Chấm thi tốt nghiệp: Nhiều tình huống cười… ra nước mắt

13/06/2012 16:47
Theo TP
Đề thi mở, cách chấm điểm cũng mở, nhiều giáo viên chấm thi tốt nghiệp THPT dự đoán tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp năm nay sẽ cao hơn năm ngoái.
Học sinh THPT ở Hà Nội. Ảnh: Xuân Phú.
Học sinh THPT ở Hà Nội. Ảnh: Xuân Phú.

Đề dễ, biểu điểm mở hết cỡ, thí sinh được lợi


Đó là nhận xét của các giáo viên tham gia chấm thi môn Ngữ Văn. Một cô giáo chấm thi môn Ngữ Văn kể: Đáp án năm nay thoáng hơn mọi năm và dễ chấm.

Mọi năm ba-rem chấm điểm chẻ ra từng ý; năm nay, phần cuối cùng có mở lưu ý: học sinh chỉ cần trả lời được 1 trong 2 ý trên là được điểm tối đa. Đối với câu số 2 cũng thế, ví dụ học sinh chỉ cần đi sâu bàn một số biểu hiện của sự dối trá là đã có điểm tối đa.

Một cô giáo khác nhận xét: Ở mỗi người chấm có sự vận dụng linh hoạt riêng và câu 1 và 2 đều có ý mở. Cô giáo này nói: Mặc dù quy định, giám khảo phải chấm chính xác, nghiêm túc căn cứ biểu điểm và đáp án.

Tuy nhiên trong câu đầu tiên về cảm nhận số phận con người đáp án có đưa ra một câu: Nếu ý C học sinh không cảm nhận hoàn toàn theo ý trong đáp án nhưng có cách lập luận thuyết phục vẫn cho điểm tối đa.

Câu 2 nói về thói dối trá, đáp án đề mở, không áp đặt. Nếu học sinh có kỹ năng lập luận dù không hệt như đáp án, nếu bài viết thể hiện sự nhiệt tình vun đắp xã hội, đứng về phía lẽ phải, phê phán hiện tượng lệch lạc sai trái của xã hội, viết văn trong sáng… người chấm vẫn có thể cho ít nhất 80% số điểm quy định.

XEM CÔNG NGHỆ QUAY CÓP QUA 5 MÔN THI TẠI BẮC GIANG
SỐC VỚI HÌNH ẢNH GIAN LẬN Ở TRƯỜNG ĐỒI NGÔ  TỪ CAMERA THỨ BA
MẸ GS NGÔ BẢO CHÂU "CHÂU VẪN CÒN KỲ VỌNG VÀO NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM"


Những áng văn… bất hủ

Những học sinh lớp 12 trong trắng như thế này sẽ hiểu như thế nào về sự dối trá và trung thực khi việc đó đang diễn ra trong chính ngành GD?.
Những học sinh lớp 12 trong trắng như thế này sẽ hiểu như thế nào về sự dối trá và trung thực khi việc đó đang diễn ra trong chính ngành GD?.

Đề thi vừa tầm đối với học sinh trung bình lại thêm đáp án mở như vậy nên đa phần học sinh làm bài tốt. Đó là nhận xét của các giáo viên khi được hỏi. Một cô giáo cho biết, trong những bài cô chấm, số điểm khá giỏi chiếm 30%, bài có điểm trên trung bình nhiều.

Một cô giáo khác cho biết, trên 90% số bài làm được điểm trên trung bình, chỉ có khoảng 5 đến 9 % điểm dưới trung bình. Tuy nhiên, vẫn có những học sinh viết lan man, không có kiến thức hoặc lẫn lộn...

Có những học sinh sai ngô nghê, một cô giáo kể và nêu ví dụ: Câu 1 hỏi về một tác phẩm nổi tiếng (Số phận con người) của nhà văn M. Sô-lô-khốp nhưng những học sinh làm sai với cả yêu cầu chỉ cần kể tên 2 nhân vật chính, học sinh nhầm tên nhân vật (Xô-cô-lôp) với tên tác giả (Sô-lô-khốp).

Hay với câu hỏi mà học sinh chỉ cần kể tên 2 nhân vật chính là đã được điểm thì cũng đổi giới của các nhân vật. Ví dụ: Va-ni-a trong tác phẩm là bé trai thì học sinh viết “cô bé Va-ni-a” và ngược lại đổi cô bé thành cậu bé.

Một giáo viên dẫn ví dụ: Học sinh đã nhầm nhà văn Nguyễn Tuân là nhà thơ và viết: Nguyễn Tuân là một nhà thơ nổi tiếng với bài thơ “Người lái đò Sông Đà”.

Một ví dụ khác được dẫn ra với lời nhận xét là khá nhiều lỗi có thể cảm thông. Thí sinh nhầm tên thật của nhà thơ Tố Hữu với tên thật của nhà văn Tô Hoài và viết: Tố Hữu tên thật là Nguyễn Sen, ở Hà Nội… Bài thơ Việt Bắc ra đời năm 1954 thì được chuyển sang năm 1945…

Sông Đà trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân cũng bị nhầm với Sông Hương trong tác phẩm Ai đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường nên học sinh đã miêu tả Sông Đà giống như một cô gái di gan phóng khoáng và man dại.

Sau khi đã đưa dẫn chứng và phân tích kỹ hơn Sông Đà, theo hướng phân tích Sông Hương học sinh lại miêu tả: “Con sông chảy qua miền Tây Bắc, nhiều dốc cao vực thẳm nên dữ dội như cô gái di gan…”.

Hay như trong câu số 1 hỏi về tác phẩm Số phận con người của nhà văn M. Sô-lô-khốp, có câu hỏi “Vì sao tác giả gọi họ là hai con người côi cút?” thì thí sinh trả lời: Vì họ đều bị mất hết người thân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ!

Tuy nhiên, các giáo viên chấm đều cho rằng, những lỗi đó cũng là thường tình và dự báo: Tỷ lệ tốt nghiệp có thể cao hơn năm trước.



NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Ngày thi tốt nghiệp THPT đầu tiên: Cảnh sĩ tử chuẩn bị... "phao thi"

Chùm ảnh: Sau ngày thi đầu tiên, phụ huynh uể oải, thí sinh tươi cười

Chùm ảnh: Phụ huynh bức xúc vì HS chờ ngoài cổng trường

Chùm ảnh: Các sĩ tử dễ dàng vượt qua môn Hóa

Chùm ảnh: Cùng con vượt "vũ môn"

Những khoảnh khắc ấn tượng ngày đầu thi tốt nghiệp

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng


Theo TP