Ngày 20 tháng 12 năm 2013 là một ngày tốt của máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCA Tejas. Trong ngày này, sau 30 năm nghiên cứu phát triển, máy bay chiến đấu LCA do Ấn Độ tự sản xuất cuối cùng đã chính thức đi vào hoạt động. Rất nhiều quan chức cấp cao quân sự, chính trị Ấn Độ đã tham gia nghi lễ. Đồng thời còn mời rất nhiều phương tiện truyền thông đưa tin. Máy bay chiến đấu LCA cũng tiến hành bay biểu diễn. |
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 23 tháng 12 có bài viết cho rằng, máy bay chiến đấu JF-17 Thunder/FC-1 Kiêu Long hiện nay đã có khả năng tác chiến tương đối hoàn chỉnh, có khả năng bắn tên lửa không đối không dẫn đường radar chủ động SD-10, tên lửa chống hạm C-802AK và bom dẫn đường chính xác.
Trong khi đó, máy bay chiến đấu LCA Ấn Độ hiện chỉ bắn tên lửa không đối không cự ly gần R-73, ném bom dẫn đường laser, về năng lực tác chiến tổng thể, thấp hơn JF-17, mà ở đây là giả thiết máy bay LCA đã hình thành khả năng tác chiến hoàn chỉnh.
So sánh về không chiến, đặc biệt là so sánh không chiến ngoài tầm nhìn, tên lửa không đối không dẫn đường radar điều khiển hỏa lực và radar chủ động, KLJ-7 của máy bay JF-17 có thể cung cấp khoảng cách dò tìm 130 km; còn máy bay chiến đấu LCA trang bị radar EL/M-2032 của Israel, độ mở đầu máy bay và khả năng cấp điện của nó cũng ở mức độ này.
Để đối phó với máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Pakistan, thay thế máy bay chiến đấu MiG-21, năm 1983, Chính phủ Ấn Độ phê chuẩn chương trình máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCA. Ấn Độ hy vọng thông qua kế hoạch này có thể giúp Ấn Độ có được khả năng tự nghiên cứu chế tạo máy bay tác chiến thế hệ thứ ba. Kế hoạch này nội dung rộng, gồm máy bay, động cơ phản lực, radar điều khiển hỏa lực PD, hệ thống điện tử hàng không số hóa và buồng lái thủy tinh, tên lửa không đối không dẫn đường radar chủ động… Nhưng, thực lực công nghệ công nghiệp hàng không và kinh tế khi đó của Ấn Độ rất khó độc lập hoàn thành chương trình này, cho nên Ấn Độ lựa chọn công ty Dassault Pháp làm đối tác, hỗ trợ công nghệ cho Ấn Độ. Vì vậy, máy bay LCA đã chọn bố cục cánh tam giác không đuôi. Ngoài ra, Ấn Độ còn dựa vào công ty General Electric cung cấp động cơ phản lực F404, công ty Lockheed Martin cung cấp hệ thống điều khiển telex; còn phần mềm của hệ thống điều khiển telex của LCA được thử nghiệm trên máy bay F-16D VISTA của Mỹ. |
Về tên lửa không đối không dẫn đường radar chủ động, JF-17 trang bị tên lửa không đối không dẫn đường radar chủ động SD-10, tầm bắn hiệu quả khoảng 70 km; trong khi đó, máy bay LCA trang bị tên lửa không đối không dẫn đường radar chủ động Debby của Israel, tầm bắn hiệu quả khá gần.
Các quan điểm thường cho tằng, tên lửa Debby được nghiên cứu chế tạo để lấp khoảng trống hỏa lực của tên lửa không đối không AIM-120 và Python-4, vì vậy tầm bắn hiệu quả phải thấp hơn AIM-120; tên lửa không đối không dẫn đường radar chủ động như SD-10 sẽ giúp cho máy bay JF-17 chiếm ưu thế khi không chiến ngoài tầm nhìn.
Trong chiến đấu cự ly gần, trước hết phải so sánh về tỷ lệ giữa lực đẩy và trọng lượng. Căn cứ vào sổ tay máy bay thế giới năm 2011, trọng lượng rỗng của máy bay JF-17 khoảng 6.380 kg, dầu mang theo bên trong 2.300 kg; còn trọng lượng rỗng của máy bay LCA là 6.500 kg, dầu mang theo bên trong khoảng 2.500 kg.
Do được hỗ trợ của những ông trùm hàng không quốc tế này, Ấn Độ tràn đầy lòng tin, có kế hoạch cho máy bay LCA bay thử vào năm 1990, sản xuất hàng loạt và trang bị vào năm 1995, nhưng do nền tảng công nghiệp hàng không Ấn Độ yếu, công tác thiết kế chi tiết mãi đến năm 1990 mới hoàn thành. Việc chế tạo máy bay mẫu cũng luôn bị kéo dài, chiếc đầu tiên đến năm 1995 mới xuất xưởng, hơn nữa, do vấn đề hệ thống telex, thời gian bay thử đầu tiên cũng bị trì hoãn, cộng với, do Ấn Độ tiến hành thử hạt nhân, Mỹ tạm thời dừng chương trình hợp tác LCA, cho nên, máy bay thử nghiệm công nghệ đầu tiên của LCA mãi đến năm 2001 mới tiến hành bay thử lần đầu tiên. Chiếc thứ hai bay thử lần đầu tiên vào năm 2003, nhưng khi bay thử đã xuất hiện vấn đề siêu nặng của máy bay nguyên mẫu, kết quả các tính năng như tăng tốc, leo cao, lượn vòng ổn định không đạt tiêu chuẩn, thậm chí không thể bay siêu âm, sau này đưa lực đẩy động cơ từ 80 kN lên 83 kN mới sơ bộ giải quyết vấn đề này. |
Với trạng thái không chiến tiêu chuẩn (nửa dầu, 2 quả đạn hồng ngoại, phi công và đạn pháo), dầu mang theo bên trong của máy bay JF-17 khoảng 1.150 kg, 2 quả tên lửa PL-5E-2 treo ở giá khoảng 200 kg, phi công và đạn pháo khoảng 100 kg, như vậy trạng thái không chiến của máy bay JF-17 có trọng lượng khoảng 7.830 kg.
Còn dầu bên trong của LCA khoảng 1.250 kg, 2 quả tên lửa R-73 lắp ở giá treo khoảng 250 kg, phi công và đạn khoảng 100 kg, như vậy trọng lượng trạng thái không chiến của LCA khoảng 8.100 kg.
Về lực đẩy động cơ của hai loại máy bay này, máy bay JF-17 trang bị động cơ RD-93, lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội khoảng 8.300 kg, còn máy bay LCA trang bị động cơ phản lực F404-GE-IN20, lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội khoảng 8.500 kg. Như vậy, tỷ lệ giữa lực đẩy và trọng lượng khi không chiến của JF-17 khoảng 1,06, trong khi đó của LCA khoảng 1,05.
Ngoài bản thân máy bay, các hệ thống đồng bộ quan trọng của LCA như động cơ, radar điều khiển hỏa lực, vũ khí không thể nghiên cứu chế tạo được trong thời gian ngắn. Để LCA sớm biên chế, Không quân Ấn Độ quyết định tiếp tục sử dụng động cơ phản lực F404, mua radar điều khiển hỏa lực EL/M-2032 và tên lửa không đối không dẫn đường radar chủ động… của Israel. |
Nhìn vào bố cục máy bay, JF-17 có cánh hình thang, tỷ lệ sải cánh tương đối lớn, lực cản cảm ứng nhỏ, vì vậy trong điều kiện tốc độ cận âm cao, tỷ lệ nâng/kéo (L/D) của cả máy bay tương đối cao.
Trong khi đó, máy bay LCA áp dụng bố cục cánh tam giác không đuôi, tỷ lệ sải cánh nhỏ, có tin nói LCA có thể là máy bay chiến đấu có tỷ lệ sải cánh nhỏ nhất thế giới. Tỷ lệ sải cánh nhỏ, lực cảm ứng càng lớn, cộng với khoảng cách về tỷ lệ giữa lực đẩy và trọng lượng, cho nên, ở khu vực không chiến thông thường (độ cao 8 – 12 nghìn m, tốc độ M 0,8 – 1,2), tính năng không chiến chủ yếu của JF-17 phải tốt hơn LCA.
Ưu thế của LCA ở chỗ, tỷ lệ sải cánh nhỏ, lực cản sóng xung tương đối nhỏ, vì vậy tính năng trong điều kiện tốc độ siêu âm tương đối tốt. Nhưng, cửa nạp cố định của LCA sau khi vượt qua tốc độ nhất định, việc khôi phục tổng áp suất của cửa nạp giảm đi, sẽ ảnh hưởng đến lực đẩy động cơ, cho nên, phần nào hạn chế tính năng của nó.
Mặc dù sử dụng hệ thống tiên tiến của nước ngoài, nhưng tiến độ của LCA vẫn chậm chạp. Năm 2001, Chính phủ Ấn Độ phê chuẩn chế tạo 5 máy bay mẫu, trong đó 1 chiếc 2 chỗ ngồi, 1 chiếc phiên bản hải quân, chiếc máy bay mẫu đầu tiên năm 2003 mới xuất xưởng, chiếc thứ hai năm 2005 bay thử lần đầu tiên, năm 2006 Không quân Ấn Độ phê chuẩn mua 20 máy bay LCA phiên bản sản xuất ban đầu, sau đó tăng lên 40 chiếc, số hiệu của lô máy bay này là LCA MK1. Không quân Ấn Độ vốn có kế hoạch năm 2008 hoàn thành giai đoạn phát triển kỹ thuật lô đầu tiên LCA MK1, nhưng do thử nghiệm tương thích vũ khí không thuận lợi, năm 2007 LCA mới hoàn thành công tác bắn thử tên lửa không đối không R-73, năm 2011 hoàn thành thử nghiệm ném bom dẫn đường chính xác. Vì vậy, thời gian này đã lùi đến năm 2012. Nhưng, đến tháng 6 năm 2012 LCA vẫn đang tiến hành thử nghiệm vũ khí, vì vậy, thời gian này cuối cùng đến cuối năm 2013. Tuy nhiên, cho dù LCA được biên chế, nó có thể hoàn toàn hình thành sức chiến đấu phải đến năm 2015. |
Do đó, theo bài báo, về tổng thể, JF-17 áp chế LCA trong phần lớn phạm vi không chiến là không thành vấn đề, còn ưu thế của LCA tập trung ở góc trên bên phải của khu vực tác chiến.
Vì vậy, đối với máy bay LCA, một phương hướng cải tiến chủ yếu của nó phải là dùng động cơ F414 thay thế cho động cơ F404 vốn có, đưa lực đẩy động cơ từ 8.500 kg lên 9.700 kg, từ đó nâng cao tỷ lệ giữa lực đẩy và trọng lượng.
Tuy Không quân Ấn Độ đã xác định mua động cơ F414, lắp cho máy bay chiến đấu LCA MK2, nhưng lại làm máy bay LCA dài hơn, đồng thời đổi sang trang bị các thiết bị như AESA, hệ thống tác chiến điện tử tổng hợp, như vậy khiến cho trọng lượng rỗng của máy bay cũng tăng lên, thực ra không có lợi cho nâng cao khả năng tác chiến của máy bay này.
Theo báo Trung Quốc, máy bay LCA Ấn Độ đầu tư lớn, hiệu suất thấp là hình ảnh thu nhỏ của phát triển một loạt vũ khí trang bị nội địa Ấn Độ, thể hiện nền tảng công nghiệp yếu, công nghệ lạc hậu, đồng thời còn có nhân tố khách quan là tầng lớp quản lý Ấn Độ coi nhẹ quy luật khách quan, gấp gáp muốn thành công, cộng với quản lý kém, kết quả là “dục tốc bất đạt”. Đây là một bài học trong nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị. |