- Ông đánh giá thế nào về đề xuất cấm xe ô tô cá nhân của Cựu phi công Mai Trọng Tuấn?
Đề xuất này theo tôi là tốt và tôi hoàn toàn đồng ý. Nhưng việc cấm này chỉ giảm bớt phần nào ùn tắc chứ không thể giảm ùn tắc hoàn toàn được.
Theo tôi, ngoài cấm phương tiện ô tô cá nhân giờ cao điểm cũng cần cấm thêm cả các loại xe khác như: xe taxi; xe tải; xe thu gom rác, gồm cả xe cơ giới và xe thủ công… Chỉ trừ xe buýt, xe phục vụ trong trường hợp khẩn cấp, như xe cứu hỏa, cứu thương, xe nguyên thủ…
Ngoài việc cấm đi lại thì cũng cần cấm cả đỗ ở lòng đường, vỉa hè những tuyến phố hay ùn tắc.
T
Hết giờ cao điểm thì cho vào bình thường.
- Nếu cấm như vậy thì người dân sẽ đi vào nội đô bằng gì, trong khi thực tế hiện nay xe buýt vẫn đang quá tải?
Khi cấm ô tô rồi đường sẽ thoáng hơn, lúc đấy ta có thể tính tới chuyện tăng thêm phương tiện xe buýt. Còn người dân có nhu cầu đi lại cần phải tự tính toán có thể bằng xe buýt, xe máy, xe ôm.
Một nguyên nhân nữa gây tắc đường hiện nay là do xe taxi hoạt động quá nhiều, nhìn đường nào cũng thấy.
Cảnh tắc đường thường thấy ở Hà Nội
Hà Nội vừa qua đã triển khai cấm taxi vào một số tuyến phố giờ cao điểm rõ ràng là đã phát huy tác dụng, đường đỡ ùn tắc hơn.
Tuy nhiên, theo tôi việc cấm xe ô tô cá nhân cần phải tiến hành có lộ trình, theo khu vực hoặc từng tuyến phố, trước tiên là cấm các tuyến thường xuyên tắc nghẽn, sau đấy triển khai mở rộng. Vừa làm vừa để rút kinh nghiệm và tạo thói quen cho người dân.
Ngay như con người khi tiêm thuốc bổ, mà tiêm nhanh thì anh cũng sốc thuốc mà chết ngay, nên phải làm từ từ.
- Nhưng cấm như vậy chúng ta sẽ phải xây dựng nhiều điểm đỗ xe cho người dân, đây là vấn đề rất khó vì thực tế hiện nay câu chuyện điểm đỗ xe vẫn đang là bài toán khó giải quyết?
Việc này người dân phải tính, biết là bị cấm rồi thì đừng có tới nữa, chọn giờ khác mà đi. Tôi nghĩ rằng khi người dân đã biết thì họ sẽ có lựa chọn cho mình. Hoặc ta cũng có thể bố trí các điểm đỗ tạm ở những tuyến đường rộng…
- Vậy tại sao theo ông không cấm phương tiện khác mà lại cấm ô tô cá nhân?
Nếu ta cấm xe máy, sẽ có 70% dân số phản đối, vì người đi xe máy vẫn chiếm đa số. Cấm xe máy thi họ đi bằng gì, còn cấm ô tô thì họ sẽ có xe máy thay thế. Trong quản lý xã hội cần phải ưu tiên số đông.
- Ông là người đã nghiên cứu giao thông lâu năm, đã đi nhiều nước, ông có thấy trên thế giới có nước nào đưa ra giải pháp cấm xe như vậy để giải quyết ùn tắc không?
Đây là giải pháp tình thế của ta, còn thế giới chắc có rất ít nước nào làm như vậy, mà có thì người ta có phương thức vận tải hành khách công cộng khác thay thế.
Tất nhiên vấn đề ùn tắc giao thông thì hầu như nước nào cũng có, nhưng không quá nghiêm trọng như ở ta.
- Như vậy việc cấm ô tô cá nhân chỉ là giải pháp tình thế, vậy khi cấm rồi thì cơ quan quản lý nhà nước phải làm những gì để có thể sớm loại bỏ giải pháp này?
Cái căn cơ để lo cho tương lai là đầu tư và hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông. Trong đó quan trọng nhất là phải rà soát và đốc thúc tiến độ các dự án tàu điện đô thị, nếu điều kiện có thể thì tăng xe buýt, nghiên cứu tăng cường giao thông tĩnh, xây cầu vượt nhẹ,…
Hiện nay hệ thống vận tải hành khách công cộng của ta quá yếu kém, thế giới người ta tính rằng, cứ đô thị có một triệu người thì phải có ít nhất hai phương thức vận tải công cộng, là xe buýt và đường sắt đô thị. Còn ở ta, hiện nay TP. HCM đã có gần 10 triệu người, còn Hà Nội cũng gần 7 triệu người nhưng chỉ có mỗi xe buýt.
Đồng thời, vấn đề quy hoạch xây dựng cũng cần xem xét lại, không cho xây dựng thêm các chung cư cao tầng, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng trong khu vực nội đô; sớm di dời các trường Đại học ra ngoại thành…
Xin cảm ơn ông!
Giảp pháp thu phí linh hoạt hơn |