Trước thông tin 23.000 tàu cá Trung Quốc (trong đó gồm 14.000 tàu của Quảng Đông, 9000 tàu của Hải Nam) đồng loạt ra Biển Đông đánh bắt cá, phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Cao Mưu – Tổng thư ký Trung ương Hội nghề cá về vấn đề này.
Ông Trần Cao Mưu nói: "Trước đây tôi không nắm rõ chính xác là bao nhiêu tàu cá của Trung Quốc đã ra những vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây có lẽ là thời điểm đông nhất khi họ phát động khai thác tại vùng Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đây là hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam, không đơn thuần là hoạt động đánh bắt cá. Số tàu thuyền này đã gây cản trở và gây nhiều khó khăn cho ngư dân Việt Nam. Chúng ta phải lên tiếng mạnh mẽ, kiên quyết hơn nữa".
Ông Trần Cao Mưu - Tổng thư ký Trung ương Hội nghề cá Việt Nam (Ảnh: Tuấn Nam) |
PV: Xin ông có thể nói rõ hơn về những hành động kiên quyết...
Ông Trần Cao Mưu: Chúng ta phải phản ứng một cách mạnh mẽ, tuyên truyền đầy đủ pháp luật và quyền chủ quyền pháp luật Việt Nam đến mức nào, đến chỗ nào và mức độ ra sao.
Thực ra, Trung Quốc đã mở rộng tuyên truyền từ rất lâu rồi, rằng Việt Nam lấy đảo của họ, rằng Việt Nam đã khai thác dầu khí của họ… Chính vì vậy chúng ta phải tuyền truyền về chủ quyền của chúng ta tại Biển Đông cũng như đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việc đưa ra những tấm bản đồ về lãnh thổ Trung Quốc trong thời gian vừa qua là rất tốt và chúng ta có trách nhiệm tuyên truyền nhiều hơn nữa cho người dân Việt Nam nói chung, ngư dân Việt Nam nói riêng biết rằng là Biển của chúng ta đến đâu, hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam.
PV: Những khó khăn mà ngư dân Việt Nam gặp phải khi chạm mặt với những tàu của Trung Quốc trên những vùng biển chủ quyền của ta như thế nào, thưa ông?
Ông Trần Cao Mưu: Việc chạm mặt tàu cá của Trung Quốc thì ít và thái độ của người dân Trung Quốc khi tôi tham gia một chuyến đi biển thì cũng bình thường. Sau này thì tôi không biết có còn bình thường không. Tuy nhiên, tôi nghe ngư dân của mình kể phần nhiều ngư dân của chúng ta chạm mặt với các tàu ngư chính, tàu hải giám và cả tàu hải quân của Trung Quốc. Thái độ của những người Trung Quốc trên các tàu này rất hung hăng.
Trước đó, 30 tàu cá Trung Quốc tổ chức thành một biên đội kéo ra quần đảo Trường Sa đánh bắt, thăm dò trái phép và do thám thông tin |
Họ xua đuổi ngư dân của ta ra khỏi vùng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, cản trở việc khai thác, về không về được, ra tiếp không ra được, tịch thu tài sản, phương tiện của các tàu cá. Gần đây nhất theo báo cáo của Hội nghề cá Quảng Ngãi, tàu cá của Quảng Ngãi mang biển số 66369 đã 3 lần bị tàu tuần tra Trung Quốc ngăn cản, đập phá tài sản gây thiệt hại đến 120 triệu đồng khi đánh bắt cá tài quần đảo Hoàng Sa trong tháng 6 vừa qua. Và nhiều tàu cá của chúng ta cũng đã bị như vậy.
Trong những lần chạm mặt như vậy thì ngư dân của chúng ta ứng xử đúng theo chỉ đạo của Chính phủ và của nhà nước mình. Chúng ta phải phản đối những hành động cản trở ngư dân khai thác, hành động đập phá tài sản trên thuyền của ngư dân Việt Nam một cách mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa cả về ngoại giao và cách chúng ta thông tin.
Khi chúng ta phản ứng yếu thì Trung Quốc sẽ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam sâu hơn nữa. Chính vì thế chúng ta phải có đối sách với họ: phản ứng mạnh mẽ hơn nữa, giáo dục nâng cao trình độ cho ngư dân biết chủ quyền của chúng ta đến đâu và các tàu của Trung Quốc vi phạm như thế nào để biết cách phản đối… Khi chúng ta mạnh, Trung Quốc sẽ phải dè chừng.
TOÀN CẢNH TRƯỜNG SA - HOÀNG SA NHÌN TỪ ĐẤT LIỀN
BẤM VÀO ĐÂY XEM CHÙM ẢNH: CÔNG BỐ NHỮNG HÌNH ẢNH "KHÔNG THỂ KÌM NỔI" VỀ TRƯỜNG SA
AI CHƯA ĐẾN TRƯỜNG SA CẦN XEM 31 TẤM HÌNH NÀY
Ra Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam
PV: Thưa ông, khi Trung Quốc gây thiệt hại cho ngư dân Việt Nam thì vai trò của Hội nghề cá trong việc này như thế nào?
Ông Trần Cao Mưu: Ngư dân của chúng ta đã nhiều lần bị phía Trung Quốc bắt gây ra nhiều thiệt hại. Hội nghề cá Việt Nam là một tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng đã đề nghị các tổ chức ủng hộ quỹ Nhân đạo nghề cá Việt Nam hoặc các tỉnh hội có thái độ ủng hộ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có phát động phong trào xây dựng quỹ Tấm lưới nghĩa tình ủng hộ ngư dân khai thác ở khu vực Trường Sa và Hoàng Sa. Hội nghề cá Việt Nam cũng đã có văn bản hướng dẫn hội viên ủng hộ quỹ này.
Việc ngư dân ra quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của ngư dân không chỉ là hoạt động đảm bảo vấn đề kinh tế, mưu sinh mà vấn đề quan trọng hơn là khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Hội nghề cá Việt Nam đã chỉ đạo các tỉnh hội với nhiều hình thức hỗ trợ cho ngư dân thông qua các quỹ trên để động viên họ tham gia sản xuất tại các khu vực này.
Và các tỉnh hội cũng đã làm rất tốt việc này. Ngư dân của chúng ta ta dù biết việc ra khu vưc quần đảo Hoàng Sa có thể bị phía Trung Quốc bắt giữ nhưng vẫn ra để khẳng định chủ quyền quốc gia tại đây.
Và các tỉnh hội cũng đã làm rất tốt việc này. Ngư dân của chúng ta ta dù biết việc ra khu vưc quần đảo Hoàng Sa có thể bị phía Trung Quốc bắt giữ nhưng vẫn ra để khẳng định chủ quyền quốc gia tại đây.
PV: Trong lần trao đổi mới đây với Báo Giáo dục Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng chúng ta nên tập hợp những nhóm tàu đánh cá thành những đội lớn để có thể chủ động hơn trên vùng biển chủ quyền của ta. Ông đánh giá ý kiến này như thế nào?
Ông Trần Cao Mưu: Ý kiến đó rất đúng. Lâu này chúng ta đã thành lập các tập đoàn sản xuất, hợp tác xã sản xuất, các nghiệp đoàn sản xuất ở các tỉnh miền Trung. Điều đó giúp cho các ngư dân không những giúp đỡ nhau chống lại thiên tai, địch họa mà còn giúp cho ngư dân chủ động hơn khi bị xâm phạm quyền lợi, xâm phạm chủ quyền và bị đe dọa. Chúng ta cần phải tăng cường tạo điều kiện để các nghiệp đoàn này hoạt động mạnh mẽ hơn.
Có thể bạn quan tâm
> Tra cứu ĐIỂM THI ĐH-CĐ 2012 nhanh, chính xác nhất
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông
> Tra cứu ĐIỂM THI ĐH-CĐ 2012 nhanh, chính xác nhất
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông
Các tàu cá của Việt Nam có công suất nhỏ chỉ khoảng vài chục đến vài trăm mã lực còn các tàu cá của Trung Quốc thì lớn lắm, lên đến vài nghìn mã lực.
Theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, chúng ta đã có đề án nâng cấp các tàu cá lên hàng nghìn mã lực trong giai đoạn 2015 – 2020. Nhưng thực sự việc này không hề đơn giản vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và các ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất chế biến hải sản, công nghiệp đóng tàu, sửa chữa tàu…
PV: Ngày 21/6 vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong bối cảnh địa chính trị như hiện nay. Xin ông cho biết, đối với Hội và các thành viên của mình, đạo luật này có nghĩa như thế nào?
Ông Trần Cao Mưu: Luật Biển Việt Nam sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Luật Biển rất có nghĩa với ngư dân, khẳng định chủ quyền vùng biển của Việt Nam. Nó sẽ giúp ngư dân có nhận thức tốt hơn về những vùng chủ quyền của Việt Nam. Và khi đã hiểu thì sẽ làm cho đúng và khi đã làm đúng thì chúng ta có quyền xua đuổi những người vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Khi chúng ta đã có một quy định thì mọi người sẽ phải thực hiện đúng quy định, những tranh chấp sẽ được giải quyết nhanh gọn, có tính pháp lý cao hơn. Ngay từ bây giờ chúng ta phải tuyên truyền ngay đạo luật này chứ không phải chờ đến ngày 1/1/2013 mới bắt đầu tuyên truyền.
Xin chân thành cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!
Sự kiện nổi bật |
Công bố Luật Biển, Luật Giá, Luật Quảng cáo, Giám định Tư pháp... |
TQ xây trại giam trái phép tại Hoàng Sa để giam giữ ngư dân nước ngoài |
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Hồng Chính Quang