Tàu khu trục tên lửa Côn Minh số hiệu 172 Type 052D, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc, triển khai ở Biển Đông (nguồn mạng sina) |
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 27 tháng 5 đưa tin, sách trắng quốc phòng Trung Quốc ngày 26 tháng 5 mới công bố, trong đó có liên quan đến hải quân và chiến lược biển của Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi sách trắng chưa công bố, Hải quân Mỹ đã phỏng đoán trước sự bành trướng của Hải quân Trung Quốc trong tương lai. Trang mạng "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 24 tháng 5 cho biết, một cuộc hội thảo gần đây đã được tổ chức ở Học viện chiến tranh hải quân Mỹ.
Trung Quốc: Bộc lộ 4 tàu khu trục Type 052D, tập trận nhiều khoa mục
(GDVN) - Hình ảnh cho thấy, có 3 tàu khu trục Type 052D đang chế tạo, tàu khu trục Quảng Châu số hiệu 168 đang cải tạo, các tàu chiến Hạm đội Nam Hải tập trận.
Khi đó, chuyên gia Mỹ cho rằng, năm 2030 Trung Quốc sẽ sở hữu 415 tàu chiến, trong đó bao gồm các trang bị chủ lực như 4 tàu sân bay, 99 tàu ngầm, trên 100 tàu khu trục và tàu hộ vệ.
Vẫn lấy chống hạm làm chính?
Bài báo cho biết, Viện nghiên cứu hàng hải Trung Quốc của Học viện chiến tranh Hải quân Mỹ tuần trước đã tổ chức một cuộc hội thảo trong thời gian 2 ngày. Sự bành trướng của Hải quân Trung Quốc trở thành đề tài quan trọng nhất của hội thảo.
Những người tham gia hội thảo thống nhất cho rằng: Hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển và trang bị hệ thống "có năng lực chưa từng có". Họ phổ biến cho rằng, Hải quân Trung Quốc đang phát triển hạm đội vẫn lấy tác chiến chống tàu mặt nước làm trung tâm.
Một trong những bằng chứng là Trung Quốc đã chế tạo ngày càng nhiều tàu khu trục, tàu hộ vệ và tàu ngầm - những tàu chiến này trang bị rất nhiều loại tên lửa chống hạm, trong đó tầm bắn của rất nhiều tên lửa phải xa hơn tên lửa tương tự hiện có của Hải quân Mỹ.
"Bất kể là tàu chiến mặt nước hay tàu ngầm, xem ra đều chủ yếu tập trung vào tác chiến chống mặt nước" - lãnh đạo ngành học Andrew Ericson của học viện này, người nghiên cứu về Hải quân Trung Quốc nói.
Tàu hộ vệ tên lửa Ngọc Lâm số hiệu 569 Type 054A, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc, triển khai ở Biển Đông |
Theo Andrew Ericson: "Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là họ không có thành tựu trên phương hướng mới, nhưng điều này hầu như không sản xuất rất nhiều. Chúng ta có thể nhìn thấy thành quả".
Hơn nữa, thượng tá hải quân về hưu Khrystofer Carlson cho rằng, mức độ phong phú về tầm bắn và chủng loại của tên lửa "đang làm cho Mỹ và đồng minh trở nên khó khăn. Điều này sẽ trở thành thách thức lớn hơn".
Quy mô hạm đội sẽ lên tới 415 chiếc
Báo Anh: Trung Quốc xây dựng quân đội mạnh để tránh nhục nhã trước đây
(GDVN) - Trung Quốc muốn xây dựng quân đội mạnh để không bị Nhật làm nhục như trước, nhưng yêu sách "đường lưỡi bò" và tư tưởng "yếu thì bị đánh" rất đáng quan ngại.
Bài báo cho rằng, phạm vi điều động của Hải quân Trung Quốc tăng lên rõ rệt. Bài viết nhắc tới 20 tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 lớp Giang Đảo lượng giãn nước 1.500 tấn đang ở trạng thái biên chế hoặc đang chế tạo.
Bài viết cho rằng, tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Giang Đảo hoạt động ở biển gần có thể giải phóng cho những tàu chiến cỡ lớn hơn, để chúng "tiến ra khu vực tác chiến biển xa theo cách nói của Trung Quốc".
Tờ "Tin tức Quốc phòng" dẫn lời James Fanell, thượng tá năm nay nghỉ hưu của Hải quân Mỹ, cựu chủ nhiệm tình báo và tin tức Hạm đội Thái Bình Dương cho rằng, cùng với việc sử dụng công nghệ mô phỏng chế tạo 3D và robot, sự phổ biến của công nghệ chế tạo mô đun hóa, tốc độ và chất lượng chế tạo tàu chiến của Trung Quốc đều sẽ được nâng cao rất lớn.
James Fanell dự đoán, đến năm 2030, Hải quân Trung Quốc sẽ sở hữu 415 tàu chiến, trong đó gồm có 99 tàu ngầm, 4 tàu sân bay, 102 tàu khu trục và tàu hộ vệ, 26 tàu tuần tra, 73 tàu chiến đổ bộ cùng với 111 tàu tên lửa.
James Fanell coi nâng cao năng lực tác chiến mặt nước là năng lực then chốt của Hải quân Trung Quốc, nhất là tàu khu trục Type 052D lớp Lữ Dương III mới và tàu hộ vệ Type 054A lớp Giang Khải II có số lượng không ngừng tăng lên, trong đó tàu khu trục Type 052D được coi là "người làm thay đổi quy tắc trò chơi".
Trung Quốc đang chế tạo tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 với tốc độ rất nhanh |
"Tàu khu trục lớp Lữ Dương III trang bị hệ thống bắn thẳng đứng, tên lửa hành trình chống hạm YJ-18, radar mảng pha chủ động, nó có lẽ không thể đạt trình độ tương đương với hệ thống Aegis, nhưng đã đủ tiên tiến đối với Hải quân Trung Quốc" - James Fanell đánh giá.
Ông nói thêm: "Tôi cho rằng họ rất hài lòng đối với việc sở hữu nó, đây cũng là nguyên nhân tại sao họ mở rộng chế tạo tàu chiến loại này - loại tàu chiến này trao cho Hải quân Trung Quốc khả năng kiểm soát vượt chuỗi đảo thứ nhất".
Nữ đại tá TQ ngạo mạn: Hạm đội Nam Hải chấp tất cả các nước ở Biển Đông
(GDVN) - Theo Lương Phương, tất cả vũ khí của những "nước nhỏ" ở Biển Đông cộng lại thì chỉ "một Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc cũng thừa khả năng trừng trị".
James Fanell còn nhấn mạnh, nhiệm vụ tuần tra liên tục ở Ấn Độ Dương của Quân đội Trung Quốc đã thành công. "Họ tiêu tốn rất nhiều thời gian ở trên biển. Lực lượng hải quân này đã có được rất nhiều kinh nghiệm ở nước sâu".
Về tàu sân bay Liêu Ninh, một số đại biểu tham dự hội thảo cho rằng, máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc có thể trở thành máy bay hải quân trang bị cho tàu sân bay Trung Quốc trong tương lai.
Chuyên gia Trung Quốc nói gì
Ngày 25 tháng 5, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt trả lời phỏng vấn tờ "Thời báo Hoàn Cầu", cho rằng, số lượng và chất lượng tàu chiến của Hải quân Trung Quốc trong tương lai đều sẽ được tiếp tục tăng lên với mức độ lớn, nhưng dự đoán của chuyên gia Mỹ vẫn có chỗ không chính xác lắm.
Chẳng hạn, 4 tàu sân bay, 99 tàu ngầm, những con số này đều có yếu tố “thổi phồng” nhất định, thậm chí có “tung tin đồn nhảm”. Trong tương lai, Hải quân Trung Quốc một mặt cần tăng cường số lượng tàu chiến, đồng thời sẽ chú trọng hơn đến xây dựng lực lượng tác chiến theo hướng lập thể, tổng hợp và điện tử - Lý Kiệt nói.
Khi chuyên gia Mỹ nói đến vấn đề này, một mặt có ý thuận theo xu thế phát triển của Hải quân Trung Quốc để dự đoán, nhưng cũng không loại trừ sự tính toán sâu xa - đó là “thổi phồng”, có ý đồ “phá rối” tình hình xung quanh Trung Quốc, gây hoang mang cho các nước xung quanh Biển Đông - Lý Kiệt biện hộ.
Tàu ngầm thông thường Type 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu) |
Đối với phán đoán cho rằng Hải quân Trung Quốc chủ yếu tập trung vào tác chiến chống mặt nước của Hải quân Trung Quốc, Lý Kiệt cho rằng, mục tiêu phát triển hải quân của Trung Quốc là phải bảo vệ "chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển", đồng thời xây dựng hải quân thành một lực lượng hải quân tầm xa có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến ở biển vừa và xa và nhiệm vụ quân sự phi chiến tranh.
Muốn đi xa thì phải xây dựng biên đội lấy tàu chiến mặt nước cỡ lớn và vừa làm chủ thể. Trong khi đó, Trung Quốc muốn xây dựng "Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21", muốn bảo đảm an toàn vận chuyển trên biển từ duyên hải Trung Quốc đến Địa Trung Hải, rồi đến châu Âu, cũng cần phát huy đầy đủ tác dụng răn đe của tàu chiến mặt nước hải quân – Lý Kiệt kết luận.