Tờ Sputnik của Nga ngày 18/6 đăng tải bài viết cho rằng, phản ứng của Nhật Bản sau khi Trung Quốc đưa ra tuyên bố "sắp bồi lấp xong" (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) là một lời cảnh báo dành cho Bắc Kinh rằng "xây dựng không đồng nghĩa với sở hữu".
Sputnik dẫn ý kiến của Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Saga cho rằng hành vi cải tạo và xây dựng các công trình nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông không đồng nghĩa với việc họ có quyền sở hữu vùng biển này. Chánh |
Theo bình luận của Sputnik, không phải ai cũng cảm thấy những hành động bồi lấp (trái phép) của Trung Quốc ở Biển Đông là một hành vi "công bằng, hợp lý và hợp pháp... không ảnh hưởng và không chống lại bất cứ bên nào" như tuyên bố trước đó của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Cả Mỹ và Nhật Bản cùng các nước khác trong khu vực đã nhiều lần bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với các hoạt động bồi lấp (phi pháp) của Bắc Kinh trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Sputnik dẫn lời Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, kể cả khi Trung Quốc xây dựng các đảo ở Biển Đông thì cũng không thể xem rằng họ có quyền sở hữu chúng.
"Chúng tôi luôn quan ngại nghiêm trọng và dõi theo những hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng đã làm gia tăng căng thẳng (của Trung Quốc)... Ngay cả khi bồi lấp xong, chúng tôi cũng không thể xem tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là hợp pháp. Chúng tôi yêu cầu (Trung Quốc) không có những hành động đơn phương tạo ra những thay đổi thành sự đã rồi", ông Suga nói.
Mặc dù Mỹ và Nhật Bản không có bất cứ yêu sách lãnh thổ nào trong khu vực, nhưng hai quốc gia này đã nhiều lần bày tỏ bất bình và đẩy mạnh áp lực buộc Bắc Kinh phải dừng các hoạt động bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Trong nỗ lực này, Lầu Năm Góc đã bắt đầu tiến hành tuần tra quân sự trong khu vực, một động thái Trung Quốc chỉ trích là "khiêu khích"./.