Thông qua dự án này nhóm muốn truyền sự nhiệt huyết của mình tới các bạn trẻ, góp phần giữ gìn lịch sử và phát huy tình yêu quê hương đất nước. Đồng thời, nhóm cũng muốn gắn kết gần gũi hơn giữa các thế hệ con người trên đất nước Việt Nam. Hình ảnh chú Tễu trong nghệ thuật múa rối nước đã được ghi vào di sản văn hóa Việt Nam. |
Hướng dẫn viên trẻ tuổi đang giới thiệu về ý tưởng bức vẽ mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân với bọc trăm trứng và tờ giấy khai sinh tên hai cô "Mười Bảy" và "Mười Ba" trong trò chơi dân gian "Lộn cầu vồng". Hình ảnh bánh chưng biểu tượng một chỗ dựa mạnh mẽ của cha và bánh dầy ấm áp, mềm mại như lòng mẹ. |
Trò chơi dân gian Ô ăn quan trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. |
Tủ quần áo - nơi trốn tìm lý tưởng trong tuổi thơ của mỗi người. |
Hình ảnh sân trường buổi chào cờ. |
Lưu bút của một bạn trẻ sau khi đến trải nghiệm mê cung Lần Hồi. |
Lưu bút của nhiều bạn ghi chồng lên nhau. |
Hai hình ảnh trái ngược: một người phụ nữ có khuôn mặt buồn, một người có khuôn mặt vui. Là tâm tình của những người vợ, người mẹ có chồng, con trai đi bộ đội sống chết không rõ. Nhưng giải thích kết thúc của câu chuyện là một bất ngờ đầy thú vị cho những ai tới trải nghiệm. |
"Bắc thang lên hỏi ông trời"... |
Một khoảng tối trong thời gian bao cấp. Ở nơi đây bạn phải sử dụng đèn hoặc điện thoại để soi đường và đọc những dòng chữ trên tường. |
Những "dấu ấn" của thời bao cấp tem phiếu. |
Bắt đầu thời kỳ đổi mới có đèn điện với hình ảnh trò chơi đơn sơ của đám trẻ là chơi bóng trên tường. |
Từ đường đất với rơm rạ đã dần trở thành những con đường nhựa. |
Những banner trong các thời kỳ kháng chiến được trưng bày trong một gian phòng rộng. |
Hình ảnh mượn cảm hứng từ truyện "Rừng xà nu" của nhà văn Nguyễn Trung Thành về những người lính bị giặc chặt đầu, treo trên những cọc tre, cắm trên những viên đá nhuộm đỏ máu. Bên dưới là một màu xanh tượng trưng cho hòa bình được đánh đổi bới xương máu của những người lính. |
Các bạn trẻ đang giới thiệu về ý tưởng của câu khẩu ngữ "Mai này sỏi đá cũng cần nhau" cho một vị phụ huynh. |
Hình ảnh cuộc chiến tranh chống Mỹ với những chiếc máy bay rải chất độc dioxin |
Những hình ảnh về sự chiến đấu của anh bộ đội cụ Hồ. |
Mô hình máy bay Mỹ ném bom phía trên đầu. |
Bức tranh về sự đoàn viên của những người lính với gia đình sau những năm tháng chiến đấu gian khổ với bao mất mát. |
Một góc không gian của mê cung nghệ thuật. |
Trình chiếu hình ảnh lịch sử và chụp ảnh kỉ niệm với hiệu ứng đặc biệt dành tặng người trải nghiệm. |
Phòng thiền - một căn phòng thiết kế đơn sơ với ba cái ghế và một cái chiếu nhỏ, mùi hương trầm thơm để cho người trải nghiệm bình tâm suy nghĩ sau những hình ảnh đã thấy trong mê cung. |
Chuẩn bị đón tiếp khách và bàn đăng ký. |
Nhà sử học Dương Trung Quốc trả lời phỏng vấn báo chí trước khi buổi giới thiệu chính thức bắt đầu. |
Các bạn trẻ chăm chú theo dõi clip giới thiệu của Dự án nghệ thuật Lần Hồi. |
Ban tổ chức dự án gồn gồm 47 thành viên đều đang là học sinh, sinh viên. Trong đó 14 bạn đang là học sinh THPT các trường: HN-Ams, Thăng Long, Phạm Hồng Thái, Trần Phú... |
Còn lại là sinh viên đến từ các trường: Đại học Ngoại Thương, ĐH KTQD, Đại học KHXHNV, Học viện báo chí tuyên truyền, Học viện ngoại giao, Đại học Kinh doanh Công nghệ HN, ĐH Hà Nội, ĐH Công nghiệp HN, ĐH FPT, ĐH RMIT, cùng 3 bạn ĐH Kiến trúc & 2 bạn ĐH Mỹ thuật. Có 9 bạn sinh năm 96 là ít tuổi nhất và 1 bạn sinh năm 89 là lớn tuổi nhất ban tổ chức. Mọi thành viên trong BTC cùng góp ý tưởng và xây dựng nên mê cung. Ảnh là Diệu An, chủ nhiệm Dự án Nghệ thuật cộng đồng Lần Hồi. |
Một bạn trẻ phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi tham gia trải nghiệm mê cung nghệ thuật. |
Thành viên Hội đồng thẩm, Hội di sản văn hóa Việt Nam đến và chia sẻ cảm xúc về dự án nghệ thuật cộng đồng Lần Hồi. |