Đó là con số được Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố tại buổi họp báo về giá điện năm 2010 diễn ra chiều 19-11 tại Hà Nội.
EVN than lỗ triền miên
Theo Bộ Công Thương, tổng sản lượng điện thương phẩm toàn hệ thống thực hiện năm 2010 là 85,674 tỉ kWh; sản lượng điện sản xuất và mua ngoài là 95,472 tỉ kWh; tỉ lệ tổn thất lưới điện truyền tải và phân phối là 10,15%. Tổng doanh thu bán điện năm 2010 là 90.934 tỉ đồng, tương ứng giá bán điện bình quân thực hiện là 1.061,4 đồng/kWh điện thương phẩm. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2010 là 101.096 tỉ đồng, tương ứng với giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2010 là 1.180 đồng/kWh điện thương phẩm.
Năm 2010, sản xuất kinh doanh điện của EVN lỗ 10.162 tỉ đồng, chưa tính đến lỗ/lãi tại các công ty cổ phần điện mà EVN góp vốn. Chi phí còn treo lại chưa được tính hết vào giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN trong năm 2010 bao gồm khoản lỗ chênh lệch tỉ giá là 15.463 tỉ đồng và chi phí tiếp nhận lưới điện nông thôn còn lại là 356 tỉ đồng.
Giải thích nguyên nhân dẫn đến khoản lỗ trên, ông Phạm Lê Thanh, Tổng Giám đốc EVN, cho biết trong năm 2010, do thiếu hụt nguồn nuớc nghiêm trọng nên sản lượng thủy điện thấp, EVN phải huy động các nhà máy chạy dầu và mua điện ngoài với giá cao gấp 3-4 lần giá bán điện bình quân, làm tăng chi phí rất lớn so với kế hoạch chi phí được duyệt trong phương án giá điện năm 2010.
“Ngoài ra, việc chậm tiến độ của một số nhà máy điện, biến động tỉ giá hối đoái, biến động giá nhiên liệu cũng là những nguyên nhân gây lỗ trong sản xuất kinh doanh điện của EVN trong năm 2010” - ông Thanh lý giải thêm.
Thi công một đường dây điện tại TP.HCM. Ảnh: HTD |
Đại diện EVN khẳng định tất cả các hợp đồng mua bán điện của EVN đều có sự kiểm soát của Bộ Công Thương. Mỗi kWh hiện nay EVN lỗ 300 đồng. Do đảm bảo an sinh xã hội nên không được tăng giá, trong khi muốn ra 1 tỉ kWh điện thì phải chi 4.000 tỉ đồng; chỉ cần 3 tỉ kWh chạy dầu là EVN bị lỗ tới gần 10.000 tỉ đồng.
Bộ Công Thương không bật đèn xanh?
Lý giải thêm về chuyện tăng giá điện trong năm 2010, Thứ truởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết năm 2010, phương án được Chính phủ phê duyệt là tăng giá điện so với năm 2009 là 6,8%. Tuy nhiên, giá điện thực tế thực hiện năm 2010 có thể tăng đến 9% so với giá của năm 2009. Ở đây là do cách tính và giá điện hằng năm được điều chỉnh từ ngày 1-3 hằng năm.
Khi xây dựng phương án điều chỉnh giá điện cho năm 2010 thì được tính theo chu kỳ từ 1-3-2009 đến 1-3-2010. Phương án giá điện được duyệt năm 2010 là 1.058 đồng/kWh, nếu chia cho giá bình quân theo chu kỳ trên thì giá thực hiện của năm 2010 tăng 6,8%.
Khi xây dựng phương án điều chỉnh giá điện cho năm 2010 thì được tính theo chu kỳ từ 1-3-2009 đến 1-3-2010. Phương án giá điện được duyệt năm 2010 là 1.058 đồng/kWh, nếu chia cho giá bình quân theo chu kỳ trên thì giá thực hiện của năm 2010 tăng 6,8%.
Trong báo cáo của Bộ Tài chính, nếu tính giá điện từ 1-1-2009 đến 31-12-2010 thì giá được phê duyệt là 1.058 đồng, tương đương tăng lên 9%. Như vậy, việc có hai con số khác nhau là do cách tính. “Ở đây không có gì là khuất tất hay là tại sao có chuyện Bộ Công Thương bật đèn xanh” - Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng khẳng định.
Theo ông Vượng, có một thực tế là không chỉ các nhà máy điện nhỏ và vừa mà cả những nhà máy trung bình cũng đang phải chịu lỗ khi sản xuất, phát điện cho lưới điện quốc gia. Lỗ ở đây không phải chỉ với các nhà máy điện của các nhà đầu tư tư nhân mà ngay cả EVN là tập đoàn của Nhà nước cũng đã phải lỗ hơn 10.000 tỉ đồng.
Trước thực tế đó, đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh thêm, trong năm 2010, giá thành sản xuất kinh doanh điện tính ra là 1.080,4 đồng, trong khi đó giá bán bình quân cho người tiêu thụ cuối cùng mới chỉ 1.061 đồng.
Như vậy, nếu tính gộp lại, hầu hết DN trong ngành điện đều bị lỗ. DN càng phát điện nhiều bao nhiêu càng lỗ bấy nhiêu. Do đó, Chính phủ mới cho phép Bộ Công Thương điều chỉnh giá điện theo thông số đầu vào cơ bản gồm giá nhiên liệu, tỉ giá, cơ cấu phát điện.
Như vậy, nếu tính gộp lại, hầu hết DN trong ngành điện đều bị lỗ. DN càng phát điện nhiều bao nhiêu càng lỗ bấy nhiêu. Do đó, Chính phủ mới cho phép Bộ Công Thương điều chỉnh giá điện theo thông số đầu vào cơ bản gồm giá nhiên liệu, tỉ giá, cơ cấu phát điện.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cũng cho biết mục tiêu lâu dài trong điều chỉnh giá điện là để các nhà máy sản xuất điện có được một mức lãi phù hợp, từ đó kêu gọi được nhà đầu tư vào các dự án điện. Đến thời điểm này, không có chuyện lợi ích nhóm trong giá điện “bởi Bộ đang điều hành giá điện ở một mức mà người tiêu dùng có thể chấp nhận được. Cũng chính vì chính sách đó nên giá điện bán ra hiện nay đang thấp hơn so với giá thành sản xuất”.
Lỗ nhưng lương vẫn cao
Ông Phạm Lê Thanh nói đây là lần đầu tiên EVN bị lỗ và đơn vị này đang có chủ trương thoái vốn toàn bộ phần kinh doanh ngoài ngành, trong đó trước mắt theo chỉ đạo của Thủ tướng, EVN Telecom sẽ sáp nhập với Viettel. Hiện tại Viettel và EVN Telecom đang tiến hành rà soát để báo cáo Thủ tướng Chính phủ có quyết định chính thức trong thời gian tới.
Còn lĩnh vực bất động sản, chỉ có công ty con đầu tư khoảng vài tỉ đồng, không đáng kể. “Bên cạnh đó, EVN sẽ có kế hoạch thoái vốn đối với mảng ngân hàng, chứng khoán. Trong vài năm tới, về cơ bản sẽ thoái vốn xong” - ông Thanh nói.
Còn lĩnh vực bất động sản, chỉ có công ty con đầu tư khoảng vài tỉ đồng, không đáng kể. “Bên cạnh đó, EVN sẽ có kế hoạch thoái vốn đối với mảng ngân hàng, chứng khoán. Trong vài năm tới, về cơ bản sẽ thoái vốn xong” - ông Thanh nói.
Trước thông tin ngành điện kêu lỗ nặng nhưng lương của cán bộ, công nhân viên vẫn cao, ông Thanh cho biết lương bình quân của EVN năm 2009 là 7,3 triệu đồng/tháng. “Lương lãnh đạo và tổng thu nhập của một số cán bộ có thể cao, do đó cần phải nói rõ xem lương hay tổng thu nhập” - ông Thanh nói.
Trong Tổng sơ đồ điện VI, đầu tư trong truyền tải chỉ đạt 50%, dẫn đến tình trạng có nhà máy nhưng vẫn xảy ra hiện tượng thiếu điện. Năm 2012, nếu không đầu tư mạnh hơn thì cả nước đủ điện nhưng riêng Hà Nội sẽ bị cắt điện. Đường dây điện Vân Trì - Sóc Sơn, Hà Đông - Thành Công đang dang dở do giải phóng mặt bằng chậm. Ngoài ra, Tổng Công ty Truyền tải điện đang thiếu tiền nghiêm trọng nên không đủ vốn để tiếp tục đầu tư.
ÔngPHẠM LÊ THANH, Tổng Giám đốc EVN
Mức lỗ trong năm 2010 cộng với nợ của EVN chưa trả cho TKV và PVN khoảng trên 11.000 tỉ đồng. Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo hạch toán lỗ và chỉ có thể hạch toán vào giá điện chứ không còn có thể hạch toán vào đâu được. Bởi nguyên tắc EVN chỉ thực hiện sản xuất kinh doanh điện. Lỗ do giá bán thấp hơn giá thành, đương nhiên lỗ của tập đoàn này sẽ được hạch toán vào giá điện trong những đợt điều chỉnh thời gian tới.
Ông HOÀNG QUỐC VƯỢNG,Thứ trưởng Bộ Công Thương
TRÀ PHƯƠNG/Pháp luật TPHCM