Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga |
Mạng "Học giả ngoại giao" Nhật Bản ngày 10 tháng 2 đăng bài viết "Tình hình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Ấn Độ-Nga như thế nào?" cho rằng, Ấn Độ và Nga đầu năm 2007 đồng ý hợp tác nghiên cứu phát triển một chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.
Từ đó về sau, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của công ty Sukhoi/HAL hay chương trình "máy bay chiến đấu đa năng tương lai" theo cách gọi của Ấn Độ đã chi phối bởi các vấn đề như kéo dài, đội vốn và công nghệ không ổn định.
Năm 2014, một máy bay nguyên mẫu của loại máy bay này thậm chí bốc cháy trong một lần bay trình diễn để đánh giá kỹ thuật, khiến cho Ấn Độ và Nga đã xảy ra tranh cãi gay gắt.
Một bài viết của tờ tuần san "Tin tức Quốc phòng" Mỹ dẫn nhà nghiên cứu cấp cao của Trung tâm nghiên cứu chiến tranh trên bộ, Monica Chansoria cho rằng: "Điều gây tranh cãi gay gắt hơn là, Nga từ chối chia sẻ bất cứ chi tiết nào liên quan đến sự cố lần này, thậm chí từ chối cho phép một đội đánh giá kỹ thuật nghe nói ở hiện trường sự cố xem xét máy bay bị thiệt hại".
Nhưng, vào tháng 1 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar cho biết, rất nhiều bất đồng hiện đã được gác lại.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã xác nhận điểm này, ông nhấn mạnh hy vọng hai bên có sự "tương tác" thường xuyên hơn để tránh tiếp tục trì hoãn.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga |
Loại máy bay này do Công ty Sukhoi/HAL sản xuất, người phụ trách nghiệp vụ khu vực, bộ phận hợp tác quốc tế của Công ty chế tạo máy bay liên hợp Nga-Ấn này là Andrei Marshankin cho biết: "Đến nay, chúng tôi và đồng nghiệp Ấn Độ đã hoàn thành nghiên cứu phát triển phiên bản xuất khẩu PAK-FA này (Sukhoi). Chúng tôi đã hình thành văn kiện và đạt được bản ghi nhớ về phạm vi giai đoạn thiết kế tiếp theo và quy mô sản xuất tương lai".
Phiên bản Nga của loại máy bay này do 1 phi công điều khiển, nhưng Không quân Ấn Độ xem trọng máy bay 2 chỗ ngồi. Andrei Marshankin cho biết: "Trong điều kiện khó khăn của chiến tranh hiện đại, đồng thời điều khiển máy bay và tấn công kẻ thù cực kỳ khó khăn. Hiện nay, phía Ấn Độ đề nghị máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm phiên bản Ấn Độ có thể để cho 2 phi công ngồi".
Nhưng, tờ "Jane's Defense Weekly" chỉ ra, rất nhiều vấn đề vẫn tồn tại, "Ấn Độ luôn bảo lưu thái độ đối với động cơ AL-41F1, năng lực tàng hình và mang theo vũ khí trong chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Ấn Độ cũng kiên trì yêu cầu Nga khôi phục lượng công việc của Ấn Độ trong chương trình 10,5 tỷ USD này. Cách đây không lâu, trong tình hình chưa thương lượng với New Delhi, Nga đã giảm lượng công việc của họ từ 25% xuống 13%".
Không quân Nga sẽ tiếp nhận phiên bản phái sinh Sukhoi T-50 PAK-FA của loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm này trong năm nay.
Tờ "Kinh tế tài chính quốc tế" Mỹ cho rằng, trong 4 năm tới, Nga sẽ có 55 máy bay T-50 đưa vào sử dụng. Theo các phương tiện truyền thông khác, so với T-50 PAK-FA, máy bay chiến đấu đa năng tương lai sẽ được cải tiến trên các phương diện như thiết bị điện tử hàng không tác chiến, tàng hình, siêu tuần tra và bộ cảm biến.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga |
Nếu không tiếp tục trì hoãn, Không quân Ấn Độ đến năm 2022 sẽ biên chế loại máy bay chiến đấu đa năng này. Nga dự tính sẽ chế tạo 250 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, trong khi đó Ấn Độ vào năm 2012 giảm quy mô mua sắm từ 200 chiếc xuống 144 chiếc, dự đoán sẽ chi tổng cộng 30 tỷ USD. Nhưng, số lượng này có thể sẽ tăng lên do Trung Quốc nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 và J-31.