Góp phần bảo vệ môi trường
Cùng thời điểm này cách đây khoảng chục năm đầu mỗi mùa vụ, khi lúa, hoa màu bước vào thời kỳ sinh trưởng hoặc sâu bệnh phát triển mạnh, tình trạng vỏ chai, thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng vứt bừa bãi trên khắp các cánh đồng của 7 thôn (hơn 370 ha – PV) thuộc xã Hạ Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên gây ra nhiều bệnh tật cho bà con xã viên, chủ yếu là bệnh ngoài da, đồng thời gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Cùng thời điểm này cách đây khoảng chục năm đầu mỗi mùa vụ, khi lúa, hoa màu bước vào thời kỳ sinh trưởng hoặc sâu bệnh phát triển mạnh, tình trạng vỏ chai, thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng vứt bừa bãi trên khắp các cánh đồng của 7 thôn (hơn 370 ha – PV) thuộc xã Hạ Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên gây ra nhiều bệnh tật cho bà con xã viên, chủ yếu là bệnh ngoài da, đồng thời gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Năm 2003, chính quyền xã đã tham mưu cho Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cùng bà con đi đến thống nhất xây dựng những bể thu gom rác thải nông nghiệp. Theo đó mỗi thôn được hỗ trợ đầu tư xây dựng 4 đến 5 bể, toàn xã xây dựng được 30 bể gồm bể hình chữ nhật và bể tròn. Bể hình chữ nhật rộng khoảng 2 mét vuông cao 0,7m, bể tròn trông như những chiếc cống nước có đường kính khoảng 0,5m, cao 1m.
Một bể chứa vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật của thôn 4 cách làng hơn 1km (ảnh: Lê Miền) |
Ông Trần Đại Dương, phó Chủ nhiệm hợp tác xã cho biết: “Kinh phí xây dựng phần lớn do bà con nông dân bỏ ra, xã chỉ hỗ trợ một phần rất nhỏ. Các bể được đặt ở các vị trí hợp lí trên các cánh đồng để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con xã viên thu gom bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng nhưng vẫn phải cách xa khu dân cư.”
Khi bể chứa rác thải đã đầy thì lực lượng Nông giang của các thôn sẽ tiêu hủy bằng cách dùng xăng, dầu để đốt. Nông giang thôn còn có trách nhiệm thu gom vỏ bao thuốc trên các cánh đồng sau khi bà con sử dụng xong cho vào bể. Trước đây, một số loại thuốc trừ sâu được đóng bằng vỏ sành phải đập vỡ, đào hố sâu rồi lấp lại. Mỗi vụ bà con thống nhất trả cho lực lượng này 0,5 kg thóc/sào.
Bảo vệ sức khỏe cho nông dân
Bảo vệ sức khỏe cho nông dân
“Những năm trước đây do địa phương chưa có nơi tập kết rác thải nông nghiệp, cộng với ý thức của bà con về môi trường hạn chế, “cha chung không ai khóc” nên vỏ bao trừ sâu, túi linon, chai, lọ vứt bừa bãi trên đồng ruộng, bờ mương, cứ mỗi mùa vụ là tôm, cá chết nổi rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân… Nhiều người ra đồng làm dẫm phải vỏ chai thuốc trừ sâu bị đứt chân phải nằm viện cả tháng trời. Có hôm tôi đi làm đồng buổi chiều mà về tới nhà là thấy nôn nao hết cả người” - Chị Nhẫn, một nông dân thôn 2 kể lại.
Không chỉ dùng để thu gom vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật, những chiếc bể còn là nơi chứa nhiều vỏ bao phân đạm, rác thải từ nuôi trồng thủy sản thậm trí cả ốc bươu vàng đã bị ghè vỡ được các hộ nông dân thu gom lại.
Không chỉ dùng để thu gom vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật, những chiếc bể còn là nơi chứa nhiều vỏ bao phân đạm, rác thải từ nuôi trồng thủy sản thậm trí cả ốc bươu vàng đã bị ghè vỡ được các hộ nông dân thu gom lại.
Từ khi có bể chứa rác thải nông nghiệp, cánh đồng tại thôn 4 sạch đẹp hơn hẳn (ảnh: Lê Miền) |
Chị Nguyễn Thị Yến, một người dân thôn 4, chia sẻ: “Hầu hết tất cả các thôn của xã đều trồng màu như dưa, cà, ớt, rau thơm… nên lượng thuốc bảo vệ thực vật mà bà con sử dụng mỗi năm không nhỏ. Nhưng nhờ có những chiếc bể mà vỏ bao đã không bị vứt bừa bãi, ý thức của bà con được nâng lên rõ rệt, mỗi lần đi làm đồng không còn lo sợ khi nhìn thấy vỏ thuốc bảo vệ thực vật nữa. Tuy vậy khi tiêu hủy rác thải vẫn bị bốc mùi rất khó chịu, mỗi lần tiêu hủy bà con cũng ngại ra đồng dù còn nhiều việc phải làm.”
Cách đây hơn một năm, xã thực hiện xây dựng các con đường ra các cánh đồng nên một số bể chứa nằm ven đường đã bị buộc phải phá bỏ. Hiện tại chính quyền xã đang triển khai xây dựng bể thu gom với diện tích lớn, theo đó, toàn bộ 7 thôn của xã sẽ được đầu tư xây dựng 3 bể chứa, mỗi bể khoảng 40 m2. Các bể không chỉ dùng để chứa chất thải từ nông nghiệp, mà còn làm nơi thu gom rác thải sinh hoạt của các địa phương về một nơi để thuận tiện cho việc xử lí.
Địa chỉ gửi bài tham gia cuộc thi “Phóng viên trẻ”:
Cunglambao@giaoduc.net.vn
Thông tin chi tiết xin xem tại ĐÂY
Cunglambao@giaoduc.net.vn
Thông tin chi tiết xin xem tại ĐÂY
Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Văn Mai, Chủ nhiệm hợp tác xã cho biết: “Xây dựng các bể chứa, tổ chức thu gom xử lý rác thải nông nghiệp không chỉ tạo bộ mặt mới cho môi trường nông thôn, xây dựng nếp sống thân thiện với môi trường, sống hợp vệ sinh mà còn góp phần nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường của người dân”.
Tuy nhiên, điều mà ông Chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp băn khoăn nhất hiện nay là cán bộ xã cùng bà con nhân dân chưa thể tìm ra biện pháp xử lí lượng thuốc tồn đọng tại các bể, bên cạnh đó là việc tiêu hủy lượng rác thải không còn cách nào khác ngoài việc dùng xăng dầu để đốt.
Lê Văn Miền (K53, Khoa Báo chí - Truyền thông, ĐH