(GDVN) - Khi tính pháp lý bị đuối người ta thường hay lớn tiếng để lấn át, và cố đưa cái mình tự đặt ra lên trên luật pháp quốc tế, bất chấp sự phản đối của công luận.
(GDVN) - Lão Tử được công nhận là tác giả Đạo Đức Kinh. Đây là cuốn sách lưu truyền qua nhiều thế kỷ, tương truyền do Lão Tử chắp bút trước khi ẩn thân trong sa mạc.
(GDVN) - Tuyên bố tưởng chừng vô thưởng vô phạt, thậm chí có người cho là "xuống nước" thực chất lại là một bước leo thang mới lắt léo và vô cùng nguy hại.
(GDVN) - Sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 và việc Trung Quốc xây cất trái phép trên các đảo, đá ở Trường Sa, tình hình biển Đông đang diễn biến rất khó lường…
(GDVN) -Với hàng loạt các vấn đề liên quan đến những tranh chấp biển, đảo trong thời gian qua, có thể thấy, mục tiêu của Trung Quốc là mở rộng vùng ảnh hưởng trên biển.
(GDVN) - Với tư cách là 1 thành viên Công ước, có quyền lợi trực tiếp tại Biển Đông đang bị vi phạm, chúng ta khởi kiện TQ áp dụng và giải thích sai UNCLOS xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của ta ở Biển Đông, điều này không có ảnh hưởng gì đến chủ trương, chính sách đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với các nước, đặc biệt là với TQ.
(GDVN) - Bắc Kinh vẫn không dám manh động, muốn làm gì thì làm mà luôn phải tính toán và thăm dò phản ứng các bên, tất nhiên tham vọng của họ muốn độc chiếm Biển Đông không có gì thay đổi, nhưng điều đó không có nghĩa họ muốn là được. Điều đó chứng tỏ không phải dễ dàng để TQ áp đặt chính trị cường quyền.
(GDVN) - Việc ủng hộ các nỗ lực chính đáng của Philippines, Mỹ nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông không có nghĩa là Việt Nam tham gia một liên minh quân sự hay hiệp ước quân sự có tính chất dựa vào phe này chống phe kia. Chúng ta chỉ tận dụng tình thế để duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và tính toán sao cho có lợi nhất đối với việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
(GDVN) - Theo quan sát của tôi, với những tuyên bố của lãnh đạo cấp cao TQ vừa qua, thời gian tới Bắc Kinh sẽ tiếp tục xua đuổi, bắt bớ và gây ra những thảm họa cho ngư dân Việt Nam khi đánh bắt trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa (đang bị phía TQ chiếm đóng trái phép).
(GDVN) - Đã từng nhiều lần ngồi đàm phán với đoàn TQ do ông Đường Gia Triền làm Trưởng đoàn và ông Vương Nghị khi đó là thành viên đoàn đàm phán và là người kế nhiệm Đường Gia Triền sau này, nên tôi hiểu cách thức, ngôn từ, thái độ, cách ứng xử của các nhà ngoại giao TQ về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
(GDVN) - TQ khẳng định “chủ quyền” đối với yêu sách vô lý 85% diện tích Biển Đông là của họ, bằng chủ trương này TQ đang muốn “nhảy vào xí phần” trong khu vực thềm lục địa của các nước ven Biển Đông được hình thành và xác lập hoàn toàn theo quy định của UNCLOS, từ đó biến các vùng biển không tranh chấp thành các vùng biển tranh chấp.
(GDVN) - Tiến sĩ Trần Công Trục tiếp tục phân tích sâu hơn về bằng chứng pháp lý và chứng lý lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời bác bỏ các luận điệu sai trái nhận bừa “chủ quyền” trên Biển Đông từ các bên liên quan.
(GDVN) - "Xây dựng khẩn trương và sớm công bố bộ hồ sơ pháp lý chủ quyền Biển Đông là rất cần thiết, nhưng đồng thời cũng phải nhấn mạnh rằng để có một bộ hồ sơ pháp lý không phải chuyện dễ dàng có thể làm xong một sớm một chiều, mà là cả một quá trình nỗ lực, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan theo sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, và xin nhấn mạnh rằng việc này cần phải làm ngay, càng sớm càng tốt". TS Trần Công Trục nhấn mạnh.
(GDVN) - "Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế là một biện pháp hòa bình, văn minh, đúng luật. Do đó việc chuẩn bị một bộ hồ sơ pháp lý, một mặt để chứng minh và bảo vệ chủ quyền của ta ở Biển Đông, mặt khác bác bỏ những tuyên bố, yêu sách vô lý và sai trái của các bên tranh chấp, là hoàn toàn cần thiết và rất cần được tiến hành ngay". TS Trần Công Trục cho biết.
(GDVN) - "Vì vậy, bài học lớn nhất trong vụ kiện này đối với Việt Nam là chúng ta phải nhận thức rõ về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tác dụng của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, các cơ chế chứng minh chủ quyền, xử lý tranh chấp thông qua kênh pháp lý được quy định trong UNCLOS". TS Trần Công Trục nhấn mạnh.
(GDVN) - "Vạch trần những “khái niệm bị đánh tráo” của TQ ở Biển Đông còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục, tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông, đặc biệt là đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để dư luận hiểu đúng bản chất các diễn biến, vụ việc trên thực địa theo sát tinh thần các điều khoản trong UNCLOS...". TS Trần Công Trục nhấn mạnh.
(GDVN) - Tòa án Quốc tế về Luật Biển đã bắt đầu tiến trình tố tụng, thụ lý vụ kiện của Philippines từ hôm 11/7 đang nhận được sự quan tâm, theo dõi đặc biệt của dư luận khu vực cũng như cộng đồng quốc tế, bất chấp phản đối của Trung Quốc (TQ) chống lại vụ kiện của Philippines cũng như quyết định thụ lý của Tòa án Quốc tế về Luật Biển.
(GDVN) - “Đưa nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo vào chương trình học bây giờ là rất cần lúc này, không những cấp học phổ thông, sinh viên ĐH – CĐ mà cần đưa vào ngày từ các lớp mầm non”. PGS.TS Nguyễn Chu Hồi cho biết.
(GDVN) - Thiếu thông tin chính xác khoa học, tuyên truyền kiểu khu trú, tuyên truyền đối ngoại vẫn còn thiếu và yếu... là những điểm hạn chế lớn nhất trong công tác giáo dục chủ quyền biển đảo được PGS.TS Nguyễn Chu Hồi nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam chỉ ra hiện nay.
Phó GS-TS Chu Hồi, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam đã khẳng định như vậy khi nói về những hành động mà Trung Quốc liên tiếp đơn phương đặt ra như: áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông (bao gồm cả một số vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam), đưa các đội tàu cá đánh bắt bất hợp pháp trên vùng biển của Việt Nam, tàu Trung Quốc tấn công, quấy nhiễu các tàu cá của ngư dân ta.
Liên quan đến các vụ tàu Trung Quốc liên tục tấn công, ngăn cản, uy hiếp tàu cá và ngư dân Việt Nam thời gian gần đây, Thanh Niên Online vừa có cuộc phỏng vấn thiếu tướng hải quân Lê Kế Lâm, Chủ tịch Hội biển TP.HCM.
(GDVN) - Kể cả trong trường hợp Trung Quốc không sử dụng biện đó thì Việt Nam cũng phải làm mạnh hơn thế. Tại sao chúng ta không đưa máy bay ra chụp hình, quay phim ghi lại tọa độ những dẫn chứng về việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam?
(GDVN) - “So với thời điểm Trung Quốc đánh chiếm trái phép các điểm đá Gạc Ma, Chữ Thập, Xu Bi, Gaven, Tư Nghĩa và Châu Viên năm 1988 và gần nhất là Vành Khăn năm 1995, thủ đoạn của Trung Quốc hòng chiếm đoạt Bãi Cỏ Mây hiện nay thâm độc hơn và khó đối phó hơn khi Bắc Kinh kết hợp chặt chẽ vòng trong vòng ngoài với cả 3 lực lượng quân sự, bán quân sự và ngư dân" TS.LS Hoàng Ngọc Giao nhận định.
(GDVN) - "Trong bối cảnh Trung Quốc liên tục leo thang trên Biển Đông như hiện nay thì phản ứng của Việt Nam còn mờ nhạt, quá nhẹ khiến cho Trung Quốc cứ được đà, chúng ta càng mềm mỏng thì Trung Quốc càng lấn tới."