Ngoại trưởng Anh Phillip Hammond |
AFP Pháp ngày 11 tháng 3 đưa tin, bí mật là cơ sở của hoạt động gián điệp, nhưng Cơ quan tình báo Chính phủ Anh (GCHQ) lại công bố một hướng dẫn về cách thức bắt một "phần tử khủng bố". Chính phủ đang kêu gọi tăng cường quyền lực theo dõi trên mạng.
Trên trang mạng của Cơ quan tình báo Chính phủ Anh đã công bố hướng dẫn 5 bước này.
Tiêu đề của hướng dẫn là "Một nhà phân tích làm thế nào để tóm được một phần tử khủng bố". Hướng dẫn này cho biết các nhà phân tích của Cơ quan tình báo Chính phủ Anh làm thế nào để xác nhận thân phận của một người tình nghi khủng bố được phát hiện ở nước ngoài.
Trong tình hình này, hướng dẫn này cho rằng, một nguồn tin từ Cục 6 tình báo quân sự ở nước ngoài (MI6) phát hiện lãnh đạo của "Nhà nước Hồi giáo" (IS) đưa ra một thông điệp cho người lạ, thông điệp này bao gồm nội dung "sẽ tiến hành tàn sát đối với toàn bộ London".
Cơ quan tình báo Chính phủ Anh sau đó nỗ lực xác nhận thân phận người lạ này, họ kiểm tra hành vi trên mạng của kẻ lạ - và cố gắng tìm ra một cái tên để nói với đặc công của MI6.
Nghiên cứu trường hợp này tổng kết cho rằng: "Loại năng lực tận dụng lý thuyết xây dựng thông tin mảnh vỡ và tiến hành tìm kiếm phức tạp này có thể nhanh chóng thu hẹp vài nghìn phương án lựa chọn".
Mức độ kiểm soát dữ liệu thông tin của Cơ quan tình báo Anh từ lâu luôn là đề tài chính trị gây tranh cãi, đồng thời có khả năng xuất hiện trở lại ở Quốc hội sau khi kết thúc bầu cử.
Ngoại trưởng Anh Phillip Hammond ngày 10 tháng 3 cho biết, sẽ tìm cách nhanh chóng đưa vào lập pháp sau bầu cử.
Ông nói: Điều này "sẽ trao quyền lực cần thiết và rõ ràng cho cơ quan tình báo của chúng tôi, đồng thời bảo đảm cho các cơ chế giám sát và sự thay đổi công nghệ của nó được duy trì đồng bộ, ứng xử với sự lo ngại hợp lý của người dân".
Văn phòng thông tin Chính phủ Anh và Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ trở thành một trung tâm sóng gió, đợt sóng gió do Edward Snowden gây ra này có liên quan đến mức độ giám sát thông tin của họ. Nhưng họ phản ứng cho rằng, bản thân họ tôn trọng luật pháp.
Tháng 1 năm 2015, tờ "Guardian" Anh cho hay, Văn phòng thông tin Chính phủ Anh đã giám sát thư điện tử của phóng viên vài phương tiện truyền thông lớn nhất thế giới, bao gồm “Le Monde”, “Thời báo New York” và “Washington Post”.