Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học

20/11/2021 06:40
Hải Yến
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Nghề dạy học luôn là nghề cao quý được xã hội tôn vinh như lời Nhà giáo dục học vĩ đại Comenxki: “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học"

Trong không khí ấm áp, trang trọng của ngày hiến chương các nhà giáo, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

Buổi lễ được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quý Thanh – Hiệu trưởng gửi lời chúc mừng 20-11. Ảnh: UEd media

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quý Thanh – Hiệu trưởng gửi lời chúc mừng 20-11. Ảnh: UEd media

Tham dự, có Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quý Thanh – Hiệu trưởng; các Phó Hiệu trưởng: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Thuần, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hương, Tiến sĩ Nguyễn Đức Huy; Chủ tịch Hội đồng Khoa học & Đào tạo, Nguyên Hiệu trưởng sáng lập Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Lộc; Nguyên hiệu trưởng Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Kim Long và tập thể cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên sau đại học.

Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm, Hiệu trưởng Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quý Thanh chúc các thầy/cô, giảng viên, cán bộ, các giáo sinh, học viên sau đại học đang học tập và làm việc trong lĩnh vực giáo dục, các nhà giáo dục tương lai một ngày 20-11 tràn đầy niềm vui, có nhiều sức khỏe, an toàn với dịch bệnh và vượt qua mọi khó khăn thử thách.

Hiệu trưởng nhấn mạnh, mặc dù trong suốt thời gian dài thầy và trò không được gặp mặt trực tiếp, song với sự chuẩn bị kỳ công và trang trọng này, việc tổ chức chương trình theo hình thức trực tuyến sẽ vẫn lan tỏa được không khí tự hào, tôn vinh nghề nghiệp tới các thầy/cô, cán bộ các giáo sinh và học viên của Nhà trường trong ngày Lễ trọng đại này – ngày Lễ hiến chương các nhà giáo.

Để tri ân thầy cô Trường Đại học Giáo dục, các sinh viên, cựu sinh viên đã gửi tới các thầy/cô những tình cảm biết ơn chân thành thông qua các đoạn clip chia sẻ, các tiết mục nghệ thuật đặc sắc.

Trường Đại học Giáo dục cũng vinh danh và trao thưởng cho các giảng viên đạt Giải thưởng UEd’s The Best Teacher 2021. Ảnh: UEd media

Trường Đại học Giáo dục cũng vinh danh và trao thưởng cho các giảng viên đạt Giải thưởng UEd’s The Best Teacher 2021. Ảnh: UEd media

Nhân dịp này, Trường Đại học Giáo dục cũng vinh danh và trao thưởng cho các giảng viên đạt Giải thưởng UEd’s The Best Teacher 2021.

Cuộc thi được tổ chức với mục đích tìm kiếm và tôn binh những giảng viên có thành tích xuất sắc, lan tỏa hình ảnh nhà giáo mẫu mực, nhiệt tình trong công việc; đồng thời, họ là những nhân tố truyển cảm hứng đến đồng nghiệp, sinh viên và học viên sau đại học.

Hiệu trưởng Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quý Thanh chúc các thầy/cô, giảng viên, cán bộ, các giáo sinh, học viên sau đại học đang học tập và làm việc trong lĩnh vực giáo dục, các nhà giáo dục tương lai một ngày 20-11 tràn đầy niềm vui, có nhiều sức khỏe, an toàn với dịch bệnh và vượt qua mọi khó khăn thử thách. Ảnh: UEd media

Hiệu trưởng Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quý Thanh chúc các thầy/cô, giảng viên, cán bộ, các giáo sinh, học viên sau đại học đang học tập và làm việc trong lĩnh vực giáo dục, các nhà giáo dục tương lai một ngày 20-11 tràn đầy niềm vui, có nhiều sức khỏe, an toàn với dịch bệnh và vượt qua mọi khó khăn thử thách. Ảnh: UEd media

Kết quả cuộc thi, Giải Nhất UEd’s The Best Teacher 2021 được trao cho Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Trọng Lưỡng – giảng viên Khoa Quản trị Chất lượng; Giải Nhì cuộc thi được trao cho Tiến sĩ Trần Văn Công – Giảng viên Khoa Các Khoa học Giáo dục và Tiến sĩ Bùi Thanh Hương – Giảng viên Khoa Công nghệ Giáo dục; Giải Ba cuộc thi thuộc về Tiến sĩ Trần Đình Minh – Giảng viên Khoa Công nghệ Giáo dục.

Cũng trong dịp này, Trường Đại học Giáo dục cũng đã tổ chức trực tuyến khai trương Phòng Đa năng Giáo dục nghệ thuật tại khu giảng đường Nhà C0, ký túc xá Mễ Trì.

Phòng Đa năng Giáo dục nghệ thuật được Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Giáo dục đầu tư với các trang thiết bị hiện đại như: hệ thống đàn Piano, đàn organ và các đạo cụ âm nhạc; hệ thống điều hòa, âm thanh, ánh sáng; hệ thống gương, gióng múa; hệ thống tủ chứa đạo cụ âm nhạc, hệ thống tủ đựng đồ cá nhân…

Phòng Đa năng giáo dục nghệ thuật đi vào hoạt động sẽ là không gian nghệ thuật dành cho giảng viên, sinh viên thực hiện các chuyên đề giảng dạy về âm nhạc, nghệ thuật tạo hình và các môn nghệ thuật cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học; Tiếp đón và trò truyện với các chuyên gia, diễn giả nổi tiếng đến chia sẻ và trao đổi văn hóa nghệ thuật nhằm mục tiêu giáo dục cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non, Giáo dục Tiểu học và sinh viên các ngành khác.

Không chỉ dừng lại ở đó, Phòng Đa năng giáo dục nghệ thuật còn là không gian sinh hoạt nghệ thuật chung dành cho giảng viên, sinh viên Trường Đại học Giáo dục trải nghiệm và sáng tạo nên các tác phẩm nghệ thuật: xướng âm, chơi đàn phím, chơi đàn ghi ta, thực hành múa, sáng tạo các loại hình nghệ thuật cho phục vụ giáo dục.

Trong điều kiện không gian và diện tích nhà trường còn hạn hẹp, Phòng Đa năng Giáo dục nghệ thuật với diện tích lớn và các trang thiết bị hiện đại là một sự cố gắng, nỗ lực và ưu ái của lãnh đạo Nhà trường với ngành Giáo dục mầm non, Giáo dục Tiểu học nói riêng và cán bộ, sinh viên Trường Đại học Giáo dục nói chung trong hoạt động nghệ thuật.

Các hình ảnh tư liệu được dựng thành video tri ân các thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

Hải Yến