Trang mạng "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 12 tháng 9 đưa tin, đối với vấn đề Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, Philippines ngày 11 tháng 9 thông qua trưng bày 60 bản đồ cổ để đáp trả.
Philippines tuyên bố, những bản đồ này cho thấy, căn cứ yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh hoàn toàn không phải là sự thật lịch sử từ trước tới nay, mà là sau này "bịa" ra. Philippines lần này xem ra đã áp dụng sách lược không nhượng bộ, cũng chơi trò "chiến tranh bản đồ" của Trung Quốc.
Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cũng tham dự cuộc triển lãm này. Tờ “Công báo Manila” dẫn lời Bộ tưởng Ngoại giao Philippines Rosario cho rằng, cứ nhìn những bản đồ này sẽ thấy, bãi cạn Scarborough không phải là một phần của Trung Quốc. Philippines sẽ cân nhắc có nên đệ trình những bản đồ này lên tòa án trọng tài Liên hợp quốc hay không.
Theo hãng tin Reuters Anh, bản đồ dùng để triển lãm cho thấy, "từ đời Tống năm 960 sau công nguyên đến cuối đời Thanh đầu thế kỷ 20, lãnh thổ cực nam Trung Quốc luôn là đảo Hải Nam, cách đường bờ biển của nước này không xa".
Bãi cạn Scarborough là khu vực "tranh chấp" gây chú ý nhất trong "tranh chấp lãnh thổ" giữa Trung Quốc-Philippines. Những tấm bản đồ tham gia triển lãm này cho thấy, bãi cạn này đều không được đánh dấu trên bản đồ xuất bản trước năm 1636.
Trung Quốc luôn tuyên bố, họ đưa ra yêu sách lãnh thổ dựa trên sự thực lịch sử (nhưng chẳng bản đồ nào do nhà nước Trung Quốc thời Thanh trở về trước cho thấy Trung Quốc có chủ quyền đối với các đảo đá ở Biển Đông).
Bản đồ thế giới của linh mục Metteo Ricci năm 1602 do triều Minh yêu cầu vẽ cho thấy cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. |
Philippines tổ chức cuộc triển lãm lần này là để phản bác cách nói (bậy bạ) của phía Trung Quốc. Vào đầu mùa hè năm 2014, Trung Quốc đã công bố bản đồ chính thức mới. Trong tấm bản đồ này, Trung Quốc nâng cấp "đường 9 đoạn" (vẽ bậy trước đó) lên thành "đường 10 đoạn" (cũng là loại vẽ bậy) thể hiện yêu sách chủ quyền bất hợp pháp ở Biển Đông.
Theo bài báo, gần đây, Philippines đã áp dụng không ít động thái trong "tranh chấp" Trung Quốc-Philippines, trong đó có đưa ra "Kế hoạch hành động 3 bước" ở Diễn đàn khu vực ASEAN và quyết định kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài Liên hợp quốc ở La Hay.
Bài báo cho rằng, "cuộc chiến bản đồ" của Philippines phát huy vai trò quan trọng trong việc giới hạn phạm vi chủ trương lãnh thổ của Chính phủ Philippines. Ngoài ra, "cuộc chiến bản đồ" làm cho Bắc Kinh cảm thấy sự việc trở nên gai góc hơn, bởi vì nó thực sự có nghĩa là Philippines sẵn sàng dùng phương thức của Trung Quốc để chơi trò chơi này (gậy ông đập lưng ông).
Bài báo cho rằng, nó truyền đi thông điệp là, quan chức Philippines không thừa nhận Trung Quốc dùng căn cứ lịch sử để chứng minh tính chính đáng của yêu sách lãnh thổ.
Bản đồ thời nhà Minh năm 1601, cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam |
Hãng tin VOA Mỹ dẫn một thẩm phán của Tòa án tối cao Philippines cho biết, từ thập niên 60 đến thập niên 80 của thế kỷ trước, Quân đội Mỹ và Philippines luôn coi bãi cạn Scarborough là bãi bắn pháo hải quân, khi đó bất cứ Trung Quốc hay nước khác đều không đưa ra bất cứ dị nghị nào.
Tháng 4 năm 2012, tàu thuyền Trung Quốc đã xảy ra đối đầu ở bãi cạn Scarborough, Trung Quốc đã dùng thực lực cướp lấy bãi cạn này từ tay Philippines, áp dụng chiến thuật “bắp cải” để kiểm soát bãi cạn này. Đây là một bãi cạn rất gần Philippines, nhưng cách rất xa Trung Quốc.
Đối với hoạt động triển lãm của Philippines, ngày 12 tháng 9, Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông, Trung Quốc, ông Ngô Sĩ Tồn lại đứng ra biện hộ cho rằng: “Do điều kiện xã hội cổ đại có hạn, rất nhiều địa phương đều không đánh dấu trên bản đồ, thậm chí cả một số lãnh thổ trên đất liền. Năm 1602, Trung Quốc chỉ gọi Biển Đông là vạn lý Trường Sa, đến đảo Hải Nam đều không thể hiện rõ ràng. Thời nhà Tống, bãi cạn Scarborough phải chăng có lộ ra mặt nước hay không còn chưa rõ. Cho nên, có hay không đánh dấu trên bản đồ không nói được cái gì”.
Theo tuyên truyền xuyên tạc của Ngô Sĩ Tồn: “Tiêu chuẩn Trung Quốc kiên trì chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough là ‘phát hiện sớm nhất, đưa vào bản đồ sớm nhất’. Từ thời Nguyên, Trung Quốc đã có văn tự ghi chép phát hiện bãi cạn Scarborough.
Trong các hiệp ước xác định lãnh thổ của Philippines như ‘Hiệp ước Paris’ năm 1898 và ‘Hiệp ước Washington’ năm 1900, bãi cạn Scarborough không nằm trong phạm vi chủ quyền của Philippines. Trong các bản đồ do Philippines xuất bản năm 2006 và năm 2011, bãi cạn Scarborough cũng nằm ngoài ranh giới của nước này”.
Bản đồ của linh mục Pedro Murillo năm 1734 có bãi cạn Panacot (bãi cạn Scarborough) |
Ngô Sĩ Tồn còn cho rằng: “Về việc Mỹ, Philippines lấy bãi cạn Scarborough làm bãi bắn hải quân, khi đó Trung Quốc không cử người đến đóng ở bãi cạn Scarborough, nhưng Trung Quốc chưa từng chấp nhận Mỹ-Philippines chiếm bãi cạn Scarborough. Hiện nay, Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) vẫn có hơn 230 đá ngầm không có ai chốt giữ, nhưng điều này hoàn toàn không cản trở những khu vực này là lãnh thổ Trung Quốc”.
Trên thực tế, trước đây, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã được nhà nước Việt Nam quản lý thực tế, với đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý, trong đó có bản đồ để khẳng định chủ quyền của mình. Trong khi đó, các triều đại phong kiến Trung Quốc luôn có truyền thống ghi chép bản đồ rất cẩn thận, song họ không hề có tấm bản đồ nào khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo trên, kể cả bản đồ của nhà Thanh.
Vì vậy, những cái gọi là “bằng chứng lịch sử” do Trung Quốc đưa ra là hoàn toàn không có sự thật. Cực nam của Trung Quốc mãi mãi vẫn là đảo Hải Nam. Trung Quốc sẽ vĩnh viễn không có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trước đó, về việc Trung Quốc vẽ bậy và công bố bản đồ “đường 10 đoạn” vào ngày 23 tháng 6 năm 2014, tờ “Manila StandardToday” Philippines ngày 27 tháng 6 đã dẫn lời ông Herminio Coloma, Trưởng văn phòng báo chí của Tổng thống Philippines ngày 26 tháng 6 cho rằng, bản đồ “đường 10 đoạn” do Trung Quốc vừa công bố “chỉ là một bức vẽ mà thôi”.
Luận điệu của Ngô Sĩ Tồn không đứng vững |
Ông Herminio Coloma nói: “Lúc đầu họ vẽ ra ‘đường 9 đoạn’, bây giờ là ‘đường 10 đoạn’. Trong lịch sử, thời kỳ Tưởng Giới Thạch cầm quyền, họ còn vẽ ra ‘đường 11 đoạn’. Nói một cách đơn giản, họ chỉ là vẽ vời mà thôi”.
Báo chí Philippines dẫn lời Phủ Tổng thống nước này khi đó cũng đã cho rằng, bản đồ mới của Trung Quốc chỉ là một bức vẽ trái với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển.