Đại học Mỹ tổ chức hội nghị mô phỏng vấn đề Biển Đông?

03/10/2014 09:36
Đông Bình
(GDVN) - Hội nghị mô phỏng kiểu này có thể cung cấp phương pháp mới cho giải quyết hiệu quả tranh chấp Biển Đông, cho dù bị Trung Quốc phá hoại đàm phán...
Tàu khu trục tên lửa Côn Minh Type 052D xuất hiện ở quân cảng Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu khu trục tên lửa Côn Minh Type 052D xuất hiện ở quân cảng Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Trang mạng tạp chí "The National Interest" Mỹ gần đây đăng bài viết "Khủng hoảng Biển Đông: Không thể giải quyết?" của Scott Cheney Peters, người sáng lập Trung tâm nghiên cứu an ninh hàng hải quốc tế (CIMSEC), sĩ quan tác chiến mặt đất lực lượng dự bị Hải quân Mỹ.

Bài viết cho rằng, trên bàn đàm phán, đại diện Trung Quốc đã phê phán cái mà Bắc Kinh gọi là "hành động mạo phạm" của người Mỹ.

Nhưng, đây không phải là một hội nghị tại Diễn đàn khu vực ASEAN tổ chức ở Myanmar vào tháng 8. Mà là một hội nghị mô phỏng vấn đề Biển Đông tại Học viện nghiên cứu cao cấp các vấn đề quốc tế, Đại học Johns Hopkins.

Theo bài viết, những người tham gia hội nghị lần lượt đại diện cho các nước đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông, Mỹ và nước đòi hỏi chủ quyền "tương đối ôn hòa" Indonesia. Những người tham dự hội nghị cố gắng đạt được một Tuyên bố chung bao hàm các lợi ích khác nhau của các bên, đồng thời cung cấp kỹ năng đàm phán và phương án giải quyết xung đột.

Tàu khu trục tên lửa Côn Minh Type 052D xuất hiện ở quân cảng Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina TQ)
Tàu khu trục tên lửa Côn Minh Type 052D xuất hiện ở quân cảng Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina TQ)

Điều làm cho vấn đề trở nên phức tạp là, đàm phán cũng đã bổ sung thêm bối cảnh Trung Quốc xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp) trong “vùng đặc quyền kinh tế” của Việt Nam. Tác giả cho rằng, độc giả có thể sẽ quan tâm đến 5 quy tắc dưới đây:

1. Ảnh hưởng đến ổn định châu Á của Trung Quốc xem ra không đáng tin cậy

Tác giả đóng vai đại diện Việt Nam tìm cách ngăn chặn Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp), đồng thời đã nhận được cam kết không xâm phạm chủ quyền quốc gia Việt Nam trong tương lai trên cơ sở các nguyên tắc luật pháp quốc tế được công nhận. Đối với tiểu ban đàm phán Trung Quốc, đây là điều không thể làm được.

Nhưng, trước khi phê phán Mỹ, Trung Quốc thực sự có ý đồ lợi dụng cam kết đầu tư hạ tầng cơ sở một cách mơ hồ để “mua” đại diện Việt Nam. Trung Quốc tuyên truyền rằng, người Mỹ đã gây bất ổn khu vực này và không thể đem lại sự ổn định cho khu vực khác trên Trái đất, người Mỹ "không tin vào luật pháp quốc tế", chỉ quan tâm đến "chủ nghĩa thực dân mới", họ phải chấp nhận “phạm vi ảnh hưởng” tương tự quyền chủ đạo biển Caribbean.

Tác giả cho rằng, từng nhìn thấy ý đồ thiết lập một sự hài hòa châu Á riêng, nhưng giống như ví dụ này, do mối đe dọa kèm theo bị che đậy và các nước láng giềng hầu như có thái độ thờ ơ đối với vấn đề này, ý đồ này cơ bản bị thất bại.

Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 2014 (ảnh tư liệu)
Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 2014 (ảnh tư liệu)

Tác giả bác bỏ quan điểm của Trung Quốc – các khoản đầu tư của họ thường sẽ không thuê người địa phương và dẫn đến rất nhiều thái độ bất bình, so với khả năng một nước ký kết Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, Việt Nam quan tâm hơn đến khả năng nước này tuân thủ các nguyên tắc (tức là không hạ đặt bất hợp pháp một giàn khoan ở như Trung Quốc làm vừa qua) – điều này đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của các nước đòi hỏi chủ quyền.

2. "Wild card" không thể thay đổi được tình hình

Trong giai đoạn chuẩn bị cho hội nghị mô phỏng lần này, tác giả để cho các đồng nghiệp đưa ra "wild card" (lá bài nhiều giá trị) có thể gây sốc cho đàm phán. Kết quả, nghe nói, khoảng cách trong hội đàm của trọng tài Indonesia và cuộc gặp với phía Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận. Nhưng, điều này hoàn toàn không làm thay đổi đàm phán.

Tương tự, tác giả đã đưa ra kiến nghị "hai bên cùng thắng", sau khi "đóng băng" hoạt động xây dựng mới, chủ trương và khai thác tài nguyên, muốn ký kết thỏa thuận cùng phát triển kinh tế, giống như đã làm ở vịnh Bắc Bộ - về bản chất, đây là quy tắc ứng xử của ASEAN khó diễn tả, có thể phản ánh lập trường của Việt Nam.

Trung Quốc khủng bố Việt Nam ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam: Đâm dã man tàu kiêm ngư KN 951 (ảnh tư liệu)
Trung Quốc khủng bố Việt Nam ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam: Đâm dã man tàu kiêm ngư KN 951 (ảnh tư liệu)

Đồng thời, tác giả nhấn mạnh, nếu Mỹ khó có thể duy trì tàu chiến ở khu vực này, cảng nước sâu của vịnh Cam Ranh chỉ có thể đợi đến khi Mỹ quay trở lại mới tiếp tục sửa sang mới hoàn toàn.

Điều không may là, đề nghị hợp tác phát triển đã bị Trung Quốc từ chối thô bạo, giống như phần lớn đề nghị trong quá trình đàm phán. Quy tắc 4 đã giải thích vì sao những "wild card" và đề nghị này không thể làm thay đổi sự tính toán của Trung Quốc.

3. Làm chuyển biến xung đột hoàn toàn không phải luôn có hiệu quả

Indonesia cố gắng tận dụng "làm chuyển biến xung đột" đề xuất biến một phần vùng biển tranh chấp thành khu bảo vệ sinh thái hoặc nghỉ mát.

Tác giả đề nghị Australia và New Zealand là bên thứ ba công bằng để giám sát chương trình quản lý nguồn lợi thủy sản (được đưa ra để bảo vệ các giống loài), cho đến khi giải quyết dứt điểm tranh chấp.

Những ý tưởng này và mong muốn giải quyết hòa bình tranh chấp theo các nguyên tắc luật pháp quốc tế của Việt Nam đều lần lượt "thất bại" do TQ không nhượng bộ, bất chấp pháp luật.

4. Trung Quốc “không mất gì” khi phá hoại đàm phán

Theo tác giả, nguồn gốc chính của nguyên nhân những thất bại này đến từ một sự đánh giá. Do Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy chính sách đe dọa và chiến thuật "gặm nhấm dần dần" của họ hầu như sẽ không đối mặt với bất cứ hậu quả tiêu cực nào, vì vậy họ không có quan tâm đến thay đổi hiện trạng.

Trung Quốc xây đảo nhân tạo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina TQ)
Trung Quốc xây đảo nhân tạo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina TQ)

Nếu Trung Quốc kiên trì lập trường cứng rắn hoặc có lựa chọn tốt hơn so với đàm phán thỏa thuận, thì đàm phán sẽ thất bại. Điều này có nghĩa là, Trung Quốc có thể sử dụng có hiệu quả "quyền phủ quyết", bởi vì họ có thể rút khỏi đàm phán mà không cần lo ngại tổn thất thế nào. Như vậy, trong 6 tiểu ban đàm phán, 5 tiểu ban đều không đưa ra được thông cáo mang tính thực chất là bình thường.

5. "Nếu khi bắt đầu không thành công..."

... Thay đổi định nghĩa thành công. Sau khi có ý định tìm được "thành công nhỏ", trọng tài Indonesia ngày càng cảm thấy chán nản đối với những nội dung khác trong chương trình làm việc "phủ quyết" của Trung Quốc, vì vậy, quyết định đưa ra danh sách công việc "toàn thể - vắng một" mà tất cả các bên đàm phán khác đồng ý.

... Đồng ý để tiếp tục tổ chức hội nghị. Được biết, chúng ta không chỉ đồng ý tiếp tục gặp gỡ, hơn nữa còn phải tổ chức diễn đàn khu vực mới và thảo luận có trọng điểm nghị quyết tranh chấp, sau đó, các sinh viên học quan hệ quốc tế sẽ tích cực cổ vũ. Dù sao, nhưng nhà đàm phàn cần bảo đảm họ giữ được bát cơm.

Bản thân loại mô phỏng này sẽ không giải quyết được vấn đề gai góc, nhưng lại có thể cung cấp phương pháp mới cho giải quyết có hiệu quả tranh cãi kéo dài.

Hạm đội Nam Hải tổ chức tập trận đổ bộ quy mô lớn ở Biển Đông (ảnh tư liệu)
Hạm đội Nam Hải tổ chức tập trận đổ bộ quy mô lớn ở Biển Đông (ảnh tư liệu)
Đông Bình