Báo Anh: Trung Quốc xây dựng quân đội mạnh để tránh nhục nhã trước đây

10/05/2015 14:53
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Trung Quốc muốn xây dựng quân đội mạnh để không bị Nhật làm nhục như trước, nhưng yêu sách "đường lưỡi bò" và tư tưởng "yếu thì bị đánh" rất đáng quan ngại.
Tàu chiến Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận (ảnh tư liệu)
Tàu chiến Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận (ảnh tư liệu)

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 9 tháng 5 dẫn hãng tin Reuters Anh ngày 8 tháng 5 đăng bài viết "Trung Quốc xây dựng quân đội nhằm ngăn chặn tái diễn thảm họa của Chiến tranh thế giới lần thứ hai".

Theo bài báo, vào thứ Sáu vừa qua, trong thời điểm nhà lãnh đạo Trung Quốc đến Nga tham dự hoạt động kỷ niệm chiến tranh, báo chí quân đội nước này (tuyên truyền) cho biết, Trung Quốc xây dựng một đội quân mạnh hơn là để bảo đảm ngăn chặn tái diễn thảm họa mà nước này gặp phải trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Theo bài báo, Trung Quốc phát triển sức mạnh quân sự bao gồm nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình và tên lửa chống vệ tinh đã làm cho các nước trong khu vực và Washington cảm thấy bất an, đặc biệt là sau khi ban lãnh đạo mới Trung Quốc lên nắm quyền, họ đã áp dụng đường lối cứng rắn (hung hăng hăm dọa) hơn trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải.

Báo Anh: Trung Quốc xây dựng quân đội mạnh để tránh nhục nhã trước đây ảnh 2

Trần Hổ đăng đàn: "Trung Quốc không phải "xoắn" vì những lời kêu ca"

(GDVN) - Bài viết của tướng học giả TQ Trần Hổ muốn trấn an dư luận không phải lo lắng gì về việc Trung Quốc phát triển năng lực tác chiến biển xa.

Trung quốc cho rằng, Nhật Bản không thể chuộc tội cho hành vi chiếm đóng một phần khu vực Trung Quốc của họ trước và trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Bắc Kinh luôn tìm mọi cơ hội để "nhắc nhở" nhân dân họ và toàn thế giới chú ý đến điểm này. Từ lâu, quan hệ Trung-Nhật luôn không hòa thuận Trung Quốc thường tuyên truyền Nhật Bản đang tìm cách đi theo con đường “chủ nghĩa quân phiệt” nhằm kiềm chế Nhật Bản. Tuy nhiên Trung Quốc lại đang ra sức phát triển vũ khí và ngày càng hung hăng hơn ở khu vực - PV.

Chính phủ Trung Quốc cho biết, họ muốn tổ chức một loạt hoạt động mang đậm màu sắc để kỷ niệm kết thúc cuộc chiến tranh này, bao gồm tổ chức duyệt binh ở Bắc Kinh vào tháng 9 và nhà lãnh đạo Trung Quốc tham gia lễ duyệt binh tương tự ở Moscow vào ngày 9 tháng 5. Quân đội Trung Quốc cũng tham gia duyệt binh ở Moscow lần này.

Quân đội Trung Quốc tổ chức tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo đá (ảnh tư liệu)
Quân đội Trung Quốc tổ chức tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo đá (ảnh tư liệu)

Tờ "Giải phóng quân" có một bài bình luận dài cho rằng, một nguyên nhân chủ yếu mà Trung Quốc chịu đựng nhục nhã để cho Nhật Bản xâm lược là ở chỗ, sức mạnh quốc gia khi đó yếu ớt, trình độ quân sự lạc hậu.

Bài báo này viết: "Nước yếu thì quân đội yếu, quân đội yếu thì bị đánh". Hiện nay, thế giới vẫn rất không thái bình, "luật rừng" trong cạnh tranh quốc tế hoàn toàn không có sự thay đổi căn bản.

Báo Trung Quốc nói rất hay, nhưng, cộng đồng quốc tế cũng cần hết sức cảnh giác và ngăn chặn bọn cướp biển sử dụng “luật rừng” (yêu sách “đường lưỡi bò”) ở Biển Đông. Tư tưởng “yếu thì bị đánh” cũng cần cảnh giác, vì nói như vậy, Trung Quốc mạnh lên sẽ có khả năng “đánh” nước nào hay không?! – PV.

Báo Anh: Trung Quốc xây dựng quân đội mạnh để tránh nhục nhã trước đây ảnh 4

Báo Mỹ: Trung Quốc 30 năm nữa sẽ đánh chiếm quần đảo Trường Sa

(GDVN) - Trung Quốc sẽ đoạt lấy, kiểm soát quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong 30-40 năm nữa, thậm chí dự báo này còn có thể sớm hơn.

Báo Trung Quốc nói nhưng không điểm danh, cho rằng, một số nước vẫn kiên trì "logic của bọn cướp", lấy sử dụng vũ lực để đe dọa nước khác. "Điều này yêu cầu, trên nền tảng của cường quốc, chúng ta (Trung Quốc) đẩy nhanh các bước xây dựng quân đội mạnh. Nếu không, sự lạc hậu về quân sự một khi xuất hiện, sẽ ảnh hưởng chí tử đối với an ninh quốc gia".

Năm nay, Trung Quốc sẽ tăng chi tiêu quân sự 10,1%, đạt 886,9 tỷ nhân dân tệ, mức tăng sẽ vượt tỷ lệ tăng GDP một con số và từng bước chậm lại của nước này. Trước đó, trong 20 năm qua, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc hầu như tăng với tốc độ 2 con số hàng năm mà không gián đoạn.

Bắc Kinh năm lần bảy lượt cho rằng, tăng ngân sách quốc phòng chủ yếu là thay thế các trang bị cũ, hơn nữa, là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc có nhu cầu an ninh không ngừng tăng lên.

Gần đây, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh tuyên truyền họ muốn “gánh lấy nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế nước lớn”, đáng chú ý như giới cầm quyền Trung Quốc có ý đồ đánh lừa, lòe bịp thiên hạ khi nói họ xây dựng bất hợp pháp cơ sở quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam là để “cung cấp dịch vụ an ninh công” - PV.

Tờ "Giải phóng quân" nhắc lại quan điểm "tiêu chuẩn" của Trung Quốc, đó là, Trung Quốc chỉ muốn "hòa bình, là một lực lượng "hòa bình" trên thế giới, còn những người thổi phồng "mối đe dọa Trung Quốc" là có ác ý.

Tháng 8 năm 2014, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận đổ bộ quy mô lớn (ảnh tư liệu)
Tháng 8 năm 2014, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận đổ bộ quy mô lớn (ảnh tư liệu)

Đấy là bản thân giới cầm quyền cùng bộ máy truyền thông Trung Quốc “tự kỷ” về họ như vậy, nhưng họ ra sức phát triển vũ khí trang bị hiện đại cộng với các tham vọng bành trướng lãnh thổ ngày càng ngang ngược thì dư luận lại có cái nhìn khác hoàn toàn về Trung Quốc - PV. 

Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)