Lý Vi, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nhật Bản, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc |
Tờ "Thanh niên Trung Quốc" ngày 12 tháng 7 có bài viết dẫn lời Viện trưởng Viện nghiên cứu Nhật Bản, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Lý Vi đã đưa ra các phát biểu như: "Quan hệ Trung-Nhật luôn lặp đi lặp lại giữa vấn đề lịch sử và vấn đề hiện thực", "hiện nay đang gặp phải 2 'nút cổ chai' là vấn đề lịch sử và vấn đề đảo Senkaku", "hai bên cần triển khai đối thoại chiến lược, cho đối phương biết mình yêu cầu của mình, từ đó để đối phương tin vào con đường phát triển hòa bình của mình".
Về hiện trang quan hệ Trung-Nhật gây lo ngại, Lý Vi tuyên truyền cho rằng, hiện nay, vấn đề lịch sử và vấn đề đảo Senkaku chồng lên nhau, quan hệ hai nước là trạng thái “không lý tưởng nhất” kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1972 đến nay. “Nhìn thẳng vào lịch sử” là nền tảng chính trị để nhân dân và chính phủ hai nước Trung-Nhật xây dựng quan hệ ngoại giao và tình hữu nghị đời đời.
Lý Vi tuyên truyền cho rằng, quan hệ Trung-Nhật mấy năm qua đã có sự thay đổi rõ rệt, bước vào thời kỳ chuyển ngoặt mới, sự thay đổi này chủ yếu thể hiện ở 3 điểm dưới đây:
Trước hết, Trung Quốc và Nhật Bản đã có sự bất đồng về nguồn gốc của quan hệ song phương. Trung Quốc cho rằng, mục tiêu bình thường hóa quan hệ ngoại giao Trung-Nhật năm 1972 chính là hai nước Trung Quốc và Nhật Bản phải “nhìn thẳng vào lịch sử”. Nhưng, từ năm 2006, Nhật Bản lại cho rằng, “cùng có lợi” là mục đích, hữu nghị là biện pháp thực hiện cùng có lợi.
Nhật Bản kiên quyết đối phó với các hành vi khiêu khích của Trung Quốc ở vùng biển đảo Senkaku, không thừa nhận đảo Senkaku có tranh chấp (ảnh tư liệu). |
Thứ hai, Trung Quốc và Nhật Bản tồn tại sự khác biệt trong nhận thức về “chiến lược, cùng có lợi”. Năm 2008, Trung Quốc và Nhật Bản đã xác lập quan hệ chiến lược, cùng có lợi, Trung Quốc coi trọng lòng tin chiến lược và cùng có lợi, Nhật Bản coi trọng hơn cùng có lợi.
Thứ ba, nguyên nhân làm quan hệ Trung-Nhật xấu đi đợt này chủ yếu là “vấn đề lịch sử và tranh chấp đảo”, hai vấn đề này cộng hưởng với nhau. Vấn đề an ninh và quân sự-quốc phòng cũng đã trở thành điểm nóng mới ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.
Lý Vi đổ lỗi cho Nhật Bản, tuyên truyền cho rằng: "Sự cố do Nhật Bản gây ra, Trung Quốc không có trách nhiệm trong vấn đề lịch sử và đảo Senkaku". Trung Quốc đòi hỏi Nhật Bản “nhìn thẳng vào lịch sử, thừa nhận tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku”. Nhưng, Nhật Bản lại áp dụng trạng thái “mạnh dạn về chiến lược”, có ý đồ "liên kết với các nước có tranh chấp với Trung Quốc để kiềm chế Trung Quốc", quan hệ Trung-Nhật có rủi ro gây tác động đến khu vực xung quanh.
Theo Lý Vi, hiện nay, Trung Quốc áp dụng phương thức “công bố tài liệu lịch sử, chứng minh Nhật Bản xâm lược Trung Quốc và thực tế lịch sử phạm tội”. Hành động này của Trung Quốc là để đáp trả hành động “phủ nhận lịch sử” của Nhật Bản, cho thấy, “trách nhiệm gây thiệt hại cho quan hệ Trung-Nhật là ở phía Nhật Bản”. Hiện nay, quan hệ Trung-Nhật thực sự đã trở thành “quan hệ cạnh tranh kiềm chế lẫn nhau”.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố thực hiện chính sách mới đối với khu vực, phát huy vai trò lớn hơn trên trường quốc tế. Trong hình là Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu dẫn đề tại Đối thoại Shangri-La năm 2014 |
Lý Vi cho rằng, Nhật Bản chưa chắc sẽ đi con đường chủ nghĩa quân phiệt, nhưng một dân tộc không thể “nhìn thẳng vào lịch sử” sẽ không làm cho người khác yên tâm, được người khác tiếp nhận. Trong lịch sử cận đại, Nhật Bản thường “phán đoán nhầm về chiến lược”, chẳng hạn gây ra chiến tranh Thái Bình Dương. Mặc dù có "thiết kế tinh vi" về chiến thuật đi nữa, nếu đã chọn sai chiến lược thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia. Vì vậy, Nhật Bản tìm đúng “định vị thân phận” của mình, chọn tốt về chiến lược sẽ rất quan trọng.
Về khả năng tái diễn chiến tranh giữa Trung-Nhật, Lý Vi cho rằng, hiện nay hai nước sẽ không đánh nhau, bởi vì quan hệ hai nước phải chăng tốt lên không phải là vấn đề dựa vào chiến tranh là có thể giải quyết, mà trào lưu thời đại và thế giới cũng đã quyết định – vũ lực hoàn toàn không thể giải quyết tất cả vấn đề, cục diện Iraq sau chiến tranh đã chứng minh điều này.
Lý Vi cho rằng, “nhân tố then chốt quyết định quan hệ Trung-Nhật không phải và cũng không nên là vấn đề đảo Senkaku”, mà là vấn đề con đường và phương hướng phát triển của hai bên.
Ngày 7 tháng 7, Trung Quốc tổ chức kỷ niệm tròn 77 năm tiến hành cuộc “kháng chiến”, ông Tập Cận Bình, lãnh đạo Trung Quốc tuyên truyền cho rằng, Trung Quốc muốn cùng đi con đường mà Bắc Kinh vẫn vốn rêu rao là “phát triển hòa bình” với các nước khác.
Nhật Bản không cam chịu để Trung Quốc thích làm gì thì làm, kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, thực hiện một loạt chính sách mới về an ninh, quân sự, về xuất khẩu vũ khí... phù hợp với tình hình hiện nay trong khu vực, tích cực can dự bảo vệ an ninh hàng hải trên Biển Đông, bảo vệ tuyến đường sinh mệnh trên biển của Nhật Bản. |
Hai nước Trung-Nhật cũng cần triển khai đối thoại chiến lược, nói cho đối phương biết nhu cầu của mình, từ đó để đối phương tin tưởng vào con đường phát triển hòa bình của mình. Trung Quốc phát triển rất nhanh, rất nhiều nước nảy sinh nghi ngờ về “phát triển hòa bình” của Trung Quốc.
Theo Lý Vi, điều cần làm của Trung Quốc trong tương lai là chứng minh với cộng đồng quốc tế về mong muốn thực sự kiên định đi con đường “phát triển hòa bình” của họ (hiện nay đang hoàn toàn trái ngược-PV), để Nhật Bản và cộng đồng quốc tế cảm thấy thiện chí hòa bình là phương hướng nỗ lực của Trung Quốc.
Ở điểm này bà Lý Vi nói đúng, Trung Quốc cần rút toàn bộ lực lượng đang chiếm đóng trái phép biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông, từ bỏ lòng tham “đường lưỡi bò” bất hợp pháp, quay trở lại con đường phát triển hòa bình như họ tuyên bố, không được làm kẻ bành trướng, thực dân, cướp biển, khủng bố trên Biển Đông như hiện nay.
Trung Quốc không nên quay mặt với luật pháp quốc tế, nên tham gia vụ kiện của Philippines, không nên chỉ thích đe dọa vũ lực trên Biển Đông, không nên dùng truyền thông để lăng nhục lãnh đạo và nhân dân các nước láng giềng, không nên bịa đặt, dựng chuyện để vu cáo, đánh lừa cả nhân dân mình cũng như cộng đồng quốc tế - PV.
Chỉ có như vậy, Trung Quốc mới thể hiện được thiện chí đi con đường phát triển hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế. Còn nếu không, cộng đồng quốc tế sẽ chỉ hiểu là, Trung Quốc đang dùng “hòa bình” trên đầu môi chót lưỡi làm công cụ để thực hiện các mưu đồ xấu xa và lòng tham vô độ của họ.
Trước các đối thủ "nhẹ ký" hơn ở Biển Đông, Trung Quốc đã tính toán kỹ lưỡng, lợi dụng tình hình làm việc xấu xa. Họ đang thực thi chính sách cướp biển, khủng bố, bành trướng, thực dân ở Biển Đông. Các hành động của Trung Quốc phản ánh tính chất dã man, dã thú, thiếu văn minh, vô nhân đạo, bất chấp luật pháp quốc tế, đe dọa chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của các nước ven Biển Đông, đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh khu vực, đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải phối hợp, hợp tác và liên kết trấn áp. |