Cuộc hội ngộ của “vòng tròn bất tử Gạc Ma” giữa bệnh viện

21/11/2016 10:33
An Nguyên
(GDVN) - Những người lính từng tạo thành vòng tròn bất tử để bảo vệ Gạc Ma năm xưa lại cùng nhau tái hiện sức mạnh đoàn kết ấy ở một nơi ít ai nghĩ đến - bệnh viện.

Những giọt nước mắt mừng tủi ngày trùng phùng, nụ cười chua nghẹn trước cảnh ngộ thương tâm của đồng đội.

Tất cả hòa quyện lại trong những cái bắt tay, ôm chặt của những cựu binh Gạc Ma khi đến thăm đồng đội Dương Văn Dũng (quê Cẩm Lệ, Đà Nẵng), đang điều trị bênh ung thư giai đoạn cuối tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng.

Cháy mãi ngọn lửa Gạc Ma

Gặp lại “tiểu đội” chiến đấu năm xưa, anh Dũng nước mắt giàn giụa, đưa bàn tay gầy gộc ra nắm lấy từng cái bắt tay, khẽ gọi tên từng người.

Đồng đội chiến đấu năm xưa lại về tụ họp bên anh Dũng (người ngồi xe lăn). Ảnh: An Nguyên
Đồng đội chiến đấu năm xưa lại về tụ họp bên anh Dũng (người ngồi xe lăn). Ảnh: An Nguyên

Nhận tin đồng đội đang phải chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo, 6/7 đồng đội năm xưa của anh Dũng đã không quản ngại đường sá xa xôi, từ khắp mọi miền của đất nước về tập hợp đông đủ.

Tướng Thước 28 năm day dứt khi nghĩ về những chiến sĩ bất tử trên đảo Gạc Ma (GDVN) - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước xúc động chia sẻ, ông luôn thấy day dứt mỗi khi nhớ tới 64 chiến sĩ đứng thành vòng tròn bảo vệ đảo Gạc Ma.

Tướng Thước 28 năm day dứt khi nghĩ về những chiến sĩ bất tử trên đảo Gạc Ma

(GDVN) - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước xúc động chia sẻ, ông luôn thấy day dứt mỗi khi nhớ tới 64 chiến sĩ đứng thành vòng tròn bảo vệ đảo Gạc Ma.

Đó là những người lính còn sống sót trên con tàu huyền thoại HQ-604 bị Trung Quốc bắn chìm khi cố gắng bảo vệ đảo Gạc Ma (Trường Sa) năm 1988.

Cựu binh Trương Văn Hiền (Đắc Lắc) xúc động nhớ lại, hồi đó, cả anh và Dũng đều bị bắt đưa về giam cầm ở bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Suốt một thời gian dài bị biệt giam, chịu đựng đủ thứ, ai cũng kiệt sức.

“Hơn 3 năm bị giam, chín anh em đã cùng nương tựa vào nhau để vượt qua mọi khổ ải, động viên nhau sống tiếp. Ai cũng ngóng chờ ngày được trở về với quê hương, đất mẹ” anh Hiền chia sẽ.

Gác lại những bộn bề vất vả cuộc sống mưu sinh, anh Nguyễn Văn Thống (Bố Trạch, Quảng Bình) xách ba lô lên đường vào Đà Nẵng từ sớm ngay khi tin đồng đội đang cận kề sinh – tử.

Ông Đặng Công Ngữ (thứ ba từ phải sang) - nguyên Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa tặng hoa cho các cựu binh Gạc Ma. (Ảnh: An Nguyên)
Ông Đặng Công Ngữ (thứ ba từ phải sang) - nguyên Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa tặng hoa cho các cựu binh Gạc Ma. (Ảnh: An Nguyên)

Cũng như bao cựu binh khác, ngày trở về, anh Thống mang trong mình những vết thương sâu hoắm của bom đạn kẻ thù. Nó vẫn hành hạ anh mỗi khi trái gió, trở trời.

“Nghe tin nó gặp nạn, ai cũng lo lắng. Từng cùng nhau ở giữa lằn ranh sự sống, cái chết, giờ là lúc nó đang cần đồng đội nhất” anh Thống nói.

Ảnh: Những người lính Gạc Ma xúc động tại lễ tri ân đồng đội (GDVN) - Những người đồng đội cũ cúi chào, rồi lặng lẽ thắp nén hương tưởng nhớ 64 liệt sỹ đã hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma 28 năm trước.

Ảnh: Những người lính Gạc Ma xúc động tại lễ tri ân đồng đội

(GDVN) - Những người đồng đội cũ cúi chào, rồi lặng lẽ thắp nén hương tưởng nhớ 64 liệt sỹ đã hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma 28 năm trước.

Vượt gần ngàn cây số từ Nam Định vào, anh Phạm Văn Nhân (thị trấn Rạng Đông, Nghĩa Hưng, Nam Định) bật khóc khi gặp lại đồng đội. Mọi người vẫn gọi đùa anh là “Nhân đào ngũ” để nhắc nhở nhau về những ngày bị giam hãm ở Lôi Châu.

“Hồi đó, tất cả chúng tôi bị giam, không còn khái niệm về thời gian, không gian. Cuộc sống khổ cực nên tất cả gom góp những đồng tiền ít ỏi mà phía Trung Quốc cấp để nhu yếu phẩm đều dành lại cho Nhân tìm đường vượt ngục về nước” cựu binh Trần Thiên Phụng (Đông Hà, Quảng Trị) kể lại.

Nhận nhiệm vụ anh em giao phó, anh Nhân trốn ra khỏi trại với mỗi bộ quần áo độc nhất và vài đồng bạc lẻ do mọi người gom góp. Anh Nhân kể, cứ nhắm hướng Đông rồi xuống hướng Nam mà đi tìm đường về nước.

Khi còn cách biên giới khoảng 70km thì anh bị bắt. “Chuyến đó, tôi đi ròng rã suốt 13 ngày đêm. Tối ngủ bìa rừng, ngày vừa đi vừa xin ăn, xin uống cầm hơi để lấy sức đi tiếp. Không ngờ lại bị bắt lại” anh Nhân nói giọng buồn.

Dù bị biệt giam nhưng anh Nhân vẫn nung nấu ý định vượt ngục tiếp. “Anh em sống trong giam cầm rất khổ sở. Ai cũng nhớ nhà, nhớ quê. Nếu về được với quê hương thì dù có chết, tôi cũng làm”.

Vòng trọn Gạc Ma bên giường bệnh

Trong giờ phút thiêng liêng ấy, “tiểu đội” chiến đấu năm xưa đã một lần nữa khoác lên mình anh Dũng chiếc áo hải quân năm xưa. Cơ thể gầy gò, ốm yếu bởi những đợt hóa trị như được hồi sinh trong vòng tay ấm áp của đồng đội.

Vòng tròn Gạc Ma bất tử năm nào lại được tái hiện bên giường bệnh của cựu binh Dũng. Ảnh: An Nguyên
Vòng tròn Gạc Ma bất tử năm nào lại được tái hiện bên giường bệnh của cựu binh Dũng. Ảnh: An Nguyên

Mân mê vạt áo mà một thời thanh xuân anh đã tận lực cống hiến, đã hy sinh vì một lý tưởng cao đẹp, “còn người là còn đảo”. Trong ánh mắt phờ phạc, đau đớn ấy cũng bừng lên một ngọn lửa, một ý chí như anh đã từng sống và chiến đấu năm xưa.

Ký ức bi hùng của cựu binh Gạc Ma (GDVN) - Hơn 27 năm trôi qua, ký ức bi hùng về trận chiến đẫm máu tại Trường Sa để giữ chủ quyền biển đảo trong những cựu binh Gạc Ma vẫn còn nguyên vẹn.

Ký ức bi hùng của cựu binh Gạc Ma

(GDVN) - Hơn 27 năm trôi qua, ký ức bi hùng về trận chiến đẫm máu tại Trường Sa để giữ chủ quyền biển đảo trong những cựu binh Gạc Ma vẫn còn nguyên vẹn.

Chị Trần Thị Lợi (vợ anh Dũng) chia sẽ: “Mấy hôm nay, anh bị những cơn đau hành hạ, lúc mê lúc tỉnh. Nhưng khi gặp lại đồng đội, anh ấy phấn chấn hẳn lên”.

“Tiểu đội” bảy người của anh Dũng lại quây thành vòng tròn để tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh trong “vòng tròn Gạc Ma” năm nào. Mắt ai cũng ngấn lệ.

Vì sức khỏe yếu nên anh Dũng không thể nói chuyện lâu với đồng đội. Mọi người dìu anh về giường bệnh với những lời căn dặn trước lúc chia tay: “Dũng à, phải mạnh mẽ lên để tiếp tục chiến đấu”, “Ngày xưa súng đạn quân thù còn không sợ, cứng rắn lên Dũng nhé”...

Ông Đặng Công Ngữ, nguyên Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa chia sẽ, buổi gặp gỡ thật xúc động và ý nghĩa. Đây là nguồn động viên cho những người lính đã chiến đấu và ngã xuống vì chủ quyền tổ quốc thiêng liêng.

An Nguyên