quốc gia", "tăng cường vị thế quốc gia", "tăng cường năng lực đe dọa/uy hiếp - phòng thủ tích cực". Vì vậy, tàu sân bay Trung Quốc có thể triển khai ở đây, hiện nay Trung Quốc có tàu sân bay Liêu Ninh, trong tương lai chắc chắn sẽ có tàu sân bay thứ hai, thứ ba, thứ tư...

Việt Dũng