Trao đổi với phóng viên, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thị Hoài Thu đặt câu hỏi: “Bộ trưởng Đinh La Thăng nên thông báo rộng rãi đến nhân dân xem một năm qua ông và các nhân viên của mình đi xe buýt, đi bộ được mấy lần?. Họ thấy, làm được gì sau những lần thực tế ấy? Trước khi đưa ra một chính sách, hãy quan tâm xem chính sách đó có thực sự phù hợp với dân không?. Liệu họ có “thích nghi” được gánh nặng liên tiếp từ các chính sách ban bố một cách ào ạt không?”.
Phát biểu của Bộ trưởng Đinh La Thăng đã dấy lên nhiều phản ứng trái chiều trong giới chuyên gia |
Theo bà Thu, trong thời buổi bão giá, dân đã quá khổ rồi. Họ đã phải chịu bao thứ thuế, phí trên đầu, nay lại “gánh” thêm những thứ kiểu trên trời rơi xuống như phí đường bộ thì quả thật là bất công. Sao có thể tìm thấy sự đồng thuận ở họ được.
Tiết lộ của người tự chế máy bay ở Bình Dương
Cười nghiêng ngả với cách vận chuyển có một không hai ở Việt Nam (P2)Vụ bạo hành ghê rợn ở Vĩnh Phúc: Chị Lê Thị Lý sốc với cáo trạng
“Bộ trưởng Thăng nói rằng không sợ tín nhiệm cao hay thấp, tôi không đồng ý. Tín nhiệm của cá nhân có là gì? Tín nhiệm của nhà nước, của chế độ mới là quan trọng. Làm quan chỉ là nhất thời. Khi hết đương nhiệm thì sẽ có người khác lên thay. Lúc đó, ai sẽ là người phải gánh những hệ lụy do chính sách trước đưa ra?”, bà Thu nói.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng: “Người dân phản ứng mạnh mẽ với phí đường bộ bởi đơn giản họ đang thiếu trầm trọng niềm tin vào các công trình xây dựng. Đường vừa làm xong đã nứt hỏng, công trình giao thông bị rút ruột không thương tiếc, bây giờ lại bắt dân nộp phí thì làm sao có thể nhận được sự đồng thuận. Rồi tính đến lúc thu phí, ai sẽ là người quản lý, giám sát những khoản thu đó khi mà các ngành giao thông, xây dựng đã có truyền thống như thế”.
Theo đại biểu Dương Trung Quốc, Bộ trưởng Thăng đang nhầm lẫn giữa thuế và phí. Thuế mới là trách nhiệm của công dân. Còn với phí, nói nôm na là trả tiền cho một dịch vụ nào đó.
“Tuy nhiên, tôi lại đánh giá cao sự bộc trực thẳng thắn của Bộ trưởng Thăng. Anh nói thế nào, suy nghĩ ra sao phải nói ra để mọi người biết, tuyệt đối không nên im lặng. Việc thẳng thắn bày tỏ quan điểm và dám đối diện với những phản ứng của người khác, theo tôi đó là một tố chất tốt của nhà lãnh đạo”, ông Quốc nói.
Với cái nhìn sâu sắc của một người trưởng thành từ chiến tranh, nhà văn Chu Lai chia sẻ: “Đóng phí hạn chế giao thông và các loại phí khác chưa biết đúng sai thế nào nhưng rõ ràng nó không thuận lòng dân. Cuộc sống của người dân đã quá khó khăn. Theo tôi, phương án này của Bộ trưởng Thăng mang nhiều nét “siêu thực”, “ngẫu hứng”.
Theo nhà văn Chu Lai, một Bộ trưởng phải là một chính khách, một nhà văn hóa, nhà tư tưởng chứ không thể chỉ là một “tư lệnh” cầm quân đơn thuần.
“Câu nói “đóng phí cũng là yêu nước” của Bộ trưởng Thăng khiến tôi có nhiều suy nghĩ. Theo tôi, một nhà quản lý ở cấp vĩ mô không nên có phát ngôn như vậy. Là một Bộ trưởng có khả năng quyết đoán, tôi hoan nghênh. Là một thủ lĩnh dám đưa ra những quyết sách táo bạo, tôi tán thành. Tuy nhiên, ông có thể nói trong nội bộ mà “không sợ cấp dưới mất lòng” chứ đừng để mất lòng dân. Mất lòng dân là mất hết”, nhà văn Chu Lai nói.
“Câu nói “đóng phí cũng là yêu nước” của Bộ trưởng Thăng khiến tôi có nhiều suy nghĩ. Theo tôi, một nhà quản lý ở cấp vĩ mô không nên có phát ngôn như vậy. Là một Bộ trưởng có khả năng quyết đoán, tôi hoan nghênh. Là một thủ lĩnh dám đưa ra những quyết sách táo bạo, tôi tán thành. Tuy nhiên, ông có thể nói trong nội bộ mà “không sợ cấp dưới mất lòng” chứ đừng để mất lòng dân. Mất lòng dân là mất hết”, nhà văn Chu Lai nói.
Điểm nóng |
|
Xóm làng xôn xao sau cái chết uẩn khúc của chàng trai đánh lươn |
|
Vụ con gái tố bị đánh trật xương cổ: Đại gia BĐS tố ngược vợ cũ |
Pháp Anh