Ngày 21 tháng 3 năm 2014, Trung Quốc biên chế chiếc tàu khu trục tên lửa Type 052D đầu tiên mang tên Côn Minh số hiệu 172 cho Hạm đội Nam Hải |
Trang mạng tuần san "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 8 tháng 1 đưa tin nếu như sản xuất tiếp tục tiến hành theo kế hoạch, số lượng tàu khu trục trang bị radar mảng pha của Hải quân Trung Quốc đến năm 2018 sẽ vượt qua Nhật Bản - đối thủ cạnh tranh lớn nhất của họ tại khu vực này.
Theo bài báo, ngày 22 tháng 12 năm 2014, chiếc tàu khu trục Type 052C thứ năm mang tên Tế Nam của Trung Quốc bắt đầu đi vào hoạt động, loại tàu khu trục này còn có một chiếc cuối cùng chưa chế tạo xong. Hải quân Trung Quốc nhận được tàu khu trục lớp Lữ Dương Type 052C/D trang bị radar mảng pha và tàu tuần dương tên lửa Type 055 (tàu khu trục cỡ lớn thế hệ mới), chúng sẽ làm nhiệm vụ hỗ trợ tác chiến phòng không cự ly xa cho 4 cụm chiến đấu tàu sân bay theo kế hoạch.
Phó tổng giám đốc thông tin thị trường Công ty tư vấn quốc tế AMI Tony Bettinger cho rằng, chúng sẽ còn làm nhiệm vụ bảo vệ cho các “đơn vị giá trị cao” như tàu tấn công đổ bộ Type 081 lượng giãn nước 20.000 tấn (Trung Quốc đang phát triển loại tàu này, chưa chế tạo được chiếc nào).
Tony Bettinger nói: "Công ty AMI dự đoán, Hải quân Trung Quốc sẽ chế tạo: 6 tàu khu trục Type 052C, 8 tàu khu trục Type 052D và 6 tàu tuần dương Type 055. Type 052C đã biên chế cho hải quân, còn Type 052D đang chế tạo (thực ra đã biên chế 1 chiếc mang tên Côn Minh số hiệu 172 cho Hạm đội Nam Hải vào tháng 3.2014)… Loại tàu tuần dương Type 055 phải đến năm 2016 mới bắt đầu chế tạo, năm 2024 hoàn thành chế tạo".
Ngày 22 tháng 12 năm 2014, Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu khu trục tên lửa Tế Nam số hiệu 152 Type 052C. |
Tác giả của cuốn sách "Ngôi sao chiếu rọi Thái Bình Dương", Toshi Yoshihara cho rằng, không tính tới Hải quân Mỹ, Trung Quốc xây dựng quân bị trên phương diện này sẽ "làm cho cân bằng sức mạnh trên biển ở châu Á bị lệch nghiêng đi". Châu Á chỉ có hải quân 2 quốc gia sở hữu tàu chiến năng lực ngang nhau, bao gồm: Nhật Bản - quốc gia sở hữu 6 tàu khu trục trang bị radar mảng pha và có kế hoạch tiếp tục chế tạo 2 chiếc; và Hàn Quốc – quốc gia sở hữu 3 tàu khu trục tương tự.
Bernard Cole, tác giả cuốn sách "Trường Thành trên biển" cho rằng, Trung Quốc triển khai tàu khu trục mới sẽ "tăng cường rất lớn năng lực triển khai hành động cự ly xa cho Hải quân Trung Quốc, năng lực tác chiến phòng không tự thân của họ sẽ tăng mạnh". Theo Bernard Cole, điều này sẽ làm cho Hải quân Trung Quốc mạnh hơn khi đứng trước cuộc đối đầu tiềm tàng với Nhật Bản hoặc lực lượng hải không quân châu Á khác.
Vấn đề là, lòng tin phải chăng tương xứng với năng lực. Đa số quan điểm nhất trí cho rằng, những tàu chiến này không thể so sánh với các tàu khu trục được Hải quân Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ triển khai. Nhà nghiên cứu Trương Cạnh, Hội nghiên cứu chiến lược Trung Hoa của Đài Loan cho rằng: "Một con chim én không thể làm nên mùa xuân; một loại tàu cụ thể cũng không thể làm nên tương lai/tiền đồ tác chiến toàn diện của khu vực tác chiến trên biển".
Trương Cạnh nói: "Nếu muốn ngang hàng với tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ, tàu Type 052C/D còn phải đi một con đường dài".
Ý tưởng về tàu khu trục thế hệ mới Type 055 trên mạng sina Trung Quốc |
Toshi Yoshihara cho rằng, so sánh “một chọi một” là có vấn đề. Ông nói: "Tàu khu trục Type 052 phải đặt trong bối cảnh chiến lược riêng và nhu cầu hành động của Trung Quốc. Năng lực của một chiếc tàu chiến có thể không bằng Hải quân Mỹ, nhưng Type 052 có thể đủ tốt đối với Trung Quốc".
Trương Cạnh tự tin cho rằng ông ta tin tưởng Hải quân Trung Quốc vượt hoàn toàn Hải quân Mỹ về phần cứng hoặc phần mềm - loại quan điểm này là nguy hiểm và chết người.
Theo ông: "Vai trò sứ mệnh của tàu khu trục Type 052 có thể không nhất định hoàn toàn tương đồng với các tàu tương đương của lực lượng hải quân khác".
Trương Cạnh cảnh cáo, những người yêu thích quân sự tiến hành so sánh tàu khu trục Type 052C/D với tàu khu trục lớp Arleigh Burke có thể rất thú vị, nhưng "chúng ta cần ghi nhớ, chiến dịch trên biển trước đây và trong tương lai đều không phải là 2 cuộc chiến giữa những đơn vị tác chiến ngang nhau".
Giáo sư chiến lược James Holmes, Học viện quân sự Hải quân Mỹ cho rằng, nếu như Trung Quốc có thể tập kết vũ khí bờ biển và tàu chiến để đối phó với lực lượng đặc nhiệm Mỹ, kết quả có thể sẽ không khác lắm với kết quả khi so sánh đơn thuần giữa tàu chiến với tàu chiến.
Ông nói: "Cân bằng hải quân tùy thuộc vào đối kháng xảy ra trên vị trí nào của bản đồ".
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc |