Đại sứ Malaysia tại Indonesia, Datuk Seri Zahrain Mohamed Hashim. Ảnh The Star. |
Tờ The Malaysian Insider ngày 13/1 đưa tin, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã chọn Malaysia là quốc gia đầu tiên ông đến thăm chính thức ngày 5/2 tới đây kể từ khi nhậm chức. Đại sứ Malaysia tại Indonesia, Datuk Seri Zahrain Mohamed Hashim cho biết.
Ông Zahrain khuyên các ngư dân Malaysia không được phép vi phạm vùng biển Indonesia vì bây giờ Jakarta đang làm nghiêm hơn trong việc thực thi pháp luật. "Cũng giống như ở Malaysia, chúng tôi cũng phải hành động chống tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển của chúng tôi", ông nói.
Zahrain cho rằng các phương tiện truyền thông không nên "đưa tin giật gân câu khách" về các hành động của Indonesia chống lại các tàu cá nước ngoài xâm nhập, vì đó là hoạt động bình thường theo pháp luật. Ông Đại sứ kêu gọi Jakarta thông báo trước cho đại sứ quán Malaysia trước khi xử lý tàu cá nước này vi phạm.
Ba hôm trước, cảnh sát Indoesia đã đánh chìm một tàu cá Malaysia bị cáo buộc đánh bắt trộm trong vùng biển gần đảo Pandan miền Bắc Sumatra. Nhận xét về động thái này, ông Zahrain nói rằng tàu cá Malaysia đã đánh bắt trái phép trong vùng biển Indonesia nên việc Jakarta "xử lý" là bình thường, đúng pháp luật hiện hành.
Xung quanh chính sách gây sốc của Jakarta, tờ The Diplomat ngày 13/1 cho biết, các nhà phê bình nói rằng, trong khi Indoensia muốn làm "một nhà lãnh đạo" trong ASEAN thì hành động của Jakarta dường như đang phá vỡ sự đoàn kết nội khối vốn đang nỗ lực xây dựng Cộng đồng Kinh tế chung vào cuối năm nay.
Một tàu cá mang cờ Việt Nam bị Indonesia đánh chìm hôm 5/12 năm ngoái. |
Chính sách đánh chìm tàu cá láng giềng của Indonesia cùng với những phát biểu gay gắt từ các cố vấn của ông Joko Widodo, và việc Jakarta xem nó như ưu tiên hàng đầu của Bộ Ngoại giao nước này đã dẫn đến một câu chuyện đáng báo động đối với một số nước Đông Nam Á về một Indonesia ngày càng cứng rắn hơn.
Trong khi những lo ngại của Jakarta về nạn đánh bắt trộm cá đôi khi bị thổi phồng, chúng hầu như chỉ là cơn ác mộng kéo dài của các nhà ngoại giao nước này vẫn nhớ về thời kỳ Sukarno, The Diplomat bình luận. Trong khi Indonesia cảm thấy làm như vậy họ sẽ mạnh mẽ hơn, thì người khác lại nhìn thấy sự yếu đuối của Jakarta.
"Indonesia đang đùa với lửa trên Biển Đông"
(GDVN) - Jakarta sẽ cảm thấy thế nào nếu các nước khác trả đũa và đốt cháy tàu cá Indonesia?
Khả năng của Indonesia dù đang phát triển nhưng vẫn còn khá hạn chế. Chính các quan chức Indonesia nhiều lần công khai thừa nhận rằng họ gần như không đủ tàu thuyền và nhiền liệu để tuần tra giám sát vùng biển của mình nên mới phải đánh chìm tàu cá nước ngoài để "răn đe". Điều này lý giải tại sao cho đến nay Jakarta mới chỉ đánh chìm tàu cá các nước láng giềng nhỏ chứ không dám động đến tàu cá các nước lớn hơn như Trung Quốc, The Dilomat lưu ý.
Mặc dù đã có những mối quan ngại được bày tỏ, nhưng những dấu hiệu cho thấy chính sách gây sốc này của Indonesia sẽ vẫn được tiếp tục, thậm chí nó còn được đẩy mạnh. Các nhà ngoại giao Jakarta thì vẫn bận rộn tìm cách dập tắt những lo ngại trong khu vực. Còn ông Joko Widodo tỏ ra có vẻ thất vọng vì "lập trường quyết đoán" của mình "không được thực hiện một cách kịp thời và phù hợp".
Bất kể Jakarta nhất cử nhất động ra sao, khu vực này cũng đều theo dõi một cách cẩn thận. Indonesia chiếm khoảng 1 nửa dân số của Đông Nam Á và 40% sản lượng kinh tế khu vực. Vì vậy ngay cả những gợn sóng nhỏ từ quốc gia này cũng có thể tạo ra các cơn sóng đến các nước láng giềng.
Nhưng các quốc gia ASEAN khác không thể khoanh tay đứng nhìn mãi được. Chính sách gây sốc đánh chìm tàu cá láng giềng của Indonesia có thể khuấy lên các cuộc tranh luận ở láng giềng về đạo đức và tật xấu của việc sử dụng một cách tiếp cận tương tự. Mặc dù áp lực đánh bắt trộm tập trung vào Indonesia nhiều hơn, nhưng đánh cá bất hợp pháp là một vấn đề của cả khu vực chứ không riêng gì Jakarta.