Là bộ phim chính luận với đề tài gai góc là đề cập đến các nhân vật cấp cao, nạn tham nhũng, những tệ nạn của xã hội... nên sau khi phát sóng, bộ phim “Chủ tịch tỉnh” đã giúp khán giả nhìn vào cuộc sống để thấy được những mặt trái, mặt phải của xã hội hiện nay. Nhưng, có một số khán giả cho rằng, nhiều tình huống trong phim chưa hợp logic đời sống, đạo diễn đã không giữ được tính chính luận của bộ phim.
Thậm chí, có ý kiến cho rằng tính chính luận của bộ phim bị pha… cải lương. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với đạo diễn Bùi Huy Thuần và nghe ông chia sẻ suy nghĩ của mình về bộ phim.
- Thưa đạo diễn Bùi Huy Thuần, nhiều ý kiến khán giả cho rằng, “Chủ tịch tỉnh” đã có phần mở đầu ấn tượng nhưng càng về cuối, chuyện phim càng loanh quanh não nề, kéo dài không cần thiết, nhiều tình huống trong phim chưa hợp logic đời sống thậm chí còn cho rằng tính chính luận của bộ phim bị pha… cải lương? Là đạo diễn bộ phim này, ông nghĩ sao?
Thật ra, khi mới phát sóng, “Chủ tịch tỉnh” đã nhận được những phản hồi rất tốt từ dư luận. Đây cũng được coi là bộ phim có tiếng vang, một tương lai sáng lạn cho phim truyền hình Việt Nam.
Về những ý kiến phản hồi từ phía khán giả, tôi đều luôn luôn lắng nghe. Bản thân tôi cũng đã xem đi xem lại nhiều lần và vẫn tiếp tục theo dõi thì thấy có những phân đoạn mình xử lý hơi bị dài. Dự định ban đầu là làm 36 tập, sau khi dựng phát sinh thành 38 tập.
Nhưng, nếu theo như kịch bản ban đầu thì phim này vào khoảng 50 tập, trong quá trình quay chúng tôi đã rút ngắn hơn 10 tập rồi. Tác giả kịch bản là người không quá khó tính nếu không ông ấy đã không đồng ý để cắt đi nhiều tập như thế.
Nếu nói rằng, tính chính luận của bộ phim bị pha… cải lương thì tôi nghĩ quý vị khán giả nên xem trọn bộ phim rồi hãy đưa ra nhận xét như vậy chính xác hơn. Có thể, một số khán giả đã hơi nóng lòng trong cách phê phán, giá như họ đợi đến cái kết cục cuối cùng và xem đạo diễn xử lý như thế nào rồi hãy chê như thế sẽ tốt hơn.
Bản thân tôi nghĩ, đó không phải là “cải lương” mà là đời thường. Trong quá trình làm phim chúng tôi đã cân nhắc rất nhiều, nếu ai ở trong hoàn cảnh đã từng nuôi con nuôi hoặc chứng kiến người nào đó nuôi con nuôi thì sẽ thông cảm và thấu hiểu tại sao cô Cầm cô ấy lại không chịu tiết lộ đứa con nuôi ấy. Bởi vì, rất nhiều gia đình không có công mang nặng đẻ đau nhưng lại nuôi những đứa trẻ khôn lớn. Người Việt Nam mình dù giàu hay nghèo, không ai bỏ bố mẹ cả. Đó cũng là lý do vì sao cô Cầm phải trăn trở rất nhiều và đó cũng là lý do vì sao phim kéo dài để diễn biến tâm lý của nhân vật này được khắc họa rõ nét hơn.
Chúng tôi cũng muốn làm cô đọng, súc tích nhưng nếu vậy thì hình ảnh ông chủ tịch tỉnh Trí Tuệ khô cứng quá vì chỉ xoay quanh công việc của ông ấy. Trong khi đó, một người lãnh đạo thì cũng phải có gia đình, có bạn bè… Là lãnh đạo mà ngay cả gia đình mình, mình không yêu, không quan tâm thì làm sao có thể yêu đất nước và quan tâm đến những người xung quanh…
Là người, đôi lúc cũng có những cái sai, không thể hoàn mỹ được. Đạo diễn cũng như thế thôi. Bất cứ đạo diễn nào cũng đều cảm thấy có những cái mình làm chưa tới, có một cảm giác hơi tiếc nuối, giá như được làm lại thì… Thực ra, để chiều lòng được dư luận là rất khó. Nghề của chúng tôi cũng là nghề làm dâu trăm họ mà.
- Ông có buồn không khi mà nhiều người so sánh “Chú tịch tỉnh” với “Bí thư tỉnh ủy” và cho rằng, phim “Bí thư Tỉnh ủy” đã làm nổi bật được công trạng, đóng góp của ông Kim Ngọc còn phim “Chủ tịch tỉnh” chưa xây dựng được chân dung một nhà lãnh đạo của thời đại mới. Đáng lý bộ phim phải tập trung vào để làm nổi bật tài năng lãnh đạo, cách dùng người, cách điều hành công việc, xử lý tình huống của ông Trí Tuệ để ông thể hiện tài trí của mình thì cuối cùng lại bị phân tán quá nhiều, sa đà vào tình tiết lặt vặt, thương vay khóc mướn cho những sai lầm trong cuộc sống riêng tư của ông Sính (có con riêng), ông Hùng (bị bồ lừa tiền), ông Cường (bị bồ lừa tình)... Những tình tiết đó là chủ ý của đạo diễn?
Thực sự thì tôi không buồn và không quá bận tâm khi “Chủ tịch tỉnh” bị so sánh với “Bí thư tỉnh ủy”. Theo tôi, 2 bộ phim đề cập đến 2 thời kỳ khác nhau, mỗi một thời có một hình mẫu riêng. Thời của anh Kim Ngọc và Trí Tuệ khác nhau rất nhiều.
Thời anh Kim Ngọc, xã hội không lắt léo, đan xen như hiện nay. Còn hiện nay, cơ chế đang bồng bềnh. Nếu ở đầu khán giả cho rằng tài lãnh đạo của ông Trí Tuệ chưa nổi bật thì trong những tập ở nửa cuối sẽ thấy ông ấy rất quyết liệt trong việc xử lý những sai phạm diễn ra ở Đông Giang.
Còn về những tình huống mà khán giả cho rằng, chúng tôi đã sa đà vào những tình tiết lặt vặt như: chi tiết ông Cường - Tổng Biên tập Báo Thời Nay đau khổ khi phát hiện ra cô bồ ca sĩ phản bội, hay cô con gái của ông Tuyến - Bí thư Tỉnh ủy vác cái bụng to tướng sắp đến ngày sinh đi lại trong nhà mà ông bố vẫn không hay biết… Tôi nghĩ khán giả đã không theo dõi xuyên suốt các tập phim. Nếu nói ông Tuyến không biết con gái mình đã mang bầu là không chính xác. Trong tập phim trước đó, ông Tuyến đã được vợ báo tin là con gái mang bầu rồi. Cũng vì chuyện này mà ông ấy đã định từ chức, nhưng vì được các đồng nghiệp và ông Trí Tuệ động viên nên ông ấy đã cân nhắc và tiếp tục ở lại làm việc để giải quyết những vấn đề phức tạp đang diễn ra ở Đông Giang và vực tỉnh này đi lên.
Tương tự, chuyện ông Cường - TBT Báo Thời nay được dành nhiều “đất” để diễn khi phát hiện ra cô bồ phản bội mình, bản thân tôi và anh Phú Thăng, người đảm nhận vai diễn này cũng cho rằng phân đoạn đó hoàn toàn hợp lý. Một người đàn ông bị người phụ nữ gắn bó với mình phản bội thì cũng đau khổ lắm chứ. Với phân đoạn này, phải nói là chúng tôi đã quay rất kỳ công, cảnh quay diễn ra hoàn toàn ở một bãi biển của Hải Phòng.
Thời điểm đó là tháng 12, kiếm được một bãi biển có nhiều lau như vậy là rất khó. Hôm đó, cả đoàn phim làm việc rất vất vả. Tôi còn nhớ như in, khi quay xong cảnh này thì cả đoàn đều mệt rã rời, ai cũng tìm chỗ để ngả lưng và tôi cũng thế. Nhưng vừa nằm được một lát thì bị mấy anh em quay phim vào đánh thức và nói phải làm 1 chén để chúc mừng vì đã hoàn thành được một phân đoạn rất đẹp, rất ưng ý!
- Cũng có ý kiến nói tính cách, nhân phẩm ông chủ tịch tỉnh quá hoàn hảo, ngoài đời ko thể có một vị như thế? Cũng có nghĩa là nhân vật không thật? Ông nghĩ sao?
Tôi có thể khẳng định rằng, người chủ tịch tỉnh mà có tính cách và nhân phẩm như ông Trí Tuệ là có, nhưng thực sự rất ít!
Trong quá trình làm phim, chúng tôi đã quan sát và đi tìm hình mẫu cho nhân vật ông chủ tịch tỉnh. Đúng là rất khó, vì ở mỗi người, được mặt này thì lại không ổn ở mặt kia, ví dụ là người chính trực, liêm khiết thì gia đình lại không hạnh phúc…
Khi xây dựng bộ phim này, chúng tôi cũng rất mong muốn và hi vọng, sẽ có nhiều những vị chủ tịch tỉnh như ông Trí Tuệ. Đây cũng có thể coi là thông điệp của bộ phim này.
Ở trên, ông có nhắc đến từ giá như. Vậy, giá như được làm lại ông sẽ làm thế nào để “Chủ tịch tỉnh” ưng ý hơn?
Giá như được làm lại, tôi sẽ cắt gọn hơn. Có thể, tôi sẽ bỏ bớt một số tuyến nhân vật, và khai thác sâu thêm một số tuyến nhân vật, như vậy sẽ cân đối hơn thời lượng của phim.
Mới đây, giám đốc Đài cũng có đề nghị tôi làm tiếp phần 2 của “Chủ tịch tỉnh”. Về việc này, tôi cũng đang cân nhắc để xem có thể làm tiếp nữa không.
- Xin cảm ơn đạo diễn rất nhiều!
Thậm chí, có ý kiến cho rằng tính chính luận của bộ phim bị pha… cải lương. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với đạo diễn Bùi Huy Thuần và nghe ông chia sẻ suy nghĩ của mình về bộ phim.
Đạo diễn Bùi Huy Thuần. |
- Thưa đạo diễn Bùi Huy Thuần, nhiều ý kiến khán giả cho rằng, “Chủ tịch tỉnh” đã có phần mở đầu ấn tượng nhưng càng về cuối, chuyện phim càng loanh quanh não nề, kéo dài không cần thiết, nhiều tình huống trong phim chưa hợp logic đời sống thậm chí còn cho rằng tính chính luận của bộ phim bị pha… cải lương? Là đạo diễn bộ phim này, ông nghĩ sao?
Thật ra, khi mới phát sóng, “Chủ tịch tỉnh” đã nhận được những phản hồi rất tốt từ dư luận. Đây cũng được coi là bộ phim có tiếng vang, một tương lai sáng lạn cho phim truyền hình Việt Nam.
Về những ý kiến phản hồi từ phía khán giả, tôi đều luôn luôn lắng nghe. Bản thân tôi cũng đã xem đi xem lại nhiều lần và vẫn tiếp tục theo dõi thì thấy có những phân đoạn mình xử lý hơi bị dài. Dự định ban đầu là làm 36 tập, sau khi dựng phát sinh thành 38 tập.
Nhưng, nếu theo như kịch bản ban đầu thì phim này vào khoảng 50 tập, trong quá trình quay chúng tôi đã rút ngắn hơn 10 tập rồi. Tác giả kịch bản là người không quá khó tính nếu không ông ấy đã không đồng ý để cắt đi nhiều tập như thế.
Nếu nói rằng, tính chính luận của bộ phim bị pha… cải lương thì tôi nghĩ quý vị khán giả nên xem trọn bộ phim rồi hãy đưa ra nhận xét như vậy chính xác hơn. Có thể, một số khán giả đã hơi nóng lòng trong cách phê phán, giá như họ đợi đến cái kết cục cuối cùng và xem đạo diễn xử lý như thế nào rồi hãy chê như thế sẽ tốt hơn.
Bản thân tôi nghĩ, đó không phải là “cải lương” mà là đời thường. Trong quá trình làm phim chúng tôi đã cân nhắc rất nhiều, nếu ai ở trong hoàn cảnh đã từng nuôi con nuôi hoặc chứng kiến người nào đó nuôi con nuôi thì sẽ thông cảm và thấu hiểu tại sao cô Cầm cô ấy lại không chịu tiết lộ đứa con nuôi ấy. Bởi vì, rất nhiều gia đình không có công mang nặng đẻ đau nhưng lại nuôi những đứa trẻ khôn lớn. Người Việt Nam mình dù giàu hay nghèo, không ai bỏ bố mẹ cả. Đó cũng là lý do vì sao cô Cầm phải trăn trở rất nhiều và đó cũng là lý do vì sao phim kéo dài để diễn biến tâm lý của nhân vật này được khắc họa rõ nét hơn.
Chúng tôi cũng muốn làm cô đọng, súc tích nhưng nếu vậy thì hình ảnh ông chủ tịch tỉnh Trí Tuệ khô cứng quá vì chỉ xoay quanh công việc của ông ấy. Trong khi đó, một người lãnh đạo thì cũng phải có gia đình, có bạn bè… Là lãnh đạo mà ngay cả gia đình mình, mình không yêu, không quan tâm thì làm sao có thể yêu đất nước và quan tâm đến những người xung quanh…
Là người, đôi lúc cũng có những cái sai, không thể hoàn mỹ được. Đạo diễn cũng như thế thôi. Bất cứ đạo diễn nào cũng đều cảm thấy có những cái mình làm chưa tới, có một cảm giác hơi tiếc nuối, giá như được làm lại thì… Thực ra, để chiều lòng được dư luận là rất khó. Nghề của chúng tôi cũng là nghề làm dâu trăm họ mà.
Chủ tịch tỉnh Trí Tuệ do NSƯT Phạm Cường diễn xuất. |
- Ông có buồn không khi mà nhiều người so sánh “Chú tịch tỉnh” với “Bí thư tỉnh ủy” và cho rằng, phim “Bí thư Tỉnh ủy” đã làm nổi bật được công trạng, đóng góp của ông Kim Ngọc còn phim “Chủ tịch tỉnh” chưa xây dựng được chân dung một nhà lãnh đạo của thời đại mới. Đáng lý bộ phim phải tập trung vào để làm nổi bật tài năng lãnh đạo, cách dùng người, cách điều hành công việc, xử lý tình huống của ông Trí Tuệ để ông thể hiện tài trí của mình thì cuối cùng lại bị phân tán quá nhiều, sa đà vào tình tiết lặt vặt, thương vay khóc mướn cho những sai lầm trong cuộc sống riêng tư của ông Sính (có con riêng), ông Hùng (bị bồ lừa tiền), ông Cường (bị bồ lừa tình)... Những tình tiết đó là chủ ý của đạo diễn?
Thực sự thì tôi không buồn và không quá bận tâm khi “Chủ tịch tỉnh” bị so sánh với “Bí thư tỉnh ủy”. Theo tôi, 2 bộ phim đề cập đến 2 thời kỳ khác nhau, mỗi một thời có một hình mẫu riêng. Thời của anh Kim Ngọc và Trí Tuệ khác nhau rất nhiều.
Thời anh Kim Ngọc, xã hội không lắt léo, đan xen như hiện nay. Còn hiện nay, cơ chế đang bồng bềnh. Nếu ở đầu khán giả cho rằng tài lãnh đạo của ông Trí Tuệ chưa nổi bật thì trong những tập ở nửa cuối sẽ thấy ông ấy rất quyết liệt trong việc xử lý những sai phạm diễn ra ở Đông Giang.
Còn về những tình huống mà khán giả cho rằng, chúng tôi đã sa đà vào những tình tiết lặt vặt như: chi tiết ông Cường - Tổng Biên tập Báo Thời Nay đau khổ khi phát hiện ra cô bồ ca sĩ phản bội, hay cô con gái của ông Tuyến - Bí thư Tỉnh ủy vác cái bụng to tướng sắp đến ngày sinh đi lại trong nhà mà ông bố vẫn không hay biết… Tôi nghĩ khán giả đã không theo dõi xuyên suốt các tập phim. Nếu nói ông Tuyến không biết con gái mình đã mang bầu là không chính xác. Trong tập phim trước đó, ông Tuyến đã được vợ báo tin là con gái mang bầu rồi. Cũng vì chuyện này mà ông ấy đã định từ chức, nhưng vì được các đồng nghiệp và ông Trí Tuệ động viên nên ông ấy đã cân nhắc và tiếp tục ở lại làm việc để giải quyết những vấn đề phức tạp đang diễn ra ở Đông Giang và vực tỉnh này đi lên.
Tương tự, chuyện ông Cường - TBT Báo Thời nay được dành nhiều “đất” để diễn khi phát hiện ra cô bồ phản bội mình, bản thân tôi và anh Phú Thăng, người đảm nhận vai diễn này cũng cho rằng phân đoạn đó hoàn toàn hợp lý. Một người đàn ông bị người phụ nữ gắn bó với mình phản bội thì cũng đau khổ lắm chứ. Với phân đoạn này, phải nói là chúng tôi đã quay rất kỳ công, cảnh quay diễn ra hoàn toàn ở một bãi biển của Hải Phòng.
Thời điểm đó là tháng 12, kiếm được một bãi biển có nhiều lau như vậy là rất khó. Hôm đó, cả đoàn phim làm việc rất vất vả. Tôi còn nhớ như in, khi quay xong cảnh này thì cả đoàn đều mệt rã rời, ai cũng tìm chỗ để ngả lưng và tôi cũng thế. Nhưng vừa nằm được một lát thì bị mấy anh em quay phim vào đánh thức và nói phải làm 1 chén để chúc mừng vì đã hoàn thành được một phân đoạn rất đẹp, rất ưng ý!
- Cũng có ý kiến nói tính cách, nhân phẩm ông chủ tịch tỉnh quá hoàn hảo, ngoài đời ko thể có một vị như thế? Cũng có nghĩa là nhân vật không thật? Ông nghĩ sao?
Tôi có thể khẳng định rằng, người chủ tịch tỉnh mà có tính cách và nhân phẩm như ông Trí Tuệ là có, nhưng thực sự rất ít!
Trong quá trình làm phim, chúng tôi đã quan sát và đi tìm hình mẫu cho nhân vật ông chủ tịch tỉnh. Đúng là rất khó, vì ở mỗi người, được mặt này thì lại không ổn ở mặt kia, ví dụ là người chính trực, liêm khiết thì gia đình lại không hạnh phúc…
Khi xây dựng bộ phim này, chúng tôi cũng rất mong muốn và hi vọng, sẽ có nhiều những vị chủ tịch tỉnh như ông Trí Tuệ. Đây cũng có thể coi là thông điệp của bộ phim này.
Ở trên, ông có nhắc đến từ giá như. Vậy, giá như được làm lại ông sẽ làm thế nào để “Chủ tịch tỉnh” ưng ý hơn?
Giá như được làm lại, tôi sẽ cắt gọn hơn. Có thể, tôi sẽ bỏ bớt một số tuyến nhân vật, và khai thác sâu thêm một số tuyến nhân vật, như vậy sẽ cân đối hơn thời lượng của phim.
Mới đây, giám đốc Đài cũng có đề nghị tôi làm tiếp phần 2 của “Chủ tịch tỉnh”. Về việc này, tôi cũng đang cân nhắc để xem có thể làm tiếp nữa không.
- Xin cảm ơn đạo diễn rất nhiều!
Phúc Chương thực hiện