Cụ thể, chủ đề Bổ trợ tư pháp với đề mục Đấu giá tài sản và Trợ giúp pháp lý; chủ đề Hình sự với đề mục Hình sự; chủ đề Kế toán, kiểm toán gồm đề mục Kế toán và đề mục Kiểm toán độc lập; chủ đề Thống kê với đề mục Thống kê.
Cổng thông tin điện tử pháp điển. Ảnh: baochinhphu.vn |
24 đề mục thuộc 14 chủ đề khác gồm: 1- Biên giới quốc gia; 2- Phòng, chống khủng bố; 3- An toàn thông tin mạng; 4- Viên chức; 5- Điện lực; 6- Hợp tác xã; 7- Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; 8- Thủy lợi; 9- Thú y; 10- Hải quan; 11- Đo đạc và bản đồ;
12- Khoáng sản; 13- Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; 14- Hoạt động viễn thám; 15- Báo chí; 16- Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; 17- Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân;
18- Thể dục, thể thao; 19- Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; 20- Trưng cầu ý dân; 21- Dược; 22- Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; 23- Điều kiện sản xuất mỹ phẩm; 24- Quản lý trang thiết bị y tế.
Chính phủ yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan liên quan thực hiện việc sắp xếp các chủ đề: Bổ trợ tư pháp; Hình sự; Kế toán, kiểm toán; Thống kê và 24 đề mục nêu trên vào Bộ pháp điển; đăng tải kết quả pháp điển điện tử lên Cổng thông tin điện tử pháp điển; phổ biến, tuyên truyền về kết quả pháp điển.
Các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan liên quan trong phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan mình thực hiện phổ biến, tuyên truyền, giới thiệu kết quả pháp điển đến đối tượng chịu sự tác động của các quy phạm pháp luật thuộc các chủ đề: Bổ trợ tư pháp; Hình sự; Kế toán, kiểm toán; Thống kê và 24 đề mục nêu trên.
Trường hợp có văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới thuộc các chủ đề: Bổ trợ tư pháp; Hình sự; Kế toán, kiểm toán; Thống kê và 24 đề mục nêu trên, cơ quan thực hiện pháp điển phối hợp với Bộ Tư pháp kịp thời cập nhật quy phạm pháp luật mới và loại bỏ những quy phạm pháp luật hết hiệu lực ra khỏi Bộ pháp điển theo quy định.