Trong những phát ngôn “gây sốt” của mình, "kẻ lười biếng" đã đề cập đến hàng loạt các chuyên gia tên tuổi: "Khi tôi đọc báo, thấy có nhiều người quan tâm đến giáo dục và họ cũng đưa ra những ý kiến đa chiều. Nhưng phần lớn tuy nhiệt huyết nhưng không nhìn thấy ổ bệnh ở quả tim, cứ đi tìm đâu đâu ở những cái mao mạch. Vấn đề ở não không chữa lại cứ đi bẻ đi bẻ lại mấy cái đốt ngón tay. Trong khi đó, chỉ có số ít các cao nhân là có đôi mắt tinh tường xoáy sâu vào cốt lõi. Đó là GS Hồ Ngọc Đại (Hiệu trưởng Trường Thực nghiệm), nhà giáo Phạm Toàn với nhóm Cánh Buồm đang thực hiện bộ SGK mới. Đó là GS Hoàng Tụy, GS Chu Hảo, nhà văn Nguyên Ngọc, TS Phạm Anh Tuấn và những người khác".
Sau đây thử đối chiếu lập luận của "kẻ lười biếng" với một số chuyên gia, nhà giáo như:
GS Hoàng Tụy: Là một trong hai người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học của Việt Nam.
Nhà giáo Phạm Toàn: Người sáng lập và lãnh đạo nhóm Cánh Buồm (nghiên cứu và biên soạn SGK Tiểu học theo phương pháp mới)
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Hồ Ngọc Đại: Người mở hệ thống trường thực nghiệm đầu tiên ở Việt Nam.
PGS Văn Như Cương: Nhà cách tân giáo dục, người đi tiên phong trong việc mở ngôi trường phổ thông dân lập đầu tiên của Việt Nam là Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh.
Nhà văn Nguyên Ngọc: Nhà văn hóa và giáo dục nổi tiếng, hiện là chủ tịch HĐQT Trường ĐH Phan Châu Trinh với phương châm "canh tân giáo dục".
GS Chu Hảo: Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường.
GS Chu Hảo: Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường.
Ảnh cắt ra từ clip "Sự trăn trở của một kẻ lười biếng" |
* Quan điểm: Học đến lớp 9 là đủ
Clip "kẻ lười biếng" luận về giáo dục
>Phần 1: "Học kiến thức cơ bản đến lớp 9 là đủ"!
>Phần 2: "Học để thi tạo ra thế hệ đối phó với mọi thứ"
>Phần 3: Ôi bằng cấp, điểm số, bệnh thành tích!
>Phần 4: 'Người vô đạo đức thì tạt axit, tấn công bằng bom nguyên tử'
>Phần 5: Cái tội làm hỏng "công cụ thu hoạch" của học sinh là gì?
>Phần 6: Học và chơi, đam mê và lười biếng
>Phần 7: "Những người giỏi cũng chỉ ở trên mặt báo"
> Phần 8: Bày ra thi cử để bán sách, học thêm, luyện thi. Chỉ có bày vẽ là giỏi!
>Phần 1: "Học kiến thức cơ bản đến lớp 9 là đủ"!
>Phần 2: "Học để thi tạo ra thế hệ đối phó với mọi thứ"
>Phần 3: Ôi bằng cấp, điểm số, bệnh thành tích!
>Phần 4: 'Người vô đạo đức thì tạt axit, tấn công bằng bom nguyên tử'
>Phần 5: Cái tội làm hỏng "công cụ thu hoạch" của học sinh là gì?
>Phần 6: Học và chơi, đam mê và lười biếng
>Phần 7: "Những người giỏi cũng chỉ ở trên mặt báo"
> Phần 8: Bày ra thi cử để bán sách, học thêm, luyện thi. Chỉ có bày vẽ là giỏi!
Kẻ lười biếng: Nếu có người hỏi tôi lớp mấy là đủ, tôi trả lời lớp 9 là đủ. Vì sao lại là lớp 9 vì tôi tin rằng tuổi 14, 15 xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình.
Nhà giáo Phạm Toàn: Chỉ cần 8-10 năm học các kiến thức cơ bản, tạm gọi đó là cấp phổ thông cơ sở để đặt nền móng cho những tri thức tối thiểu. Sau đó, sẽ có hai nhánh rẽ hoặc là đi hướng nghiệp, hoặc là học tiếp. (theo Tuanvietnam)
GS Hoàng Tụy: Như chúng tôi đã từng đề nghị thì học tới hết lớp 9 là đã phổ cập xong kiến thức cơ bản, còn khi vào bậc PTTH (2 hoặc 3 năm) thì tạo điều kiện để 1/3 số học sinh được lựa chọn có thể học chuyên sâu theo môn học mà các em có khả năng phát triển. Ai thích môn Văn và có năng khiếu thì học nhiều về Văn, còn ai có khả năng học Toán, Lý, Hóa… thì phát triển chiều sâu theo môn ấy. (theo Baodatviet)
* Sau kiến thức cơ bản, không cần học những môn không đúng định hướng nghề nghiệp
Kẻ lười biếng: Có người muốn làm lập trình viên, đầu bếp nhà hàng, giám đốc ngân hàng, thiết kế thời trang, thậm chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục, đâu phải nghề nào cũng cần biết đến phương trình chuyển động? Một kỹ sư vật lý liệu có cần phân tích hình tượng nghệ thuật trong một bài văn hay không? Một nhà văn có cần biết phương trình của một loạt các phản ứng hóa học?
GS Văn Như Cương: Ví dụ một anh vào Đại học Luật, Đại học Ngoại giao hay Đại học Y… thì toán học cần đến mức độ nào cho người đó, còn nếu toán học này cần cho những người vào đại học chuyên ngành Toán chẳng hạn hay Đại học Sư phạm thì ở đó người ta sẽ được học kỹ, sâu và chắc chắn hơn nhiều. (Giaoduc.net.vn)
* Học chỉ để thi!
Kẻ lười biếng (châm biếm): Học để thi, học để có một cái bằng, để người ta nhìn mình với con mắt bao dung hơn.
GS Hoàng Tụy: Học hiện tại theo chu trình: "Học để thi - Thi để lấy bằng - Lấy bằng để làm quan".
* Không chú trọng giáo dục đạo đức trong học đường
Kẻ lười biếng: Nền giáo dục hiện đại đang quá chú trọng đến việc học văn hóa mà quên đi giáo dục đạo đức. Hiện nay, việc trang bị kiến thức toàn diện cho học sinh đang thiếu hẳn. Toàn diện tức là học văn hóa, học con người. Học chữ phải học làm người, vừa hồng vừa chuyên thì bỏ do học văn hóa nặng quá, không có thời gian để đưa những môn học như thế vào cuộc sống được.
PGS Văn Như Cương: Hiện nay chúng ta đang thiếu hẳn mặt giáo dục con người, về kỹ năng sống, hòa nhập, đối xử giữa con người với con người với nhau do học văn hóa nặng nề. (theo VnMedia)
* Về trí thông minh
Kẻ lười biếng: Chúng ta học rất nhiều nhưng học rất ít về con người. Trí thông minh của con người được chia làm 8 phần: ngôn ngữ, cảm nhận không gian, âm nhạc, vận động cơ thể, tương tác giữa các cá nhân, cảm nhận thiên nhiên, nội tâm, logic toán. Trong khi những môn trọng tâm như toán, lý, hóa đều học chuẩn phải có trí thông minh logic toán. Để trở thành một người văn minh, văn hóa phải có trí thông minh nội tâm.
Nhà giáo Phạm Toàn: Con người có 7, 8 loại trí khôn khác nhau: Trí khôn ngôn ngữ, trí khôn logic toán, trí khôn âm nhạc, trí khôn cá nhân hướng nội, trí khôn cá nhân hướng ngoại... Do vậy, mỗi người phát huy tốt thành phần trí khôn của mình thì cuộc sống sẽ giản dị hơn, đỡ rắc rối hơn. (theo Doanh nhân SG)
GS Chu Hảo: Theo đó, trí thông minh, năng khiếu của mỗi người có thể xác định theo 7 loại hình, gồm năng khiếu về ngôn ngữ, thông minh logic-toán học, năng khiếu về không gian, năng khiếu âm nhạc, năng khiếu về vận động thân thể, năng khiếu về tương tác và năng khiếu về tự nhận thức bản thân hoặc nội tâm (theo Kienthuc).
* Cách học, tư duy thụ động
Kẻ lười biếng: Học sinh cứ cắm đầu vào mà đối phó, đó là học thụ động, tư duy thụ động chỉ có làm nô lệ mà thôi.
GS Phạm Toàn: Nền giáo dục hiện tại sẽ đào tạo ra hàng loạt công dân không có tư duy độc lập, và không có tư duy độc lập sẽ rất dễ trở thành nô lệ. (theo Tuanvietnam)
Nhà văn Nguyên Ngọc: Triết lý giáo dục cao nhất vẫn là đào tạo ra một con người có suy nghĩ độc lập và nhân văn (theo Tạp chí Tinh hoa)
* Bàn về cách sửa sai trong giáo dục
Kẻ lười biếng: Như Lưu Quang Vũ đã nói: Có những cái sai không thể sửa được, chắp vá, gượng ép chỉ làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng làm sai nữa hoặc bù lại bằng một việc đúng khác.
GS Hồ Ngọc Đại: Cách xử lý giáo dục là nên làm từ đầu, cái gì đã qua cứ để nó trôi qua. Còn mình làm từ đầu là xây dựng nền giáo dục mới. (theo VTC)
* Thông điệp của giáo dục
Kẻ lười biếng: Tất cả vì một nền giáo dục khai phóng.
Nhà văn Nguyên Ngọc: Giáo dục là một cuộc tìm kiếm và giải phóng (theo Tuanvietnam)
Ngoài ra, những quan điểm về giáo dục khác của "kẻ lười biếng" như: Sách giáo khoa nặng, gỡ bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT... cũng là những trăn trở của các chuyên gia giáo dục như PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, GS Phạm Minh Hạc, GS Nguyễn Lân Dũng...
Bạn đọc gửi ý kiến phản hồi, bình luận, xin mời BẤM VÀO ĐÂY. Trân trọng cảm ơn!
Quyên Quyên