Lễ đặt tên tàu giếng khoan Hoa Bân OPUS TIGER1 ngày 8 tháng 11 năm 2014 |
Trung Quốc đã chế tạo thành công “tàu giếng khoan nước sâu” đầu tiên có bản quyền sở hữu trí tuệ toàn bộ, đồng thời ngày 8 tháng 11 chính thức đặt tên là Hoa Bân OPUS TIGER1.
Tàu giếng khoan này do Tập đoàn Hoa Bân đầu tư, do công ty con của nó là Tập đoàn Hoa Bân OPUS OFFSHORE và Công ty TNHH tàu thủy nhà máy đóng tàu Thượng Hải (thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Trung Quốc) cùng với Công ty thiết bị giàn khoan Hồng Hoa hợp tác thiết kế chế tạo và hoạt động, đã khắc phục điểm yếu của Trung Quốc trong lĩnh vực giàn khoan nước sâu cao cấp.
Phó tổng giám đốc cao cấp Tập đoàn Hoa Bân, Lưu Thiếu Hoa cho biết: “Đây là một đột phá to lớn đối với ngành công trình biển của Trung Quốc. Chiếc tàu giếng khoan TIGER này bất kể về tỷ lệ giữa hiệu suất và giá, hiệu suất sử dụng, tiêu hao năng lượng hay độ tin cậy đều đã đạt trình độ tiên tiến thế giới, sử dụng cho thăm dò khai thác dầu mỏ và khí đốt ở Biển Đông và biển Hoa Đông”.
Đối với chi phí chế tạo mỗi tàu, Lưu Thiếu Hoa cho biết là không tiện tiết lộ, nhưng nguồn tin trong ngành dự đoán khoảng 200 – 300 triệu USD.
Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 cùng với một lực lượng quân sự, bán quân sự quy mô lớn vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam |
Trước đó, nhà máy đóng tàu Trung Quốc chỉ nhận chế tạo một phần tàu giếng khoan, trong khi đó, chương trình này từ thiết kế phương án đến chế tạo thân tàu, bao gồm mua sắm thiết bị quan trọng, lắp ráp và vận hành thử thiết bị của cả tàu, đều do nhà máy đóng tàu Thượng Hải “làm toàn bộ”.
Tàu giếng khoan là thiết bị chủ yếu thăm dò, khai thác dầu khí trên biển. Cùng với việc hoạt động thăm dò dầu khí của các nước hướng ra biển sâu, tàu giếng khoan biển sâu đóng vai trò ngày càng quan trọng.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH tàu thủy nhà máy đóng tàu Thượng Hải, Vương Dũng cho biết, tàu giếng khoan dòng TIGER có lượng giãn nước thiết kế là 46.000 tấn, có thể tiến hành hoạt động ở vùng biển nước sâu 1.700 m, độ sâu giếng khoan có thể đạt 12.000 m, trang bị máy chống phun tiên tiến nhất trên thế giới, các thiết bị như hệ thống kiểm soát giếng và dưới nước có thể dùng cho thi công giếng thăm dò và giếng sản xuất. Tàu này có năng lực tự chạy, có thể mang theo 150 thuyền viên.
Năm 2011, Tập đoàn Hoa Bân đã thu mua Tập đoàn OPUS OFFSHORE của Singapore, chủ yếu hoạt động ở 2 lĩnh vực nghiệp vụ lớn là khoan giếng nước sâu và phát điện OTEC. Tháng 9 cùng năm, OPUS OFFSHORE cùng nhà máy đóng tàu Thượng Hải đã ký kết hợp đồng dự án tàu giếng khoan, xác định chế tạo 2 tàu giếng khoan và quyền lựa chọn 2 tàu giếng khoan khác.
Ngoài chiếc tàu TIGER1 đã bàn giao, chiếc thứ hai hiện đang chế tạo, trong khi đó, OPUS OFFSHORE đã thực hiện quyền lựa chọn, sẽ tiếp tục chế tạo 2 tàu giếng khoan tương tự ở nhà máy đóng tàu Thượng Hải, thiết kế 3 chiếc còn lại giống với chiếc thứ nhất, dự kiến lần lượt bàn giao vào quý 2 năm 2015, quý 3 năm 2016 và quý 1 năm 2017.
Chưa có nước nào ngang ngược, ngông cuồng dám mời thầu dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam như Chính phủ Trung Quốc, bất chấp chủ quyền, quyền lợi chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế |
Lưu Thiếu Hoa cho biết, hiện nay, công ty đang cùng với Công ty dầu khí Malaysia, Công ty dầu khí quốc gia Ấn Độ và Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) đàm phán về dự án hợp tác tàu giếng khoan dòng TIGER, hiện còn chưa rõ việc này phải chăng là để đạt được hợp đồng cho thuê những tàu giếng khoan này hay không.
Theo Lưu Thiếu Hoa, Tập đoàn Hoa Bân sẽ tiếp tục chế tạo nhiều tàu giếng khoan và giàn khoan tiên tiến hơn, đồng thời triển khai hợp tác toàn diện với CNPC, Tập đoàn Hóa chất và Dầu khí Trung Quốc (Sinopec), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Hải dương Trung Quốc (CNOOC), để “giành lấy thị trường này bằng các sản phẩm hữu ích nhất, chất lượng cao nhất, tỷ lệ sử dụng cao nhất, giá thành chế tạo thấp nhất, chi phí bảo trì thấp nhất, tiêu hao năng lượng thấp nhất”.