Đỗ Văn Long, Đại tá quân đội Trung Quốc, một học giả theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hiếu chiến. |
Ngày 29/7 hãng tin Kyodo News trích dẫn nguồn tài liệu từ chính phủ Philippines cho biết hải quân Mỹ đã phái máy bay giám sát chống tàu ngầm P-3C hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, đang là tâm điểm tranh chấp của 5 nước 6 bên), tập trung theo dõi các hoạt động quân sự của Trung Quốc, đặc biệt ở khu vực Bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa.
Xung quanh thông tin này, một viên học giả Trung Quốc khá hiếu chiến, theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, Đại tá Đỗ Văn Long đã lên giọng cho rằng, Trung Quốc có thể tiến hành một số cuộc diễn tập đối kháng phản trinh sát và lấy máy bay P-3C của Mỹ làm "bia đỡ đạn", chắc chắn hiệu quả huấn luyện của hải quân Trung Quốc sẽ được tăng cao?! Tuyên bố của ông Long được đưa ra khi trả lời phỏng vấn chương trình "Tiêu điểm hôm nay" của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV hôm 30/9 . Đỗ Văn Long cho rằng trước đây P-3C thường được điều động từ các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản xuống Biển Đông sẽ rất mất thời gian và tốn công sức, nhiên liệu.
Máy bay trinh sát chống tàu ngầm P-3C của Mỹ. |
Nhưng nay nếu Mỹ bố trí P-3C tại căn cứ không quân của Philippines thì bán kính trinh sát của nó hoàn toàn đủ khả năng phủ kín Biển Đông.
Viên Đại tá này cho rằng do P-3C của Mỹ có khả năng trinh sát đặc biệt tốt đối với cả mục tiêu dưới nước lẫn trên mặt biển. Nó có thể thu thập các tín hiệu vô tuyến điện nên mọi hoạt động thương mại hay quân sự của các nước ở Biển Đông, kể cả hoạt động của tàu công vụ các nước đều nằm trong tầm quan sát của nó. Ông Long tiếp tục đặt giả thuyết, nếu Nhật Bản, Philippines và Mỹ liên thủ với nhau xây dựng cơ chế chia sẻ tin tức tình báo thì toàn bộ tin tức tình báo ở Biển Đông, P-3C đều có thể thu thập được, và do đó Mỹ hoàn toàn có cơ hội khống chế Biển Đông. Khi được hỏi Trung Quốc nên phản ứng ra sao trong trường hợp máy
bay giám sát P-3C của Mỹ hoạt động ở Biển Đông và nhằm mục tiêu vào các hoạt động của Trung Quốc, Đỗ Văn Long đưa ra 2 giải pháp. Thứ nhất, ông Long cho rằng Bắc Kinh có khá nhiều kinh nghiệm đối phó với P-3C của Nhật Bản ở Biển Hoa Đông. Trong quá trình P-3C Mỹ trinh sát, các tàu chiến Trung Quốc chỉ cần đổi từ tần số tác chiến sang tần số công cộng thì những tín hiệu nó nhận được là vô giá trị. Thứ 2, viên Đại tá đề xuất, hoạt động huấn luyện phản trinh sát là nội dung quan trọng của hải quân Trung Quốc, chỉ cần xem P-3C của Mỹ là mục tiêu, "bia đỡ đạn" cho hải quân Trung Quốc huấn luyện thì hiệu quả huấn luyện sẽ tăng lên trông thấy.
* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
- Quần đảo Trường Sa sẽ trở thành chiến trường Trung Quốc - Mỹ?
- Thành Homs thất thủ, phiến quân bỏ chạy, quân Assad tấn công Aleppo
- Video: Quân chính phủ Syria tấn công dồn dập tái chiếm thành Homs
- Máy bay do thám Mỹ thường xuyên tuần tra ở Biển Đông, Trường Sa
- Báo TQ đánh lận con đen: Vụ kiện Philippines là nhiệm vụ bất khả thi
- Quân Assad dội tên lửa vào Aleppo, ít nhất 29 người thiệt mạng
- Một xe chở vũ khí của Hezbollah bị đột kích
- Quân Assad nghiền nát thành trì phiến quân Syria sau 2 năm vây hãm
- Phiến quân Syria thất thủ Khalidiya do thiếu vũ khí
- Quân chính phủ Syria tuyên bố tiếp tục giành chiến thắng tại Homs
Hồng Thủy (Nguồn: Hoàn Cầu)