Nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng trước câu chuyện 61 thí sinh đạt 29,5 điểm nhưng vẫn trượt đại học. Nếu học lực không phải là vấn đề thì gốc rễ nằm ở đâu?
Điểm cao vẫn trượt: Những nguyên nhân chủ quan và khách quan
Trong những ngày vừa qua, các trường đại học trên cả nước lần lượt công bố mức điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển điểm thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có 61 thí sinh đạt tổng 29,5 điểm xét tuyển trở lên nhưng không đỗ nguyện vọng nào. Trong đó, có 60 bạn chỉ đặt duy nhất 1 nguyện vọng, 1 bạn đặt 2 nguyện vọng.
Bên cạnh đó, còn có 69 thí sinh khác cùng đạt 29,5 nhưng cũng trượt hết nguyện vọng 1 do lựa chọn các trường, ngành đều có điểm chuẩn rất cao.
Nói về vấn đề này, đại diện Bộ Giáo dục cho việc thí sinh điểm cao vẫn trượt nguyện vọng do điểm chuẩn tăng, số thí sinh xét tuyển đại học tăng trong khi chỉ tiêu giữ nguyên. Ngoài ra sự dịch chuyển trong xu hướng lựa chọn ngành nghề, điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông cao cũng tác động đến mức điểm trúng tuyển.
Nhiều thí sinh đạt 29,5 điểm trở lên nhưng vẫn trượt nguyện vọng 1 ở các trường đại học. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: Thanh Hùng / VietnamNet. |
Ngoài những nguyên nhân khách quan do điểm chuẩn tăng thì việc không đỗ nguyện vọng nào cũng đến từ những sai lầm khi đăng ký nguyện vọng của các thí sinh. Các em chưa đánh giá đúng mức điểm của mình, năng lực của mình để rồi chọn trường không vừa sức mình hay chủ quan, tự tin quá mức khi đặt cược vào một nguyện vọng duy nhất.
Việc đạt điểm cao vẫn trượt đại học là điều đáng tiếc nhưng xét tuyển đại học là một "cuộc chiến" có tính cạnh tranh cao. Đặc biệt, với sự thay đổi hình thức thi mới như hiện nay, tổ chức thi tại địa phương, các "mưa" điểm 9, 10 trong các kỳ thi, điểm ưu tiên cao... dẫn đến điểm chuẩn tăng cao thì các thí sinh học lực tốt vẫn phải đối mặt với nguy cơ trượt đại học.
Để có thể phân tích, đánh giá đúng năng lực bản thân từ đó đưa ra những lựa chọn ngành đúng đắn hơn hay đơn giản là chừa đường lui cho bản thân như nguyên tắc "không bỏ trứng vào một giỏ" thì các em cần có sự tư vấn, định hướng của cha mẹ và nhà trường.
Tuy nhiên, chuyện định hướng không phải ngày một ngày hai mà nó theo suốt quá trình học tập và rèn luyện của các em, đặc biệt là giai đoạn cấp 3.
Chính vì vậy, phụ huynh cần định hướng cho ngay từ khi con học lớp 9, xác định sớm ngành nghề và môi trường cấp 3 phù hợp.
Làm sao để đảm bảo tương lai cho con?
Chuyện chọn ngành rồi đến chọn trường luôn là mối bận tâm hàng đầu của các cha mẹ, học sinh. Học quá tập trung vào điểm số, thành tích nhưng lại không được định hướng rõ ràng từ đầu thì các em khó chọn được ngành phù hợp khi thi vào đại học.
Không ít phụ huynh, học sinh chỉ quan tâm đến việc định hướng tương lai khi bước vào giai đoạn cuối cấp 3 hay trên giảng đường đại học. Điều này dẫn đến việc chọn ngành vội, chọn sai ngành và câu chuyện quen thuộc lại là trượt đại học, học sai ngành nghề, ra trường không tìm được việc...
Bởi vậy, việc định hướng sớm cho học sinh là vô cùng quan trọng, nó giống như “vẽ đường cho hươu chạy” giúp mỗi cá nhân khoanh vùng được phạm vi nghề nghiệp, xác định rõ ngành học đúng với khả năng và nguyện vọng của mình để theo đuổi.
Đồng thời, sự định hướng sớm từ cha mẹ và nhà trường cũng giúp các em phát huy được điểm mạnh, kiểm soát điểm yếu, tập trung phát triển bản thân và chủ động hình thành lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu rõ ràng.
Định hướng tương lai cho con từ tuổi 15 ngày càng được phụ huynh quan tâm hơn. Ảnh: CEO High School. |
Định hướng tương lai ngay từ lớp 9 sẽ mở đường cho cha mẹ và học sinh chọn được môi trường cấp 3 phù hợp với khả năng, ước mơ của bản thân và đáp ứng được yêu cầu phát triển trong tương lai.
Môi trường cấp 3 định hướng doanh nhân từ tuổi 15
Được vận hành bởi Hệ thống Giáo dục CEO Việt Nam High School, Trường THPT Phạm Ngũ Lão là môi trường cấp 3 đầu tiên đào tạo thế hệ học sinh theo định hướng trở thành doanh nhân tương lai ngay từ tuổi 15. Với triết lý giáo dục phát triển cân bằng “Thân - Tâm - Tuệ”, mỗi học sinh sẽ được học tập và rèn luyện để có thân kỷ luật, tâm yêu thương và tuệ khai phóng.
Bên cạnh mô hình đào tạo khép kín, nhà trường đặc biệt xây dựng và phát triển phương pháp giáo dục cá nhân hóa. Theo đó, mỗi cá nhân sẽ nâng cao tính chủ động, tư duy độc lập, phát huy năng lực và tối ưu được tiềm năng của mình, hiểu tài chính, quy luật tự nhiên, kinh tế - xã hội từ đó xây dựng được mục tiêu và lộ trình phát triển bản thân.
Nhằm giúp học sinh có định hướng nghề nghiệp sớm, bên cạnh các buổi học trên lớp, nhà trường còn tổ chức những buổi ngoại khóa về kinh doanh, 100% học sinh sẽ được tiếp xúc với tư tưởng kinh doanh và được gặp gỡ trực tiếp với các doanh nhân để có trải nghiệm thực tế nhất.
Từ đó, các em sẽ tích lũy được cho mình bài học về định hướng nghề nghiệp trong tương lai, bồi dưỡng thêm các tình huống thực tế về kinh doanh và tài chính trong cuộc sống, xây dựng mục tiêu trở thành doanh nhân trong tương lai.
Trường THPT Phạm Ngũ Lão là môi trường cấp 3 đào tạo thế hệ học sinh theo định hướng trở thành doanh nhân tương lai |
Khi học sinh chọn được một môi trường THPT phù hợp, giúp bản thân định hướng tương lai rõ ràng, được phát huy tố chất năng lực, được nâng cao khả năng tổ chức cuộc sống và đưa ra quyết định thì lúc đó các em sẽ có nhiều cơ hội phát triển ở cấp học tiếp theo và trong tương lai.
Mọi thông tin chi tiết, các quý phụ huynh và học sinh có thể tham khảo TẠI ĐÂY.
Thông tin liên hệ:
Trường THPT Phạm Ngũ Lão vận hành bởi CEO High School
▪️ Địa chỉ: số 2A đường Nam Hồng, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội.
▪️ Email: info@thptphamngulao.edu.vn
▪️ SĐT: 0788 77 66 22