Công nghệ thay đổi nhanh như là viễn tưởng

02/05/2017 08:19
Giáo sư John Vũ
(GDVN) - Sắp tới, phần lớn công việc cơ xưởng sẽ được thực hiện bởi robot nên sẽ không có nhiều công việc lao động chân tay vì mọi thứ sẽ được tự động hoá hoàn toàn.

Có một câu chuyện về công nghệ thay đổi nhanh, đó là khi bạn vừa mua một máy tính mới, đem về nhà và ngay khi bạn khởi động máy tính có một quảng cáo về một máy tính mới hơn làm cho “máy tính của bạn” thành lỗi thời. 

Tất nhiên câu chuyện này là phóng đại nhưng sự thật là phần lớn các thiết bị điện tử thay đổi cứ hai năm một lần theo Định luật Moore. 

Định luật này quan sát rằng số bán dẫn trong mạch tích hợp sẽ tăng lên gấp đôi sau hai năm.

Luật này được dùng trong công nghiệp bán dẫn cho việc lập kế hoạch và đặt mục tiêu cho mọi sản phẩm. Điều này ảnh hưởng tới toàn thể ngành công nghiệp điện tử và có ảnh hưởng rất lớn đối với kinh tế thế giới. 

Công nghệ thay đổi nhanh như là viễn tưởng ảnh 1
Công nghệ thay đổi nhanh như là viễn tưởng (Ảnh dẫn từ trang cá nhân của Giáo sư John Vũ)

Định luật Moore cũng được coi như nguyên nhân cho phát kiến công nghệ và là lực dẫn lái cho thay đổi xã hội, thay đổi năng suất và tăng trưởng kinh tế.

Nếu bạn nhìn lại khoảng hai mươi năm trước, không có iPod, iPhone, iPad, Android hay Máy tính bảng. Tất nhiên, không có Xbox, không có PlayStation, không có YouTube, không có Flickr, Snapchat, Twitter. 

Công nghệ thay đổi nhanh như là viễn tưởng ảnh 2

“Công chức robot” và sợi dây kinh nghiệm

Lúc đó Google chỉ là một công ty nhỏ và Facebook chưa xuất hiện.

Dĩ nhiên, Gmail, Google Maps, Google Docs, và Skype chỉ là những ý tưởng trong đầu một vài người. 

Mark Zuckerberg còn đang đi học ở trường trung học và Bill Gates mới chuẩn bị về hưu để tập trung nỗ lực vào việc từ thiện.

Không ai biết tương lai sắp đến sẽ là gì nhưng có những phỏng đoán rằng trong mười năm, mọi người sẽ không được phép lái xe vì mọi xe đều “tự lái” và được kiểm soát bằng hệ thống giao thông thông minh với trí tuệ nhân tạo.
 
Điều đó có nghĩa là không còn tắc nghẽn giao thông vì hệ thống giao thông sẽ quản lí mọi thứ một cách hiệu quả. 

Phần lớn công việc cơ xưởng sẽ được thực hiện bởi robot cho nên sẽ không có nhiều công việc lao động chân tay vì mọi thứ sẽ được tự động hoá hoàn toàn. 

Mọi người sẽ sống trong “nhà thông minh” với nhiều “thiết bị thông minh” để tự động hoá nhiều thứ từ nấu ăn tới giặt quần áo... 

Công việc chính mà phần lớn mọi người làm là phát kiến ra những thứ mới để làm cho đời sống tốt hơn, dễ dàng hơn, và thoải mái hơn. Điều đó có nghĩa là hầu hết các việc làm trong tương lai sẽ là trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ. 

Bạn có thể nghĩ điều này như là viễn tưởng nhưng nếu bạn nhìn lại vài năm trước, nhiều thứ mà chúng ta có ngày nay cũng có vẻ như viễn tưởng vào thời đó.

Câu hỏi là: Bạn sẽ làm gì? Học gì? Có ý tưởng gì nếu bạn biết trước về tương lai?

Đây không phải là một câu hỏi để bàn tán trong lúc vui đùa nhưng là một câu hỏi mà bạn phải tự trả lời một cách nghiêm chỉnh vì công nghệ sẽ thay đổi, xã hội sẽ thay đổi, thế giới sẽ thay đổi nhanh hơn bạn nghĩ.

Định luật Moore được xây dựng bởi Gordon Moore - một trong những sáng lập viên của tập đoàn sản xuất chip máy tính nổi tiếng Intel.

Định luật ban đầu được phát biểu như sau: "Qua từng năm, số lượng chip bán dẫn trong mạch tích hợp sẽ được tăng lên 2 lần".

Được biết, định luật Moore là một bước ngoặt lớn trong ngành công nghệ điện tử, giải thích tại sao nhà sản xuất có thể giảm giá thành trong khi vẫn tiếp tục nâng cao hiệu suất của phần cứng.

Giáo sư John Vũ