Hiện Kim Kye Lim đang là sinh viên khoa Việt Nam học, trường Khoa học Xã hội và Nhân văn. Được nghe chị tâm sự về những chuyến đi tình nguyện tại huyện Ba Vì, Hà Nội quả là một điều thú vị.
Kim Hye Lim (mũ xanh) với các bạn sinh viên tình nguyện tại trung tâm Ba Vì. |
Hành trình sang Việt Nam tình nguyện
- Duyên số thế nào mà chị sang Việt Nam?
Bố mẹ tôi sang Việt Nam làm việc từ năm 2001 và sinh sống tại đây luôn. Bởi vậy, ngay sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, tôi quyết định sang sống cùng bố mẹ. Ban đầu, do chưa quen nên tôi cảm thấy khó chịu với thời tiết của Việt Nam. Nó khắc nghiệt hơn tôi tưởng tượng khi còn ở Hàn Quốc. Nhưng, trải qua 8 năm sống tại thủ đô Hà Nội, tôi cảm thấy mình thuộc về đất nước tươi đẹp này.
- Thế còn hành trình làm tình nguyện của chị?
Một hôm có người bạn Hàn Quốc rủ tôi đi tình nguyện tại Trung tâm bảo trợ số 4 tại Ba Vì, Hà Nội. Chuyến đi đó đã để lại cho tôi rất nhiều cảm xúc thú vị. Tôi rất thích nói chuyện với các em nhỏ vì chúng vừa ngộ nghĩnh, vừa đáng yêu và đặc biệt là không biết lừa dối.
- Chị đến chơi với trung tâm số 4 ở Ba Vì bắt đầu từ khi nào?
Tôi đến Trung tâm bảo trợ số 4 tại Ba Vì cách đây khoảng 3 năm. Lúc đầu, các em nhỏ cảm thấy lạ lẫm và luôn tìm cách xa lánh tôi, nhất là với những bé trai. Nhưng sau một thời gian đến chơi, dạy học, tìm hiểu hoàn cảnh của các em, tôi dần dần làm quen và trở thành người chị thân thiết với tất cả trẻ em trong trung tâm. Điều đó làm tôi rất hạnh phúc.
- 3 năm cũng là một thời gian khá dài, vậy hoạt động của chị tại trung tâm Ba Vì là gì?
Vào thứ 7 hàng tuần chúng tôi đều đến trung tâm Ba Vì và một số trung tâm dạy nghề khác để làm tình nguyện. Tại đây, chúng tôi tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa cho các em như: dạy học và trò chuyện và tặng quà cho các em… để các em quên đi nỗi đau số phận và lạc quan trong cuộc sống. Có lẽ đối với những em nhỏ bình thường, được sống trong sự bao bọc của bố mẹ thì những hoạt động của chúng tôi là thừa. Nhưng, những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn nơi đây lại cần chúng tôi lắm, mong chúng tôi lắm.
- 3 năm cũng là một thời gian khá dài, vậy hoạt động của chị tại trung tâm Ba Vì là gì?
Vào thứ 7 hàng tuần chúng tôi đều đến trung tâm Ba Vì và một số trung tâm dạy nghề khác để làm tình nguyện. Tại đây, chúng tôi tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa cho các em như: dạy học và trò chuyện và tặng quà cho các em… để các em quên đi nỗi đau số phận và lạc quan trong cuộc sống. Có lẽ đối với những em nhỏ bình thường, được sống trong sự bao bọc của bố mẹ thì những hoạt động của chúng tôi là thừa. Nhưng, những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn nơi đây lại cần chúng tôi lắm, mong chúng tôi lắm.
Kim Hye Lim luôn xuất hiện với nụ cười tươi tắn. |
Hạnh phúc đến từ những chuyến đi
- Vấn đề gì khó khăn nhất của chị trong quá trình hoạt động?
Đầu tiên là ngôn ngữ, mặc dù tôi có thời gian khá dài sống ở Việt Nam nhưng vốn từ của tôi còn hạn hẹp, chỉ có thể trao đổi bình thường. Nhiều khi các em nói tiếng địa phương của các vùng miền làm chị không thể nào hiểu được. Thứ hai chính là tâm lý của các em, tuy chỉ là những đứa trẻ nhỏ nhưng chính hoàn cảnh sống khó khăn đã khiến cho các em có những suy nghĩ có phần “già nua”. Chính vì thế, để hiểu được các em đã khó, nhưng, tìm được cách khuyên giải các em còn khó hơn.
Lim tâm sự: "Tôi cảm thấy vô cùng may mắn khi được tiếp xúc với các em nhỏ Việt Nam. Tôi không phải người giàu có nhưng lại đầy đủ so với nhiều người. Vì vậy, cần phải quan tâm tới những người đang cần sự giúp đỡ. Có thể tôi không giúp được nhiều điều cho các em, nhưng chỉ cần nghe các em chia sẻ hoàn cảnh của mình và an ủi, động viên xoa dịu để các em hoà nhập với mọi người là tôi mãn nguyện lắm rồi".
- Trải qua một thời gian dài gắn bó với trung tâm số 4 tại Ba Vì, đã bao giờ chị thấy mệt mỏi, chán nản và muốn bỏ cuộc chưa?
Ồ! Tôi chỉ mệt mỏi thôi chứ chưa bao giờ có ý nghĩ bỏ cuộc. Bởi đơn giản, tôi thích làm việc này. Khi tôi không muốn một cái gì đó thì chẳng ai ép buộc tôi được tôi đâu. Tôi luôn đến với các em nhỏ nơi đây với tâm lý rất thoải mái.
- Và chị sẽ tiếp tục công việc?
Tất nhiên là thế rồi. Tôi nhận thấy có rất nhiều bạn sinh viên đang quá thờ ơ với những con người khốn khổ. Đã là thanh niên thì nên đi tình nguyện, nhất là giúp đỡ người khuyết tật, người nghèo… họ cần tới chúng ta! Tôi sẽ làm hết sức mình để lôi cuốn bạn bè và những người xung quanh cùng tham gia.
Xin cảm ơn chị về cuộc trò chuyện!
Anh Ngọc, Báo mạng k30 (thực hiện)