Lời tòa soạn: Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thí điểm bỏ công chức, viên chức giáo viên đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội, bởi lẽ chủ trương này sẽ tác động đến hơn 1 triệu giáo viên đang công tác ở khắp mọi miền đất nước.
Hôm 27/5, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, đây là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên việc thực hiện cần phải có lộ trình cụ thể...
Bỏ công chức, viên chức giáo viên là sự tiến bộ trong ngành giáo dục
PV: Quan điểm của Giáo sư như thế nào về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương bỏ công chức, viên chức đối với giáo viên để chuyển sang chế độ hợp đồng?
Giáo sư Đinh Quang Báo: Ngày trước, công chức viên chức là hình thức công việc được đối xử như nhau chỉ có tên gọi khác nhau. Họ vẫn được xem là những người công tác trong bộ máy công quyền.
Đến nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng, công chức và viên chức giống nhau, nhưng thật ra hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.
Chúng ta đã có những tiêu chí rõ ràng để phân biệt hai khái niệm này. Công chức làm việc tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; còn viên chức làm việc ở đơn vị sự nghiệp công lập.
Viên chức làm việc theo chế độ hợp đồng, nguồn lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp.
Giáo sư Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Xuân Trung/giaoduc.net.vn. |
Do vậy, xét ở một khía cạnh nào đó, viên chức vẫn có sự tự do, tự quyết nhất định về nghề nghiệp.
Như vậy, đã là hoạt động nghề nghiệp thì phải xem đó là một sản phẩm giá trị có tính trao đổi, cạnh tranh.
Theo đó, người lao động có quyền bán tài năng và công sức lao động của mình theo thỏa thuận sử dụng lao động và có quyền lựa chọn cho mình một chỗ đứng phù hợp, xứng đáng với năng lực bản thân.
Đây là quan điểm tiến bộ. Do vậy, tôi ủng hộ chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bỏ công chức, viên chức giáo viên.
Trên thực tế, khi đưa ra quan điểm này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gặp không ít quan điểm trái chiều. Theo Giáo sư đâu là nguyên nhân?
Giáo sư Đinh Quang Báo: Tư duy bỏ công chức viên, chức giáo viên giống như việc bỏ chế độ tem phiếu trước đây.
Ban đầu người ta sẽ cảm thấy lo lắng, nhưng sau này
Giáo sư Trần Hồng Quân: Biên chế là cái rọ an toàn cho những người yếu kém |
mới nhận ra rằng, việc bỏ sự bao cấp này là điều cần thiết với sự phát triển kinh tế, xã hội.
Chỉ sau một thời gian ngắn, người ta dần dần quen và chấp nhận sự thay đổi mang tính căn bản đó.
Cũng dễ hiểu khi nhiều người phản ứng với quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bởi từ trước tới nay, giáo viên đã quá quen với sự "bao cấp". Cho nên họ không muốn hoặc chưa quen với tư duy đổi mới của ngành giáo dục.
Hay nói cách dễ hiểu hơn, người ta chưa sẵn sàng chuẩn bị cho sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong ngành giáo dục.
Thậm chí, hiện nay nhiều người còn còn có tư tưởng phải vào bằng được công chức, viên chức, đồng thời sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để đạt được mục đích của mình với hy vọng một sự ổn định lâu dài.
Do vậy, để thay đổi suy nghĩ này trong một sớm một chiều là điều không dễ dàng.
Chủ trương lớn của ngành giáo dục không loại trừ sẽ tạo ra cú sốc tâm lý đối với hàng triệu giáo viên.
Nhiều ý kiến cho rằng, nghề giáo là nghề cao quý, nên cần có cơ chế đặc thù để tạo sự ổn định cho giáo viên yên tâm công tác. Theo Giáo sư, đây có phải là đòi hỏi chính đáng?
Giáo sư Đinh Quang Báo: Chính vì nói nghề giáo là nghề cao quý, nên giáo viên phải được tự do hành nghề trong một môi trường đầy đủ điều kiện phát triển nhất.
Vì là nghề cao quý nên người ta đòi hỏi phải được cống hiến bằng tài năng, và hưởng chế độ đãi ngộ phù hợp theo tài năng của mình.
Cao quý không có nghĩa rằng anh cứ là công chức, viên chức trong ngành giáo dục thì mới là cao quý.
Bỏ công chức viên chức sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong ngành giáo dục
Theo Giáo sư, việc bỏ công chức, viên chức giáo viên có phải là "trận đánh lớn thứ 2" của ngành giáo dục?
Giáo sư Đinh Quang Báo: Đó là quan điểm cá nhân của mỗi người. Nhưng tôi cho rằng đây là chủ trương sẽ làm thay đổi căn bản chất lượng giáo dục.
Triết lý của việc đổi mới này nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên có tài năng, có chất lượng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành công trong đổi mới giáo dục.
Do đó, chúng ta mạnh dạn bỏ công chức, viên chức giáo viên để ngành giáo dục mạnh lên chứ không vì một mục đích cá nhân nào khác.
Tôi nhắc lại, nếu bỏ công chức viên chức, người lao động sẽ có cơ hội cạnh tranh, tiếp cận với môi trường giáo dục phù hợp với năng lực của mình.
Người sử dụng lao động cũng tìm được người phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.
Đó là cuộc cạnh tranh có sự đào thải.
Nhiều giáo viên ở những vùng đặc biệt khó khăn tại huyện Bá Thước (Thanh Hóa) phải tranh thủ soạn giáo án khi trời còn sáng vì điện vẫn chưa về tới bản. Ảnh: Thụy du chụp năm 2014. |
Hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục tư thục được đầu tư, đãi ngộ lớn sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để thu hút nhân lực có chất lượng cao.
Trong cuộc cạnh tranh này, người có tài năng sẽ có vị trí xứng đáng. Giá trị của người giáo viên sẽ được đo bằng tài năng và chế độ đãi ngộ.
Tôi cho rằng, những người có tài năng thực sự họ sẽ rất vui mừng khi đón nhận chủ trương này vì đây là cơ hội để họ khẳng định mình, cống hiến cho xã hội.
Chỉ những người không tự tin về năng lực của mình mới phải lo lắng.
Chắc chắn, trong số hơn 1,2 triệu giáo viên hiện nay, có rất nhiều người đang lo lắng cho vị trí của mình khi chủ trương mới được triển khai.
Việc cạnh tranh tìm kiếm chỗ đứng trong ngành giáo dục, người sử dụng lao động cũng có thể bị đào thải bất cứ lúc nào nếu quản lý yếu kém khiến chất lượng giáo dục đi xuống.
Có ý kiến cho rằng, khi đưa ra chủ trương này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghĩ đến các thầy, cô giáo đang công tác ở vùng hải đảo, biên giới xa xôi, những nơi vùng sâu, vùng xa để có những chính sách đai ngộ hợp lý?
Giáo sư Đinh Quang Báo: Đúng! Đối với những giáo viên công tác trong những hoàn cảnh đặc thù như vậy, Nhà nước nên có cơ chế, chính sách ưu tiên, đãi ngộ nhằm đảm bảo đời sống của giáo viên để họ yên tâm công tác.
Sau giờ giảng bài, giáo viên vẫn tăng gia sản xuất để cải thiện bữa ăn. Ảnh: Thụy Du |
Hay nói cách khác, trong trường hợp này, Nhà nước sẽ giống như một ông hiệu trưởng trường tư thục, tức là phải có chế độ đãi ngộ, thu hút thật hấp dẫn đối với giáo viên.
Nhiều người lo lắng, nếu bỏ công chức viên chức đồng thời giao quyền tự chủ về nhân sự cho Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục rất dễ nảy sinh tiêu cực trong quản lý, tuyển dụng? Giáo sư có giải pháp nào để hạn chế sự lạm quyền (nếu có) trong việc tuyển dụng này không?
Giáo sư Đinh Quang Báo: Nếu bỏ công chức, viên chức giáo viên, giao quyền tự chủ nhân sự cho Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục thì cũng nên thực hiện chế độ hợp đồng với Hiệu trưởng, để tạo ra sự cạnh tranh công bằng.
Điều này rất quan trọng bởi người được giao nhiệm vụ
Biên chế hay Hợp đồng thì thầy cô tốt vẫn được cả xã hội kính trọng |
tuyển dụng nếu không quản lý tốt, thì không thu hút được giáo viên, học sinh.
Theo đó, bản thân cơ sở giáo dục đó cũng sẽ gặp khó khăn trong quá trình hoạt động. Khi đó, trách nhiệm chính thuộc về lãnh đạo nhà trường.
Mặt khác, khi giao trách nhiệm về nhân sự, khoán chất lượng giáo dục cho Hiệu trưởng, thì họ có muốn tuyển dụng lao động theo mối quan hệ thân hữu, tiền bạc... cũng khó, bởi trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường đã gắn liền với chất lượng giáo dục.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần có quyền để loại bỏ Hiệu trưởng nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Vậy, theo Giáo sư, cơ chế tài chính khi chuyển hình thức công chức, viên chức giáo viên sang hợp đồng lao động sẽ thay đổi như thế nào?
Giáo sư Đinh Quang Báo: Tôi nghĩ, Nhà nước vẫn đầu tư ngân sách cho giáo dục, nhưng đầu tư trên đầu học sinh.
Trường nào có chất lượng tốt, thu hút được nhiều học sinh thì đầu tư theo số lượng đó. Hay nói cách khác, trường nào đào tạo được nhiều nhân lực có chất lượng thì được trả nhiều tiền và ngược lại.
Thậm chí cũng phải tính đến chuyện đầu tư cho các cơ sở giáo dục tư thục có chất lượng cao, bởi lẽ người ta đào tạo nhân lực có chất lượng cho xã hội sử dụng vì sự phát triển chung, chứ không phải đào tạo nhân lực để nhà trường đó dùng.
Còn điều khiến Giáo sư phân vân trước quan điểm mới này của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Giáo sư Đinh Quang Báo: Tôi nghĩ, công chức, viên chức giáo viên là sản phẩm của một thời kỳ, một cơ chế cũ.
Cơ chế tạo ra họ thì cơ chế phải có trách nhiệm giải quyết tồn đọng.
Chúng ta không thể đột ngột thay thế cơ chế cũ bằng
Chuyện ghi ở ngôi trường "đặc biệt" không có giáo viên nữ |
một cơ chế mới khi chưa đưa ra được lộ trình, kế hoạch phù hợp.
Hay nói cách khác, cơ chế phải có tính kế thừa, nhân văn, phù hợp chứ không thể triệt đường sống của người ta một cách vội vã được, nhất là đối với những người đã cống hiến nhiều năm trong ngành giáo dục.
Tôi chắc rằng, khi thực hiện chủ trương này, sẽ nhiều người sẽ lâm vào tình trạng mất việc vì năng lực không đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Do vậy, Nhà nước cũng cần tính toán tới việc hỗ trợ tài chính trong thời gian giáo viên chuyển đổi việc làm.
Hoặc nếu vì tính chất công việc thay đổi phải tạo điều kiện cho giáo viên được bồi dưỡng để người ta đủ sức cạnh tranh trong thị trường lao động nhằm tìm kiếm chỗ đứng.
Xin cảm ơn Giáo sư về cuộc trao đổi này!